Văn hoá nghệ thuật
TRẦN ĐÌNH SỬTôi có duyên làm quen với Trần Hoàng Phố đã hai chục năm rồi, kể từ ngày vào dạy chuyên đề thi pháp học ở khoa Văn Đại học Sư phạm Huế đầu những năm 80. Hồi ấy anh đã là giảng viên nhưng theo dõi chuyên đề của tổi rất đều, tôi biết anh rất quan tâm cái mới. Sau đó tôi lại tham gia Hội đồng chấm luận án tiến sĩ của anh, được biết thêm anh là một người đọc rộng, uyên bác.
TRẦN THUỲ MAI(Đọc tập thơ "Quê quán tôi xưa" của Trần Hoàng Phố, NXB Thuận Hoá - Huế 2002)
NGUYỄN KHẮC PHÊNhà văn Nguyễn Quang Hà, trong lời bạt cuốn tiểu thuyết mượn câu thơ nổi tiếng của nhà thơ Cao Bá Quát (“Trường giang như kiếm lập thiên thanh”) làm nhan đề, đã xem đây là “những kỷ niệm đầy yêu thương suốt dọc đường chiến tranh” của mình.
VỌNG THẢO(Về tập sách "Vì người mà tôi làm như vậy" của Hà Khánh Linh – NXB Hội Nhà văn – 2002)
Thân phận con người trong truyện ngắn
NGUYỄN THỊ GIANG CHIF.Kafka là một trong những nhà văn lớn nhất của thế kỷ XX, một hiện tượng văn học rất phức tạp, có ảnh hưởng rộng lớn đối với tiến trình phát triển của văn học thế giới, đặc biệt là ở phương Tây.
LTS: Phan Đăng Lưu là một nhà cách mạng tiền bối, tiêu biểu của Đảng từng hoạt động ở Huế và có ảnh hưởng lớn đến trí thức văn nghệ sĩ yêu nước thời bấy giờ. Chính nhà thơ Tố Hữu cũng đã thổ lộ điều đó trong bài thơ Quê me (Anh Lưu anh Diểu dạy con đi).Nhân 100 năm ngày sinh Phan Đăng Lưu (5.5.1902 – 5.5.2002), Sông Hương xin trân trọng giới thiệu một số tư liệu về đồng chí, đặc biệt là bức Thư viết từ khám tử hình – bức thư mang đặc trưng "đa nghĩa" của một tác phẩm văn học nên nó đã vượt qua được sự kiểm duyệt khắt khe của kẻ thù.
PHÙNG QUÁN... Vì vậy mà có sự rung động bí mật của ý nghĩ, khiến nhà bác học trở thành người thần bí, và thi sĩ thành đấng tiên tri.                                                    (Victor Hugo - Lao động biển cả).
YÊN CHÂU(Đọc “Gặp lại tuổi hai mươi”(*) của Kiều Anh Hương)Ngay bài thơ in đầu tập “Vùng trời thánh thiện” có hai câu đã làm tôi giật mình, làm tôi choáng ngợp:                “Những lo toan năm tháng đời thường                Như tấm áo chật choàng lên khát vọng”
VỌNG THẢO... " Đôi trai gái đến nhót từ trong thau ra mỗi người một con cá ngậm ngang mồm, trút bỏ áo quần, trần truồng dắt tay nhau xuống nước. Hai con cá ấy là lễ vật dâng Thần Đầm. Chúng sẽ chứng kiến cái giờ phút linh thiêng hòa nhập làm một của đôi vợ chồng mới cưới, ngay trong lòng nước... Cuộc giao phối xong, đôi trai gái mới được há miệng. Hai chú cá liền bơi đi...".
VŨ NGỌC KHÁNH.(Đọc sách Phan Bội Châu- Toàn tập do Chương Thâu sưu tầm, biên soạn. Nhà xuất bản Thuận Hoá và Trung tâm Văn hoá Ngôn ngữ Đông Tây- 2000)
Gặp lại người lính năm xưa trên chiến trường Trị Thiên
NGUYỄN QUANG HÀRa Hà Nội mùa thu này tôi muốn đến thăm anh Lê Khả Phiêu. Những ngày anh đương chức, đến, người ta nghĩ mình cơ hội. Nhưng nay anh đã nghỉ, đến thăm là nghĩa tình đời. Lòng mong muốn ấy của tôi, được anh chấp nhận và hẹn giờ gặp.
VỌNG THẢO(Đọc “Quỷ trong trăng’ của Trần Thuỳ Mai)Đối với người cầm bút, trong những ý niệm thuần khiết nhất của trí tưởng tượng, mỗi người đều có những nhận thức và ám ảnh khác nhau. Riêng Trần Thuỳ Mai, ý niệm thuần khiết trong trí tưởng tượng của chị là một bến bờ xa vắng, nơi ẩn chứa những hạn cuộc huyễn hoặc và khát khao tận cùng trước giả, thật cuộc đời. Đó cũng là điều chị đã gửi gắm trong tập truyện mới: “Quỷ trong trăng” (NXB Trẻ - 2001), tác phẩm văn xuôi được giải tặng thưởng hàng năm của Liên hiệp Hội VHNT Thừa Thiên Huế.
NGUYỄN THỊ LÊ DUNGBao đời nay, thơ vẫn là một hằng số bí ẩn bảo lưu chất trẻ thơ trong tâm hồn con người. Nó gắn với đời sống tâm linh mà tâm linh thì không hề có tuổi, do vậy, nên dù ở chu kì sinh học nào, người ta cũng sống với thế giới thi ca bằng trái tim không đổi màu.
Lễ kỷ niệm 25 năm Sông Hương: Cháy bỏng những tấm lòng vì văn nghệ cố đô
Rất nhiều hoa, rất nhiều nụ cười đã hiện diện một cách cởi mở và đầm ấm trong buổi chiều ngày 18.7.2008 tại Trung tâm Du lịch và Dịch vụ Festival - Huế, nơi diễn ra Lễ kỷ niệm 25 năm Tạp chí Sông Hương phát hành số báo đầu tiên (1983-2008).
HỒ THẾ HÀĐến nay, Tạp chí Sông Hương đã tròn một phần tư thế kỷ (1983-2008) kể từ số đầu tiên được ra mắt bạn đọc. Hai mươi lăm năm đủ để vui buồn ôn lại những chặng thác ghềnh và phẳng lặng của một dòng sông từ nguồn ra biển.
Tiến lên kỳ đài, hạ cờ vàng quẻ ly, treo cờ đỏ sao vàng
ĐẶNG VĂN VIỆTKỷ niệm 63 năm Cách mạng Tháng TámSau ngày đảo chính (9-3-1945), Nhật lật đổ Pháp. Phong trào Việt Minh như một luồng gió mạnh, thổi từ miền Bắc vào miền Trung, miền Nam, thức tỉnh lòng yêu nước, thương nòi của người dân đất Việt, thúc giục mọi người sẵn sàng để chớp thời cơ, giành lại chính quyền về tay nhân dân.
Người muôn năm cũ
TRẦN THÙY MAIThuở trước, mỗi đêm cuối năm, anh Hải Bằng bao giờ cũng đến thăm trụ sở Hội Văn nghệ, rồi túc tắc ngự trên chiếc xe babeta màu đỏ, ghé thăm nhà bạn bè thân hữu đó đây trước khi quay về để kịp đón giao thừa.
NGUYỄN QUANG HÀCuối cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, cả nước xôn xao về vụ án Trần Dụ Châu.
NGUYỄN KHẮC PHÊTrong một cuộc vui gần đây, nhân nhắc đến việc bình chọn các nhân vật, sự kiện nổi bật trong năm trên báo chí, có ý kiến phong cho nhà văn Hồng Nhu là người đạt nhiều cái “nhất” nhất trong làng văn ở Huế.
TRẦN THỊ TRƯỜNG - Chúng ta lại thắng rồi. Thỉnh thoảng lão lại reo lên như thế khi bất chợt gặp một người mà lão coi là bạn. Lão nói câu ấy cả khi lão đang thoi thóp trên giường bệnh, miệng méo xệch lão nói một cách khó khăn nhưng vừa nói lão vừa cười khiến cho người ta yên tâm là lão bắt đầu sống trở lại, cái chết còn lâu mới quật được lão.
Trang 52/56
1 ...50 51 5253 54 ...56