Nhìn ra thế giới
Thế giới kính cẩn nghiêng mình trước Nelson Mandela
20:01 | 06/12/2013

Ông Nelson Mandela, biểu tượng của cuộc chiến chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở nước này và là một trong những nhân vật chính trị xuất chúng trong thế kỷ 20, đã qua đời ở tuổi 95. Tổng thống Nam Phi đương nhiệm ông Jacob Zuma nói sẽ cử hành quốc tang với nghi lễ trọng thể nhất với Nelson Mandela. Toàn nước Nam Phi sẽ treo cờ rủ từ thời điểm này cho đến hết lễ tang. "Đất nước chúng ta mất đi người con vĩ đại nhất. Toàn thể dân tộc ta mất đi một vị cha đáng kính", Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma thông báo trong bài diễn văn đọc trên truyền hình trước toàn thể nhân dân.

Thế giới kính cẩn nghiêng mình trước Nelson Mandela

‘Cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela đã có 67 năm đấu tranh không mệt mỏi vì sự nghiệp của hòa bình, nhân đạo, công bằng xã hội và hòa giải dân tộc.

Ông từng bị cầm tù 27 năm vì chống lại chế độ phân biệt chủng tộc cho tới khi được thả vào năm 1990.

Năm 1994, ông trở thành Tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi.

Ngày 11/11/2009, Liên hợp quốc đã vinh danh cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela với quyết định lấy ngày 18/7, ngày sinh của ông- là "Ngày Quốc tế Nelson Mandela".

Ngay khi nhận được tin cựu tổng thống Nelson Mandela qua đời, ông Obama có bài phát biểu đầy xúc động chia tay con người mà ông mô tả là ‘nắm giữ lịch sử trong tay và hướng nhân loại đến sự công bằng’

Ông Obama phát biểu “Ông Nelson Mandela đã sống vì lí tưởng. Ông đã làm được nhiều hơn những gì mong đợi. Hôm nay, ông đã ra đi. Chúng ta đã mất đi một người “có ảnh hưởng, can đảm và tận tâm”. Giờ đây, ông đã không còn là của riêng ai nữa, ông đã thuộc về lịch sử. Cả cuộc đời, ông đã hi sinh vì tự do của đất nước”.

“Hành trình từ một tù nhân trở thành Tổng thống Nam Phi của ông càng tô đẹp thêm một niềm tin lớn lao rằng nhân loại và các nước trên thế giới có thể thay đổi để trở nên tốt đẹp hơn”, ông Obama nhấn mạnh.

Tổng thống Mỹ còn hồi tưởng lại những cảm xúc cá nhân của mình về cố Tổng thống Nelson Mandela và cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa Apartheid. Đây được coi là động lực để ông Obama tiến vào lĩnh vực chính trị: “Tôi chỉ là một trong số hàng triệu người được “truyền lửa” từ chính cuộc đời cố tổng thống Nelson Mandela. Hành động chính trị đầu tiên của tôi, hành động đầu tiên mà tôi có liên quan đến việc đưa ra một chính sách chống chủ nghĩa Apartheid. Tôi đã nghiên cứu các bài phát biểu của cố tổng thống. Ngày mà cựu tống thống Nam phi được ra tù đã cho tôi cảm giác về những gì con người có thể làm được khi họ có hi vọng và không bị áp chế bởi nỗi sợ hãi.

"Và cũng giống như nhiều người trên thế giới này, tôi không thể tưởng tượng cuộc sống của tôi sẽ thế nào nếu không có tấm gương của cố tống thống Nelson. Chừng nào tôi còn sống, tôi sẽ áp dụng những gì mà tôi đã học được từ ông. Gia đình tôi bày tỏ sự tiếc thương vô hạn và lòng biết ơn đối với con người vĩ đại này"

“Đối với toàn thể người dân Nam Phi, chúng ta học hỏi được sức mạng về ví dụ của sự đổi mới, hòa giải và phục hồi từ những gì các bạn đã làm. Một Nam Phi hòa bình- đó là ví dụ cho toàn thế giới, và đó cũng chính là di sản mà cố tổng thống dành cho đất nước ông yêu”.

Cố Tổng thống Mandela đã gặp gỡ Tổng thống Barack Obama năm tại Washington (Mỹ). Khi đó ông Barack Obama mới chỉ là một nghị sỹ chưa có gì nổi bật

Thủ tướng Anh Cameron viết trên trang twitter của mình:”Một ánh sáng rạng ngời đã vụt tắt. Ông Nelson Mandela là anh hùng của thời đại chúng ta . Tôi đã yêu cầu treo cờ rủ tại dinh thủ tướng (số 10 đường Downing, London).

Ông Ban Ki-moon cũng lên tiếng ca ngợi vị lãnh tụ giải phóng dân tộc của Nam Phi: "Nhiều người trên thế giới đã chịu ảnh hưởng của cuộc đấu tranh vì nhân phẩm, sự công bằng và tự do cho người khác của ông."

S.H

Các bài mới
Các bài đã đăng
Kỷ niệm Nga (12/09/2013)