Hai nhà văn Angiêri nổi tiếng Bulaiđ Đuđu và Muluđ Asur đến thăm tòa soạn Tạp chí "Văn học nước ngoài".
Bulaiđ Đuđu- Phân viện trưởng Phân viện ngôn ngữ và văn học trường đại học Tổng hợp Angiêri, tiến sĩ văn khoa, chuyên gia văn học Ả Rập, Nga và Tây Âu. Ông là tác giả của một số tuyển tập truyện ngắn, tác giả của vở kịch "Trái đất", của một số tạp chí và những bản dịch của một số tác giả người Đức sang tiếng Ả Rập.
Bulaiđ Đuđu đã dịch một số tác phẩm của Puskin và Tônxtôi.
Muluđ Asur - là một nhà viết văn xuôi và là nhà báo. Đã 10 năm nay ông phụ trách chương văn học trong tờ báo "An-Mútra Khít" bằng tiếng Pháp. Ông là tác giả của bốn tập truyện ngắn. Các độc giả thế giới đều biết tiếng tập truyện vừa "Người sống sót" của ông và những truyện ngắn đăng trong tạp chí văn học "Châu Phi".
Các đại biểu Xô Viết trong buổi họp mặt quan tâm trước hết đến xu hướng phát triển của nền văn học Angiêri hiện đại.
Nhà văn Mouloud Feraoun - Ảnh: wiki |
Hỏi: Hơn hai mươi năm đã trôi qua kể từ ngày cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Angiêri thắng lợi. Nhưng các anh, dường như, cả tác giả và cả độc giả đều vẫn tha thiết với đề cương ấy?
Muluđ Asur: Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Angiêri chống thực dân Pháp- là một giai đoạn mới và quan trọng trong lịch sử của chúng tôi. Nó mở đầu cho những biến đổi tiến bộ trong xã hội Angiêri và được tiếp tục cho đến hiện nay. Những chuyển biến xã hội ở đất nước chúng tôi thực tế đòi hỏi phải linh lợi và nghệ thuật nữa. Nhưng quá trình đó cũng không phải là đơn giản, nó không diễn ra một cách lưu loát, mà lại nảy sinh ra nhiều vấn đề mới mẻ nữa. Đó là nguyên nhân vì sao chủ đề cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và những biến đổi xã hội gắn liền với nó của các nhà văn Angiêri lại tiếp tục thu hút được sự chú ý. Tất cả những ai được coi là các nhà kinh điển của văn học Angiêri như - Kachép Iaxin, Mikhammét Dip, Mulúđ Mammeri, Malếc Khátđát, Mulút Pheraun đều đã và đang "trở về" với những sự kiện của những năm tháng đó. Tôi đưa ra một số ví dụ, như cuốn tiểu thuyết "Thuốc phiện và cái côn" của Mammeri - tình tiết câu chuyện xảy ra trong thời kỳ đấu tranh vũ trang, hoặc cuốn "Người đi dép cao su" của Kachép laxin - dường như trong cuốn tiểu thuyết này được nói đến sự song song giữa hai phong trào đấu tranh giải phóng của nhân dân Việt Nam và Angiêri.
Nhà văn nhà thơ Malek Haddad - Ảnh: wiki |
Bulaiđ Đuđu: Vâng, trong những năm đầu tiên của nền độc lập Angiêri có nhiều phương pháp tiếp tục cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc. Cuộc đấu tranh chống sự thâm nhập của tư bản nước ngoài, quốc hữu hóa ruộng đất và các nhà máy công nghiệp của các công ty cổ phần riêng của Pháp và các nước phương Tây. Trong tiến trình của những biện pháp kinh tế quan trọng ấy đã xuất hiện phong trào và quyền tự trị của công nhân và nông dân - đó chính là một bản kê khai nhỏ, những vấn đề đã làm cho các văn sĩ Angiêri lo ngại vào thời kỳ cuối những năm 60. Đa số các nhà văn đều muốn tùy theo sức của mình góp phần xây dựng xã hội, một xã hội dựa trên những lý tưởng của chủ nghĩa xã hội, nhưng cùng với đó vẫn giữ gìn được những truyền thống quý trọng những giá trị tinh thần của Hồi giáo.
Muluđ Asur: Đúng vậy, trong giai đoạn này sản phẩm văn hóa cực kỳ phong phú, nhưng mốc chính chúng tôi theo dõi bắt đầu từ những năm 70. Xuất hiện nhiều tác phẩm, trong đó bắt đầu có những lập luận chín chắn về những mâu thuẫn văn hóa - xã hội, rằng họ sẽ đi theo cuộc đấu tranh chống lại sự lạc hậu cổ hủ. Các nhà văn hướng tới những vấn đề đó ví dụ như vấn đề địa vị bình đẳng của người phụ nữ, mức sống chênh lệch quá mức giữa thành thị với nông thôn, và cả hậu quả của sự chênh lệch đó nữa, như sự nhạo báng, coi thường dân nông thôn ở những nơi đô thị. Trong nhiều tác phẩm đã phê phán những phong tục tập quán lạc hậu vẫn còn tồn tại một cách gay gắt, đặc biệt là trong khuôn khổ quan hệ gia đình. Hai cuốn tiểu thuyết "Sự chối bỏ" và "Bệnh nhật xạ" của Nabin Pharex là ví dụ điển hình cho những tác phẩm viết về những đề tài đó.
Giáo viên, nhà văn Algerie Rachid Mimouni - Ảnh: wiki |
Bulaiđ Đuđu: Còn những nhà văn như Rasit Mimunhi, Rasit Butretra, Atakhi Bata, ApdenKhamit Benkhađugi- thì dũng cảm hướng tới những vấn đề chính trị xã hội nóng bỏng, tới những vấn đề phát triển văn hóa và xã hội toàn diện của đất nước. Họ chú ý đến những lời nói của một số nhà chính trị Angiêri đã không đi đôi với việc làm và kết quả của nó. Trong những kết quả đó là những dự định mà họ đã công bố không thể nào thúc đẩy những tiến bộ hiện thực của đất nước được. Giới văn sĩ lên tiếng chống nạn tham nhũng của giới công chức, chống lại một số nguyên tắc cách mạng của thời kỳ đấu tranh vũ trang, tuyệt nhiên bị những biến thái không tiến bộ vì những hành động xấu xa tồi tệ của công chức Nhà nước chỉ chú ý làm giàu cho riêng bản thân mình.
Muluđ Asur: Tôi nói thêm rằng, chính Bulaiđ Đuđu cũng hướng tới các nhà văn theo xu hướng đó.
Câu hỏi: Theo ông thì ai trong số các nhà văn hiện đại Angiêri có thể coi là một nhà nghệ sĩ ngôn luận vĩ đại?
Muluđ Asur: Nhất định đó là Môkhamét Dip và Muluđ Mammeri - Những nhà văn Angiêri viết tiếng Pháp vĩ đại. Cách đây không lâu Mammeri xuất bản ở Pháp cuốn tiểu thuyết "Đi ngang qua" đó là cuốn tiểu thuyết mà theo tôi là đỉnh cao của nghệ thuật sáng tạo. Rasit Butretra, hiện nay cũng là một trong những nhà văn Angiêri nổi tiếng. Tôi còn nêu thêm một nhà văn trẻ, một nhà viết văn xuôi tài năng - đó là Azétdima Bônnhemêra. Trong số tác giả viết tiếng Ả Rập, theo tôi, tiếp theo đáng được nói đến đó là ApdenKhamit Benkhađugi, Attakhira Bahara, Bulaiđ Đuđu và Merzắc Bácđatsn.
Hỏi: Ở Angiêri người đọc có say mê văn học lắm không?
Bulaiđ Đuđu: So với tình hình ở đất nước chúng tôi giữa những năm 70, khi mà hầu như toàn dân - do thời kỳ thống trị của Pháp để lại - đều mù chữ thì số lượng độc giả hầu như không đáng kể, nhưng hiện nay thì số độc giả đã phát triển trông thấy. Nhân dân Angiêri, đặc biệt là thanh niên, say mê đọc các tác phẩm mới, kể cả những tác phẩm in bằng tiếng Pháp và tiếng Ả Rập.
Hỏi: Quá trình Ả Rập hóa của Nhà nước trong mọi trình độ phát triển văn hóa xã hội của đất nước được thể hiện trong đời sống văn học như thế nào?
Bulaiđ Đuđu: Tất nhiên, quá trình đó được thể hiện trong việc tăng số lượng tác phẩm viết bằng tiếng Ả Rập, đặc biệt là đối với những tuyển tập thơ. Song trong lãnh vực văn xuôi thì hầu như chỉ toàn những tác phẩm viết bằng tiếng Pháp.
Hỏi: Trong những thời hạn xuất bản nào thì các nhà văn Angiêri có quyền xuất bản những tác phẩm của mình?
Muluđ Asur: Ở chúng tôi xuất bản rất nhiều tạp chí cả bằng tiếng Ả Rập và tiếng Pháp viết về những vấn đề văn học. Trong số đó thì những tác phẩm nghệ thuật và phê bình có ấn định cụ thể. Chỉ riêng có tạp chí tiếng Pháp "Biểu hiện" do trường Đại học Tổng hợp Ôran xuất bản là đề cập đến vấn đề xuất bản văn học, và một tờ bằng tiếng Ả Rập, hai tháng ra một số.
Hỏi: Những điều kiện sáng tác của văn nghệ sĩ ở Angiêri?
Bulaiđ Đuđu: Chính phủ đề ra một loạt tiêu chí, tạo điều kiện để củng cố những điều kiện đó. Ví dụ như quyền sáng tác do các nhà xuất bản quốc gia đưa ra, ở chúng tôi hiện nay đã rộng rãi hơn so với các nước phương tây. Thực tế, số lượng sách in ra rất ít đã không cho giới văn sĩ chúng tôi "sống bằng ngòi bút của mình". Thật đáng tiếc ở chúng tôi không có tiền nhuận bút, không có những trợ cấp nghề nghiệp, trợ cấp xã hội để tạo điều kiện cho văn nghệ sỹ khả năng sáng tác. Và tất cả tình hình hiện nay của một nhà văn Angiêri không thể so sánh với tình hình trước khi giành được độc lập, khi mà người Angiêri không có chỗ đứng trong đời sống văn học của đất nước. Nếu như nhà văn bị gạt khỏi danh sách (những trường hợp này chỉ hữu hạn) không được nhận vào "giới thượng lưu châu Âu", thì nhà văn người Angiêri nói chung không có quyền được phát hành sách ở Tổ quốc. Nhưng đa số các tác phẩm của các nhà văn viết bằng tiếng Ả Rập của đất nước chúng tôi trong thời gian họ ở chính quốc, chỉ đến Angiêri sau khi đất nước này đã giành được độc lập.
Muluđ Asur: Hiện nay, chúng tôi có thể nói thêm rằng, ở đất nước Angiêri đời sống văn hóa xã hội sôi động ráo riết đang diễn ra. Hơn nữa, hội nhà văn, hội nhà báo, hội những người phiên dịch đang tích cực tạo mọi điều kiện thuận lợi cho những buổi hội thảo làm luận văn học, tổ chức những buổi hội nghị, những buổi đọc thơ, những buổi tọa đàm về vấn đề phát triển của nền văn học Angiêri và phê bình văn học.
THÁI CẨM THỦY
(Dịch từ bản tiếng Nga - Tạp chí Văn học nước ngoài số 3-1987)
(SH28/12-87)