Văn nghệ trong nước
GS Hoàng Xuân Hãn được đặt tên cho giảng đường tại Pháp
Trường Đại học Ponts et Chaussées (Cầu đường), một trong những đại học có uy tín hàng đầu của Pháp vừa chọn giáo sư Hoàng Xuân Hãn đặt tên cho giảng đường đại học thuộc trường.
Tranh chép có tội hay không?
Người bình thường muốn sở hữu tranh của Dali, Van Gogh… thì chỉ có mua tranh chép chứ các tỉ phú hàng đầu thế giới mới có đủ tiền để treo tranh thật của các danh họa.
Cuộc đời bà Cầu qua lời Xẩm đỏ
Ðược bắt đầu bằng một gánh xẩm có loa thùng và hai thanh niên hát dọc phố cổ Hà Nội, toàn bộ câu chuyện về xẩm xoay quanh nhân vật chính là bà Hà Thị Cầu, báu vật nhân gian sống của môn nghệ thuật xẩm.
Triển lãm ảnh Ký ức da cam
60 bức ảnh của 13 tác giả trong và ngoài nước thể hiện những góc nhìn khác nhau về nỗi bất hạnh và những khó khăn, vất vả trong cuộc sống của những nạn nhân bị ảnh hưởng chất độc da cam đang được trưng bày từ ngày 5 đến 10-8 tại triển lãm ảnh Ký ức da cam ở quảng trường 2-4 (TP Nha Trang, Khánh Hòa).
Tặng quà tác giả bài hát Gần lắm Trường Sa
Sáng 7-8, đại diện báo Cựu Chiến Binh Việt Nam tổ chức trao 7 triệu đồng của bà Nguyễn Thị Qua (69 tuổi, người Nha Trang, hiện định cư tại Úc) cho nhạc sĩ Hình Phước Long (trú tại Nha Trang, Khánh Hòa) - tác giả ca khúc Gần lắm Trường Sa.
Phan Trung Thành … “ăn xà bông”
Với cách đi của 'Ăn xà bông', Phan Trung Thành sẽ phải độc hành trên con đường sáng tạo của mình và có thể sẽ bị biến mất.
Triển lãm về vị tướng huyền thoại Võ Nguyên Giáp
Sáng 5/8, Triển lãm ảnh “101 khoảnh khắc về vị tướng huyền thoại Võ Nguyên Giáp” của Nghệ sĩ nhiếp ảnh, Nhà báo Trần Tuấn, phóng viên Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) đã được khai mạc tại Trung tâm hội nghị văn hóa tỉnh Điện Biên.
Mỗi mùa Vu Lan, rưng rưng nỗi niềm
Mùa Vu Lan báo hiếu cha mẹ đang đến, những lời ca, bản nhạc về ơn nghĩa sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ vốn đã tha thiết càng trở lên nôn nao hơn. Ca khúc “Nhớ Mẹ” của nhạc sĩ Phạm Việt Long không chỉ làm rưng rưng những ai cài bông hồng trắng trước ngực trong mùa này mà còn làm xúc động bất kỳ ai từng có cha, có mẹ.
Người dự báo “Thời tiết ngày mai”
Đã là người cầm bút, ai cũng có ít nhiều khả năng dự báo, như một thứ của trời cho. Ở nhà văn - kịch tác gia Xuân Trình thì khả năng này rất nổi trội, được thể hiện qua nhiều tác phẩm của ông.
Hà Tĩnh: Phát hiện chiếc ấn đồng cổ
Sáng 3.8, người dân xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đã phát hiện trong một bình gốm cổ được gắn nắp kín ở độ sâu hai mét bên trong đựng chiếc ấn bằng đồng cổ độc đáo. Trên chiếc ấn cổ chạm một con rồng lớn.
Nhà văn trẻ và những cuộc chạy đua ngầm
Hội nghị những người viết văn trẻ toàn quốc lần thứ 8 chỉ còn hơn tháng nữa sẽ diễn ra. Việc Hội Nhà văn Việt Nam chưa công bố thông tin về danh sách những người tham dự cho báo giới thể hiện sự cân nhắc cẩn trọng, tránh những ồn ào đáng tiếc... nhưng hình như lại càng khiến dư luận quan tâm hơn?
Chính Hữu là một “vị tướng” cầm đạo quân chữ nghĩa tài ba. Ông biết nguyên lý: Quân không cần nhiều, chỉ cần tinh nhuệ và được điều khiển bởi người tài giỏi.
Vợ chồng nữ sĩ Đoàn Thị Điểm đã hết mùa ngâu!
Trong những ngày đầu “cuộc trùng phùng mãi mãi”  trang trọng của vợ chồng cụ Nguyễn Kiều và nữ sĩ Đoàn Thị Điểm, phóng viên Vietnam+ đã có cuộc trao đổi cùng phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Lân Cường, người tham gia trực tiếp trong quá trình khai quật mộ cụ Nguyễn Kiều và “đưa cụ” về bên người vợ rất mực thương yêu - nữ sĩ Đoàn Thị Điểm.
Ngắm bảo vật của 4.000 năm lịch sử
Từ những tượng ngọc, khuyên ngọc thời văn hóa Phùng Nguyên cách đây 4.000 năm cho tới hàng loạt đồ ngự dụng bằng ngọc quý như nghiên mực, quân cờ, ấn... của vương triều Nguyễn, tất cả hơn 140 cổ vật được trưng bày tại cuộc triển lãm Cổ ngọc Việt Nam đều cho thấy kĩ thuật chế tác tinh xảo, tuyệt mỹ của những nghệ nhân vô danh trong lịch sử.
Không chỉ học sử trong nhà trường
Học sử, tìm hiểu lịch sử, bổ sung kiến thức về lịch sử dân tộc mình, cũng như thế giới - có thể từ việc đi bảo tàng, xem phim ảnh… - chuyện không mới. Vấn đề là lịch sử được thể hiện thế nào trong, trên những sản phẩm văn hoá ấy… Và, để có thể tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất, cần có kỹ năng tiếp nhận, phân tích thông tin…
Vai diễn lạ - Bà chúa thơ Nôm... ca vọng cổ!
Người Việt Nam, bất kể yêu thích văn chương hay không, đều biết và thuộc ít nhất cũng vài câu thơ “nghịch ngợm” của nữ sĩ Hồ Xuân Hương. “Bà chúa” dòng thơ Nôm của đất Bắc gần đây bỗng xuất hiện trên sân khấu TPHCM và ca… vọng cổ rất mùi! Sự kiện mới lạ này do nghệ sĩ Linh Huyền khởi xướng và để đưa bằng được “Bà chúa” lên sàn diễn cải lương chị đã làm “tất tần tật” các khâu: viết kịch bản, thủ vai Hồ Xuân Hương, tổ chức biểu diễn, đầu tư vốn…
Đinh Cường với các “sát-na” Bùi Giáng
Là bạn chí cốt của Bùi Giáng (1926- 1998) từ thời còn thanh niên nên Đinh Cường khá am hiểu “hành tung” của thi sĩ này. Vào ngày 4/8 tại phòng tranh Hoàng Hậu (Đà Lạt) và ngày 14/8 tại phòng tranh Tự Do (TP.HCM), Đinh Cường sẽ bày 15 bức tranh vẽ “Bùi Giáng trong mỗi sát-na” cùng với 3 người bạn họa sĩ khác.
Tướng Giáp chính là “người anh cả của toàn quân”
Từ cái nhìn mới về vị Đại tướng huyền thoại Võ Nguyên Giáp, nhà thơ Hoàng Bình Trọng đã cho ra đời trường ca “Tướng Giáp - Người anh cả của toàn quân.” Tập sách này từng được Trung ương đoàn và Hội Nhà văn Việt Nam trao giải nhất trong đợt xét các tác phẩm văn học cho thiếu nhi năm 2010.
Di sản thế giới của Việt Nam trên ảnh
Sáng qua 28/7, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ VH,TT&DL) đã thông báo kết quả Cuộc thi và triển lãm ảnh Các di sản thế giới của VN 2011. 
Sài Gòn tản văn bỏ túi
NXB Hội Nhà văn và Phương Nam book vừa ấn hành 3 cuốn sách bỏ túi về Sài Gòn mang tên “Sài Gòn tản văn”: Sài Gòn sau màn bụi, Hẻm phố thông ra thế giới, Ngon vì nhớ.
Trang 107/214