Văn
Đêm bơ vơ
KIỀU VƯỢNGĐêm giữa thu. Hà Nội se lạnh. Sao chới với nhưng mây vẫn vũ làm nền trời như khô khốc, nhạt nhòa. Một hồi còi tàu rú dài như thả thêm vào đêm luồng khí lạnh. Quang nhìn đồng hồ sân ga dã quá mười hai giờ khuya.
Thư pháp Huế tao nhã và sang trọng
MAI NGÂN HÀĐó là lời nhận xét của giáo sư Hồ Ngọc Đại khi đến xem các bức thư pháp, tại phòng trưng bày nhân Tuần Văn hóa Huế. Các nhà thư pháp Huế là sư Minh Đức chùa Huyền Không, sư Phước thành chùa Châu Lâm, nhà thơ Nguyệt Đình cùng một số nhà thư pháp ở Huế đã đem giới thiệu 120 bức gồm thư pháp chữ nho, chữ quốc ngữ, chữ Anh, Pháp, Đức...
Huế giữa lòng Hà Nội
TRẦN NGUYÊN VẤNKhó có thể ghi lại những tình cảm của nhân dân Hà Nội giành cho Tuần Văn hóa Huế tại Hà Nội trong những ngày qua. Các cơ quan thông tin đại chúng đã giành nhiều bài vở, hình ảnh, tin tức hoạt động của Tuần Văn hóa Huế. Từ các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành đến các bậc lão thành cách mạng, những thầy cô giáo học sinh cũ của trường Quốc Học Huế, những người yêu Huế đã mang đến cho các chương trình của Tuần Văn hóa một sức sống mới. Đại sứ quán Thụy Sĩ, văn phòng khu vực của cơ quan Pháp Ngữ, đại sứ quán Bỉ, phái đoàn Liên minh châu Âu, Đại sứ quán Pháp, Đại sứ Hàn Quốc, Viện văn hóa Pháp, Quỹ Văn hóa Việt Nam Thụy Điển... đã nhiệt tình ủng hộ Tuần Văn hóa Huế tại Hà Nội.
Tâm hồn bên ngoại
PHẠM THỊ THÀNHNgười ta thường nói "Quê cha đất tổ" là quê hương ruột thịt của mình, vậy mà đối với tôi, quê ngoại "Huế" sao lại gần gũi thân thương đến vậy. Có lẽ vì vậy mà khi Ban liên lạc đồng hương Huế  ra Hà Nội ngỏ ý mời tôi tham gia vào ban tổ chức "Tuần văn hóa Huế tại Hà Nội 8-12/4/1999" tôi sung sướng nhận lời ngay. Tôi nghĩ rằng : đây là dịp mình được phụng sự quê hương bên ngoại mà tôi hằng ấp ủ, yêu mến.
Nhật ký
VÕ MẠNH LẬPTuần Văn hóa Huế tại Hà Nội kéo dài từ 8 đến 12 tháng 4 năm 1999. Cầm tờ chương trình chi tiết của Ban tổ chức ai cũng có cảm giác ngợp, lộ vẻ lo lắng: tiền bạc đâu để lo toan cho đủ, liệu có ôm xuể một dự án đồ sộ như thế không và thành công ra sao đây?
Bài ca lý chuồn chuồn
CAO HẠNHTôi sinh ra ở làng quê, lớn lên cũng ở làng quê. Tôi là hạt máu đỏ rơi xuống bùn đất mọc lên một thằng người cùng với ngọn cỏ lá rau, cây lúa và những sinh linh khác. Tôi cùng chịu đựng chia xẻ với chúng ngọn gió Lào cát trắng và những trận mưa dầm dề của xứ miền Trung khắc nghiệt.
Người trong cuộc
LÊ KHAI           Bút kýAnh đưa tôi một tờ giấy cuộn tròn và nói: Tuần qua tôi đi tìm mộ liệt sĩ ở Truồi (huyện Phú Lộc). Tìm một mộ mà phát hiện ra tám mộ. Buồn! Tôi làm bài thơ. Anh xem và chữa giúp. Cả đời tôi chưa quen làm thơ.  Anh chào tôi rồi vội vã về vì đang có việc cần.
Một bước sau quận công
HỒ ANH THÁI Tác giả thấy cần phải tóm tắt chuyện cô bé quàng khăn đỏ trước, rồi mới kể tiếp phần hậu cô bé quàng khăn đỏ. Con sói đến lừa bà cô bé, nuốt sống bà, rồi mặc váy áo của bà, trùm khăn giả vờ làm bà. Cô bé về nhà, thấy bà rởm mà không biết, cứ hỏi vớ hỏi vẩn sao tai bà to thế, sao mắt bà to thế, sao mồm bà to thế. Sốt ruột. Con sói bèn nuốt chửng luôn cô bé. Nhưng rồi quần chúng tiến bộ tập hợp lại đấu tranh, con sói phải nôn cả bà lẫn cháu ra, hứa cải tà quy chính. Từ đây bắt đầu phần hậu cô bé quàng khăn đỏ…
Họ nằm nghe mưa rơi
PHẠM XUÂN PHỤNGHọ như không còn trẻ. Người lớn tuổi hơn có khuôn mặt thanh thản vì đã giãn mềm những nếp nhăn. Người trẻ tuổi khuôn mặt nhuốm già bởi màu từng trải và những nét khắc chán chường.
Đám tang
HERTA MULLERHerta Mueller vừa được trao giải Nobel văn học 2009 vì đã mô tả cảnh tượng mất quyền sở hữu bằng một lối thơ cô đọng và một lối văn thẳng thắn. Truyện ngắn này rút từ tập truyện Nadirs (1982) là tác phẩm đầu tay của bà.
Cuội
MAI HUY THUẬTNằm cuộn tròn trong cái rọ lợn Cuội mới có thì giờ ngẫm nghĩ về cái thân phận của mình. Cả cuộc đời dối trá, lừa gạt bây giờ bị tù hãm sau mấy cái nan tre tưởng như mong manh thế mà càng cựa quậy càng trầy da rách áo, không thể nào thoát được.
Nhân cách thơ
NGUYỄN VĂN VINH Thường thường, mỗi sớm tôi và các bạn gặp nhau ở quán cà phê vỉa hè. Ngồi vệ đường, không tiếng nhạc quấy phá phút tĩnh tâm để ngẫm ngợi sự đời, quả thú vị! Tôi biết các loại quán đều tiêu phí thời giờ của mình, nhưng quán cà phê ít tốn, ít nguy hiểm hơn quán bia ôm và các toan tính, bon chen trong vòng danh lợi gươm đao nên tôi không bỏ uống cà phê buổi sáng, ngày mình giết một tí, lại được chuyện vãn với nhau: nào thời sự, tin tức trên trời dưới biển, cũng vui!
Đó là điều đáng nói Phoenix, Arizona
SHERMAN ALEXIENgay sau khi mất việc ở văn phòng giao dịch của người Anh điêng, Victor mới biết cha anh đã qua đời vì một cơn đau tim ở Phoenix, Arizoan. Đã mấy năm nay Victor không gặp cha, anh chỉ nói chuyện với ông qua điện thoại một hay hai lần gì đó, nhưng đó là một căn bệnh di truyền, có thực và xảy ra đột ngột như xương bị gãy vậy.
Ngày ấy, Trường Sơn...
HÀ KHÁNH LINH            Trích Hồi ký… Mùa xuân 1967, địch tăng cường đánh phá suốt ngày đêm, ngày một ác liệt hơn. Các trạm khách dọc tuyến đường 559 không ngày nào không bị đánh trúng hoặc B52 hoặc bom tọa độ, hoặc pháo tầm xa. Ngày nào cũng có thương vong. Có những đơn vị trên đường hành quân vào Nam chưa đến địa điểm tập kết đã bị đánh tơi tả, chỉ còn sót lại vài người. Các cơ quan đơn vị đóng chung quanh khu vực phần nhiều đã bị đánh trúng.
Ký ức hương trà
TUỆ GIẢI NGUYỄN MẠNH QUÝ                                        Tạp bútNhư nhân duyên, như định mệnh, cuộc đời tôi như thu hết vào trong một chung trà. Tuổi thơ đã qua, bây giờ và sẽ mãi mãi, cuộc đời tôi luôn vương vấn một hương trà. Tôi thường hay nói đùa cùng bằng hữu rằng sinh ra và lớn lên được ướp trong hương trà, tôi cũng chỉ mơ một ngày về thiên cổ được vẫy tiễn linh hồn bằng một chén trà ngon, được chôn theo cùng là một bộ ấm trà quý nhất và được vẫn cùng người “hồng nhan tri kỷ” đồng ẩm tương phùng ở thế giới bên kia!!!
Câu chuyện cổ tích
KOMATSU SAKYOKomatsu Sakyo sinh tại Osaka (Nhật Bản) (28/1/1931). Nhà văn chuyên viết  truyện khoa học giả tưởng nổi tiếng của Nhật Bản. Tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Kyoto, chuyên ngành Văn học Italia. Từ năm 1957 là phóng viên đài phát thanh Osaka và viết cho một số báo. Năm 1961 chiến thắng trong cuộc thi truyện ngắn giả tưởng xuất sắc do tạp chí “SF Magasines” tổ chức. Tác phẩm của Komatsu đã được dịch ra rất nhiều thứ tiếng trên thế giới. Có bốn tiểu thuyết đã được dựng thành phim.
Khát vọng cội nguồn
LINH CHIKhi chỉ mới là giọt máu, sự kết hợp của hai nhiễm sắc thể XY bám vào dạ con của mẹ, nó đã không được công nhận. Chào đời, mẹ con nó ở với ông bà ngoại cùng các cậu, các dì cho đến năm nó tròn bảy tuổi. Nhà ngoại nó ở ven triền núi của vùng đồi miền trung du hẻo lánh độ chừng vài ba chục nóc nhà rải rác trên mấy quả đồi đầy hoa sim, hoa mua tím. Chiều chiều nó thường hay tha thẩn trước sân nhà ngắm nhìn những đàn chim bay về tổ, thả hồn theo những đám mây màu cánh vạc đùn lên phía sau dãy núi đối diện nhà ngoại và tưởng tượng, ước ao…
Đêm không ngủ
TRẦN CHINH VŨAnh nghĩ là mình có thể ngủ được trong đêm nay - ngủ ngon là khác nữa - Đêm qua anh đã ít ngủ rồi - Hơn nữa, cùng với cậu em trai anh lại vừa có cuộc đi chơi đêm ở công viên Đầm Sen, đến muộn mới về. Vậy mà cho đến lúc này, đã qua nửa đêm được ít phút, mắt anh vẫn cứ trơ ra, cứ như thể nó chưa biết khép lại bao giờ.
Nhà trọ
ĐÔNG TRIỀUMười hai giờ đêm.Tôi bước ra khỏi rào lưới sắt còn ngoảnh lại nhìn căn trọ, nơi cửa sổ vẫn phụt ra luồng sáng trắng bởi đèn điện. Tất cả đã im lặng. Tiếng cót két của đôi cánh cửa gỗ mà người thiếu phụ vừa khép lại hòa vào nhịp rơi lộp độp của những giọt sương trên lá, tiếng côn trùng trỗi lên cùng thanh âm mà con chim cú đâu đây vẫn bỏ tiếng rúc đều đều nghe rợn người.
Trời xanh trên mái cao
PHẠM NGỌC TÚY“Ngày...tháng...nămDòng nhắn tin trên báo cho em biết rằng em đã tìm thấy anh. Cuối cùng thì chúng mình cũng nhận ra nhau. Anh thân yêu. Hôm nay trời không mưa và không nắng. Từ cửa phòng em nhòm ra có một cây trạng nguyên. Cây này nhô lên cao giữa khoảng trời xanh hiếm hoi. Những chiếc lá đến mùa, đỏ thắm màu xác pháo. Nó là cây hoa độc nhất ngoài cửa phòng em.
Trang 58/81
1 ...56 57 5859 60 ...81