Văn hoá nghệ thuật
Báo chí với “đường dây”
07:15 | 28/07/2014

NGÔ KHA

Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cơ quan Tuyên huấn và các tờ báo kháng chiến của tỉnh có mối quan hệ mật thiết, chặt chẽ với ngành đường dây. Theo sự phát triển của tình hình, về sau ngành đường dây thay đổi tên gọi là giao bưu (giao thông liên lạc và bưu điện).

Báo chí với “đường dây”
Minh họa: Nhím

Những năm đầu chống Mỹ, khó khăn nhất, các bộ phận thuộc văn phòng Tỉnh ủy, chỉ có một số trạm đường dây và nhà in phục vụ với sự chỉ đạo của tỉnh và các huyện, thành phố. Đường dây chính là cơ quan phát hành báo chí, thông tin suốt giai đoạn chống Mỹ cứu nước Thừa Thiên Huế.

Báo Thng Nht - tiếng nói của những người kháng chiến cũ tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 1954 - 1959, mỗi tháng ra một số, cùng những lời kêu gọi của Tỉnh ủy chống lại các chính sách tố cộng, diệt cộng, kêu gọi đoàn kết đấu tranh đòi hiệp thương tổng tuyển cử... Qua các đoạn đường dây khó khăn, nguy hiểm đã đến với cơ sở, thức tỉnh tinh thần yêu nước của các tầng lớp nhân dân. Báo Gii phóng Tha Thiên, báo C gii phóng Huế, báo Vùng Lên của Thành đoàn Thanh niên Nhân dân cách mạng Huế phát hành đến các địa phương, đơn vị và theo đường dây thành phố vào vùng ven, Nội thành. Cùng lúc ở khu có báo Quân gii phóng Tr Thiên Huế

Tỉnh có nhà in Sao Vàng, thành phố có nhà in Sông Hương, vừa in báo trong hoàn cảnh khó khăn thiếu thốn về phương tiện và đời sống nhưng in xong báo là tiếp tục công việc đóng gói mang ra đường dây chuyển về các địa chỉ trong tỉnh, và các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Nội...

Đường dây còn chuyển các lời kêu gọi đồng khởi năm 1964, chính sách Mặt trận đối với vùng giải phóng, chính sách với binh lính, công chức chính quyền Sài Gòn...

Năm 1967, khu Trị Thiên Huế thay đổi về tổ chức, thành phố Huế trực thuộc khu, có tờ báo C Gii phóng và nhà in Sông Hương, số lượng mỗi số tăng, đường dây phát hành đến tận các địa phương, đơn vị an toàn.

Từ năm 1965 đến 1967, báo chí yêu nước của sinh viên, trí thức, văn nghệ sĩ phát hành ở Nội thành kêu gọi, tập hợp lực lượng chống Mỹ và tay sai, theo đường dây lên căn cứ phục vụ chỉ đạo, nghiên cứu sử dụng thông tin của lãnh đạo, Ban Tuyên huấn và báo C Gii phóng.

Báo Nhân Dân từ Hà Nội là nguồn cung cấp thông tin rất quý báu về sự chỉ đạo của Đảng, phong trào của nhân dân là chỗ dựa cho những người làm báo chiến trường, đã vượt qua khó khăn giao thông, chiến tranh đến với cán bộ, đảng viên, chiến sĩ ở tiền tuyến.

Báo xuất bản từ Sài Gòn đến Huế rồi từ Huế theo đường dây lên chiến khu. Báo chí từ Sài Gòn chỉ các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Tỉnh ủy, Ban Tuyên huấn đọc để chỉ đạo công tác đấu tranh cách mạng. Tuy nhiên ngoài tin chiến sự, chính sự theo luận điệu của chính quyền Sài Gòn, một số tờ báo cũng có thông tin về văn hóa - xã hội của miền Nam và các nước.
 

Ảnh Ngô Kha (phải) và Tô Nhuận Vỹ ở rừng kháng chiến Tây Thừa Thiên

Báo chí và đường dây đã phục vụ tích cực công tác thông tin - tuyên truyền trong cuộc Tổng tiến công nổi dậy Xuân 1968 ở Trị Thiên Huế. Các báo C Gii phóng và báo Vit Nam - Việt Nam (in rô nê ô) do các anh Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân phụ trách đã phát hành vào Nội thành Huế, được dán lên các bức tường thành, trường học, nơi công cộng ở các khu phố.

Trong lúc thực hiện nhiệm vụ chính trị của các đội công tác thông tin tuyên truyền, ở Gia Hội đã thành lập Đội Tuyên truyền phát thanh, ra bản in trong những ngày tấn công nổi dậy.

Sau Tết Mậu Thân, cũng như tình hình chung, công tác báo chí - thông tin - tuyên truyền ở Thừa Thiên Huế gặp nhiều khó khăn. Dù vậy lãnh đạo thành phố vẫn quyết định ra tờ báo Cu ly quê hương của Liên minh các lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình thành phố Huế do Hoàng Phủ Ngọc Tường chủ bút.

Vào khoảng tháng 9/1969, địch càn quét lên căn cứ, phá nát cơ quan Tuyên huấn và nhà in Sông Hương. Tài sản Ban Tuyên huấn bị mất là máy chữ, máy ảnh, còn nhà in mất sạch cả phương tiện. Phần lớn anh em nhà in Sông Hương lên nhà in khu ở bên sông A Sáp xin lựa chữ đưa về phục hồi nhà in. Số anh em còn lại đóng hộc bỏ chữ và chuẩn bị các thứ cần thiết khác và về giáp ranh thu mua lương thực, dầu, giấy...

Gần một năm báo ngừng xuất bản, phát hành, cơ sở cách mạng vùng ven, các đồng chí cán bộ bám trụ: “Trên xanh có vic chi mà đã lâu không thy báo C gii phóng và Cu ly quê hương? Lo quá”.

Trong những ngày gay go đó anh Phan Thuận An - Chánh văn phòng Ba vào chiến trường từ năm 1960, tích cực xoay xở lo đời sống cơ quan. Một hôm, anh nghe Đài Tiếng nói Việt Nam trong tiết mục “Tiếng thơ” ngâm bài thơ “Thanh Niên Xung Phong” của nhà thơ Huy Cận, anh mở to chiếc đài Sony và gọi anh em dậy cùng nghe, trong đó có câu:

Ôi sc đời chiến lược
Là Thanh Niên Xung Phong
Còn gì vui b
ng nhng năm đánh M

Anh Phan Thuận An đặt chiếc bán dẫn xuống Võng và bảo: "Vui mô có, anh Huy Cận ơi, mấy bữa ni Tuyên huấn gạo hết, muối hết”. Anh vò đầu nói với anh em: “Mình còn khó mới nói rứa, chứ ý tứ hay lắm!”

Bên cạnh điện đài chỉ đạo, báo cáo của tỉnh, huyện, các đơn vị bộ đội, còn có Đài Thông tấn xã ở Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy, Thành ủy. Bộ phận Thông tấn xã đưa tin bài ra Trung ương. Chúng tôi muốn nhờ Đài một việc, kể ra việc riêng nhưng không biết nhờ ai, các anh ở Đài đồng ý, chúng tôi ghi vào giấy nhờ điện cho Đài Tiếng nói Việt Nam mục “Hát theo yêu cầu thính giả” vào chủ nhật hàng tuần. Chỉ sau vài hôm, chủ nhật chúng tôi nghe bài hát “Bác cùng chúng cháu hành quân” theo yêu cầu của các bạn Ngô Kha, Khánh Thông, Phan Vui, Lê Huy, Thu Bông, Thu Cúc... báo Cờ Giải phóng ở Huế. Anh chị em, người đang chẻ củi, người nhặt rau, người lên rẫy về... đều reo lên: Vui quá, sướng quá. Và qua bài hát này trên Đài, người thân, bạn bè ở ngoài Bắc - sau này kể lại - họ rất vui khi biết chúng tôi còn sống.

Về sau Ban Tuyên huấn, Ban Giao bưu của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế vượt qua khó khăn, tham gia công tác bảo đảm sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, trong đấu tranh quân sự, chính trị, binh vận. Mỗi cơ quan có cơ sở sản xuất, chăn nuôi như một trang trại cùng với sự cung cấp của ngành hậu cần, ban kinh tế nên sinh hoạt vật chất - tinh thần ngày càng tốt hơn.

Đại hội 18 năm thắng Mỹ cứu nước khu Trị Thiên Huế tại cồn Tiên (Quảng Trị) cuối năm 1973, “đường dây” Thừa Thiên Huế lại dẫn đường cho 200 cán bộ, chiến sĩ vượt suối, rừng gần một tuần lễ đến Đại hội. Ngành giao bưu khu được tuyên dương tại Đại hội trong đó có Giao bưu Thừa Thiên Huế.

Từ Hiệp định Paris đến đại thắng Xuân 1975, nhiệm vụ sản xuất và phát hành báo chí Thừa Thiên Huế càng phát triển. Nội dung Hiệp định Paris, chính sách hòa hợp dân tộc được phát hành vào Nội thành, kể cả những người trong bộ máy chính quyền Sài Gòn. Báo Cờ Giải phóng số Xuân 1975 phát hành sớm ở các trạm đường dây trong tháng 12/1974, nên ngoài các chính sách đối với vùng giải phóng... thì tính thời sự còn hạn chế, nên sau khi Buôn Ma Thuột, Quảng Trị... giải phóng, Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo ra tiếp số nữa. Chúng tôi chuẩn bị khẩn trương từ 12 - 15/3/1975, đưa báo lên nhà in và 18/3/1975, đường dây đã chuyển cả hai số báo về tận chiến sĩ và nhân dân nông thôn, thành phố, nội dung có tính thời sự và lời kêu gọi khẩn thiết của Ủy ban Mặt trận Dân tộc Giải phóng Thừa Thiên Huế tiến lên giải phóng quê hương.

N.K
(SDB13/06-14)








 

Các bài mới
Các bài đã đăng