Văn nghệ trong nước
Nhà quay phim Trần Trung Nhàn qua đời
NSƯT Trần Trung Nhàn, một trong những nhà quay phim tên tuổi nhất của điện ảnh Việt Nam vừa qua đời chiều nay 19/9, thọ 71 tuổi, vì bệnh ung thư vòm họng.
“Giọng hát cao lạ lùng” đoạt quán quân Đồ Rê Mí 2011
Nguyễn Trí Dũng, bé trai 8 tuổi đến từ Yên Bái, đã giành giải quán quân chương trình âm nhạc thiếu nhi Đồ Rê Mí 2011 trong đêm chung kết 18-9 diễn ra tại Hà Nội.
Ba kiệt tác trong Tủ sách tinh hoa
Thất lạc cõi người (Dazai Osamu, Hoàng Long dịch), Bông hoa đỏ (V.M. Garshin, Trần Thị Phương Phương dịch) và Bản sonata Kreutzer (Lev Tolstoy, Trần Thị Phương Phương dịch) là ba tập sách thuộc Tủ sách tinh hoa văn học của Phương Nam Book (NXB Hội Nhà Văn) vừa ra mắt bạn đọc.
Phim nào sẽ dự Oscar 2012?
Chiều ngày 14/9, Hội điện ảnh Việt Nam đã có buổi họp để xem xét việc chọn phim nào đại diện cho Việt Nam tham dự Oscar 2012 với hạng mục phim nước ngoài xuất sắc nhất.
Nhớ người “đạt tới cõi Niết bàn của nghề báo”
Triển lãm ảnh và tác phẩm về Việt Nam của một trong những nhà báo lớn nhất thế kỷ XX Wilfred Burchett nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông diễn ra tại Bảo tàng Hồ Chí Minh đến 4-10. Con trai ông, George Burchett có mặt góp phần làm nên triển lãm.
Đừng bê tông và sân khấu hóa di sản
Là một nước có nhiều di sản văn hóa nên du lịch di sản được coi là thế mạnh của Việt Nam. Tuy nhiên, cùng với việc “ăn mòn di sản” thì lâu nay không ít di sản văn hóa bị hoạt động du lịch làm biến dạng, phai nhạt bản sắc…
Văn trẻ bao giờ hết “định hình”?
 Bỏ lại sau lưng những "lùm xùm” không đáng có về việc "tuyển nhân sự” đi dự Hội nghị viết văn trẻ toàn quốc lần VIII, cuối cùng Hội nghị cũng đã khép lại trong niềm vui chung về một kỳ hội nghị thành công khi các đại biểu trẻ biết lắng nghe nhau, không có những tiếng vỗ tay "cắt” lời phát biểu... Tuy nhiên, với những người quan tâm đến nền văn học nước nhà, vấn đề bao giờ văn học trẻ mới hết ở giai đoạn "định hình” vẫn là câu hỏi mà công chúng chờ đợi sau kỳ hội nghị...
Phải biết mình là ai!
“Phải biết mình là ai chứ!” Không nhớ rõ câu này xuất hiện trong hoàn cảnh nào, từ bao giờ - hình như trong một tiểu phẩm hài hay một bộ phim truyền hình gì đó, chiếu cách nay chừng bốn năm năm thì phải. Cái đáng chú ý là một khẩu ngữ trong đời sống hàng ngày đi vào tác phẩm rồi lại trở nên phổ biến.
Múa đa phương tiện của nghệ sĩ múa Việt - Nhật
Dự án múa đa phương tiện đánh dấu sự hợp tác lần thứ hai của nghệ sĩ Việt - Nhật (nhóm Off-Nibroll - Nhật Bản và Tiffany Chung - nghệ sĩ Mỹ gốc Việt) sẽ được giới thiệu lần đầu tiên với khán giả VN. Chương trình sẽ diễn ra tại nhà hát Lệ Thanh (25 Phan Phú Tiên, Q.5, TP.HCM) ngày 15 và 16-9.
Phật viện Đồng Dương sắp thành phế tích
Phật viện Đồng Dương thuộc làng Đồng Dương, xã Bình Định Bắc, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam vốn là một kinh thành Indrapura hoành tráng từ giữa thế kỷ thứ IX, trong đó có Phật viện (vihara) và nó có quy mô nhất Đông Nam Á thời đó.
Tôn vinh và nâng tầm bản Dạ cổ hoài lang
Từ ngày 9 đến 12-9, tại Khu lưu niệm cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu (Bạc Liêu) đã diễn ra Lễ hội Dạ cổ hoài lang năm 2011, kỷ niệm 92 năm ngày ra đời bản Dạ cổ hoài lang và kỷ niệm Ngày Sân khấu Việt Nam lần thứ 2.
Thêm một lẵng hoa cho… sách cũ
Hôm qua 8/9 tại TP.HCM, Giải thưởng Sách hay lần 1 - 2011 đã được trao cho 11 tác phẩm ở 7 hạng mục, mà danh tiếng của các cuốn sách đa phần quen thuộc với người đọc. Giải thưởng này sẽ diễn ra từ tháng 4 và trao giải vào mùa Trung Thu hàng năm.
Đúng lúc và đúng cách
Cho tới hôm nay, giải thưởng Nhà nước và giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2011 chưa được công bố. Bốn trong số các nhà văn nhà thơ (Sơn Tùng, Sơn Nam, Nguyên Ngọc, Nguyễn Khoa Điềm), kẻ còn người mất với những tác phẩm đồ sộ, đã trực tiếp hoặc gia đình thay mặt, chính thức từ chối xét tặng và một nhạc sĩ (Phạm Tuyên) với nhiều ca khúc vượt thời gian cũng đã tuyên bố “không xin” giải thưởng.
Phát hành bộ tem kỷ niệm 100 năm ngày sinh Giáo sư Trần Văn Giàu
Ngày 6-9, tại Long An, UBND tỉnh Long An, Bộ Thông tin - Truyền thông và Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam đã tổ chức phát hành bộ tem đặc biệt kỷ niệm 100 năm ngày sinh Giáo sư Trần Văn Giàu (6-9-1911 - 6-9-2011). Tham dự buổi lễ có đại diện lãnh đạo các sở ngành và các đồng chí lão thành cách mạng.
TP. Hồ Chí Minh: Vui trung thu cùng nhiều chương trình hấp dẫn
Đến thời điểm này làng kịch, làng sách và nhiều sân chơi đã khởi động cùng các em thiếu nhi vui đón Trung thu 2011.
Đinh Cường đắt hàng tranh vẽ Bùi Giáng
Triển lãm Bốn người bạn vừa kết thúc tại phòng tranh Tự Do (TP.HCM) với 15 tác phẩm được bán ra, riêng Đinh Cường bán 11 bức, một con số khả quan trong bối cảnh kinh tế đang có nhiều biến động. 
Giỗ Tổ ngành sân khấu
Với giới nghệ sĩ, ngày Giỗ Tổ truyền thống của ngành sân khấu (12/8 Âm lịch hàng năm) là dịp thiết thực để thể hiện tinh thần “uống nước nhớ nguồn” tri ân những vị “Tổ”, những lớp nghệ sĩ tiền phong có công sáng lập, bồi đắp sân khấu nước nhà và tri ân khán giả - những người “nuôi sống” nền sân khấu. 
Tranh Việt lại “nổi lên” tại Sotheby’s 2011
Nhà đấu giá Sotheby’s, tại phiên đấu mùa Thu về tranh hiện đại và đương đại Đông Nam châu Á ở Hong Kong, sẽ diễn ra vào ngày 3/10/2011, một vài tác giả Việt Nam lại được đánh giá cao. Theo thông cáo chính thức của tổ chức danh giá này, phiên đấu này có hơn 170 tác phẩm và hiện vật, dự kiến vượt qua tổng giá sàn ước định là 33 triệu đô-la Hong Kong (khoảng 4,2 triệu USD). 
Đề cử mà không cần đọc?
Mấy ngày nay, khi giải thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật lần thứ ba chuẩn bị công bố, báo chí đã liên tục đưa tin các nhà văn và gia đình nhà văn có tên trong danh sách đề cử xin rút tên khỏi giải như Nguyên Ngọc, Nguyễn Khoa Điềm và Sơn Nam; nhạc sĩ Phạm Tuyên không được hội đồng cơ sở về âm nhạc bỏ phiếu tín nhiệm, rồi lại được hội Nhạc sĩ Việt Nam xét đặc cách; đạo diễn Nguyễn Thước bị các đồng tác giả kiện… Rõ ràng, cách tổ chức xét giải lần này có lắm vấn đề!
Nhớ Trần Dần
Mình vừa đọc xong cuốn tiểu thuyết “Những ngã tư và những cột đèn” của Trần Dần, thật sự vô cùng khâm phục ông. Cuốn sách viết cách đây hơn nửa thế kỷ mà văn phong cực mới mẻ, cấu trúc cực hiện đại làm mình choáng ngợp. Bây giờ mới thấy một số nhà thơ nổi tiếng như Lưu Trọng Lư, Thế Lữ, Trần Dần hóa ra đã từng viết văn xuôi, lại viết rất hay, thậm chí còn hay hơn cả thơ họ. Mình đọc truyện trinh thám, truyện đường rừng của Thế Lữ đã rất ngạc nhiên trước bút lực và văn phong cực hiện đại của ông, bây giờ đọc văn Trần Dần lại càng choáng. Nói thật văn chương như Trần Dần thì mình phải tu chín kiếp nữa may ra mới có thể theo kịp.
Trang 103/214