Văn nghệ trong nước
Thi thơ haiku lần 3
Hai năm một lần, đây là lần thứ 3 Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại TP.HCM phối hợp với báo Tuổi trẻ, Trường ĐHKHXH&NV TP.HCM tổ chức cuộc thi sáng tác thơ haiku Nhật - Việt.
7.000 trang nhật ký chiến trường bằng 5 thứ tiếng
Tiếp nối Nhật ký chiến tranh của Chu Cẩm phong, Nhật ký Đặng Thùy Trâm và Mãi mãi tuổi hai mươi của Nguyễn Văn Thạc, một bộ sách nhật ký và ghi chép văn học đồ sộ về chiến trường Quân khu V trong giai đoạn từ 1962 đến hết 1975 của nhà văn Phan Tứ vừa được NXB Văn học chính thức ra mắt bạn đọc.
Truyện Nguyễn Huy Thiệp lại lên sân khấu
Vở kịch Nhà có 5 anh em trai, dựng theo tác phẩm văn học của Nguyễn Huy Thiệp vừa được Đoàn kịch I - Nhà hát Tuổi trẻ - đưa lên sàn tập và sắp sửa ra mắt vào đầu tháng 8 tới.
Nhiều “người của công chúng” rớt… danh hiệu
Nhạc sĩ Phú Quang, NSƯT Chí Trung, NSƯT Anh Tú, NSƯT Thanh Ngoan, ca sĩ Trọng Tấn, Anh Thơ, Hồ Quỳnh Hương, nghệ sĩ violin Bùi Công Duy, nghệ sĩ ballet Cao Chí Thành, Tạ Thùy Chi, biên đạo Trần Ly Ly, Tuyết Minh... là những cái tên tiếp theo bị loại khỏi danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước đợt này...
Giọt nước mắt cứu rỗi
Xuất hiện lại trên sân khấu Hoàng Thái Thanh lần này, vở kịch Hãy khóc đi em đã được làm mới hoàn toàn về đường dây hành động, cũng như gia giảm liều lượng trong việc bộc lộ tính cách của một số nhân vật, đem lại cho vở sự chặt chẽ, sắc nét hơn.
Nỗi buồn Yang Prông
Yang Prông là tháp Chăm duy nhất còn lại ở Tây Nguyên, được xây dựng từ thế kỷ 13 (thời vua Chế Mân), thờ thần Siva. Năm 1991, tháp đã được công nhận là di tích văn hoá cấp quốc gia. Đây là ngọn tháp có giá trị nhiều mặt cho nghiên cứu về xã hội, dân tộc, lịch sử... của Tây Nguyên xa xưa. Thế nhưng, giữa tháng 7.2011 vừa rồi, có dịp trở lại thăm Yang Prông, chúng tôi đã không khỏi chạnh buồn...
Nhà dân tộc học của núi rừng Tây Nguyên qua đời
Nhà dân tộc học người Pháp Georges Condominas, người có cuộc đời gắn bó mật thiết với Việt Nam, đặc biệt là làng Sar Luk trên cao nguyên Đắk Lắk, đã qua đời (ngày 17/7/2011) tại Bệnh viện Broca, Paris, thọ 90 tuổi.
Quanh chuyện Giải thưởng văn hóa-nghệ thuật - Cần xem lại quy trình, tiêu chí xét tặng
Thời gian qua, dư luận ồn ào quanh việc đề cử và xét tặng đề cử Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước. Hôm qua, 21-7, bên lề kỳ họp Quốc hội, PV Báo SGGP đã trao đổi với ông Đào Trọng Thi (ảnh), Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên Nhi đồng của Quốc hội xung quanh vấn đề này.
Những người con bất tử
Mỗi dịp đến Ngày Thương binh liệt sĩ, tôi lại nghĩ nhiều hơn đến những dòng họ, gia đình đã chịu bao đau thương, mất mát. Bốn liệt sĩ ra đi từ một mái nhà - bộ phim tài liệu của đạo diễn Vi Hòa lên sóng lúc 21h35 tối nay 21/7 trên VTV1 sẽ là một câu chuyện chấn động lòng người.
Tô Hoài: 'Dế mèn được du ngoạn nhiều nước hơn tôi'
‘Dế mèn phiêu lưu ký’, tác phẩm quen thuộc với nhiều thế hệ độc giả Việt Nam đã đi trọn hành trình 70 năm kể từ năm 1941, khi cuốn truyện với cái tên ban đầu ‘Con dế mèn’ được in tại nhà xuất bản Tân Dân.
Học từ di tích
Nhằm phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa, đồng thời nâng cao nhận thức của học sinh về truyền thống cách mạng, về các sự kiện lịch sử, nhiều quận huyện, trường học ở TPHCM đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực để học sinh có được những bài học sinh động từ di tích.
Tập truyện Lê Minh Khuê bằng tiếng Đức - Giải thưởng cho bản dịch hay
Bản dịch tiếng Đức tuyển tập truyện ngắn của nhà văn Lê Minh Khuê vừa mới đoạt giải thưởng bản dịch xuất sắc cho hai dịch giả là giáo sư Guenter Giesenfeld và bà Marianne Ngo.
NSND Hoàng Dũng làm giáo viên chủ nhiệm
Đó không phải là một vai diễn trong phim mà là vai trò mới của NSND Hoàng Dũng. Tháng 8/2011 này, Trung tâm Sản xuất Phim truyền hình - Đài Truyền hình Việt Nam (VFC) sẽ tổ chức Cuộc thi tuyển và đào tạo diễn viên truyền hình sau 5 năm gián đoạn. 
Nguyễn Minh Châu - nhà văn mặc áo lính và dấu ấn làng quê
'Nguyễn Minh Châu từ dấu chân người lính đến lão Khúng ở quê' là cuốn thứ 12 và cũng là cuốn mới nhất trong bộ sách 'Nhà văn của em' do Nhà xuất bản Kim Đồng biên soạn.
Câu chuyện đời người đàn bà trong những viên đá
Mang lại cảm giác của một cuộc dạo chơi ngày hè, tất cả các giác quan được đánh thức bằng hàng trăm bông hoa sen ngát hương tại trung tâm triển lãm Maison des Arts, triển lãm “Đợi” sẽ khai mạc tối nay, 18/7, bao trùm bốn lĩnh vực: hội họa, nhiếp ảnh, nghệ thuật sắp đặt và thời gian để sáng tạo, thưởng thức về hoa.
Ngỡ ngàng trước sự kỳ vĩ của thiên nhiên Việt Nam
Nằm trong khuôn khổ Hội nghị quốc tế lần thứ hai khu vực châu Á - Thái Bình Dương về công viên địa chất (APGN GEOPARK 2011), triển lãm ảnh Đối thoại với di sản địa chất sẽ diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội vào hôm nay 18/7 (kéo dài tới 20/7). 
Nhà văn Sơn Tùng được phong danh hiệu Anh hùng Lao động
Ngày 14.7.2011, Chủ tịch Nước đã ký quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới cho nhà văn Sơn Tùng, sinh năm 1928, tại làng Kim Luỹ (nay là xã Diễn Kim, Diễn Châu, Nghệ An).
Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên: “Văn học trẻ không thể là một thứ viễn mơ!”
Tại đại hội 11 hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội vừa qua (6.7), nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên tung ra bài tham luận Văn học nghệ thuật của lòng yêu nước gây được chú ý. Ông dành cho SGTT cuộc trao đổi về bài phát biểu này kết nối với sự kiện hội nghị Những người viết văn trẻ toàn quốc sắp diễn ra.
Mỏi mắt chờ trường quay chuyên nghiệp
Chỉ tới thời điểm này, khi mà dòng phim cổ trang bắt đầu quay trở lại với vô vàn lời than vãn của nhà sản xuất, đạo diễn về việc chật vật đi tìm trường quay, đi thuê địa điểm thì người ta mới chợt nhớ ra rằng đã từng có một trường quay nằm ngay tại Hà Nội. Trường quay ấy rộng 15ha, được xây dựng từ năm 1959. Thế nhưng, cũng từ hàng chục năm nay, Trường quay Cổ Loa, trường quay lớn duy nhất ở miền Bắc đã rơi vào cảnh màn buông, chiếu đắp, đợi “hồi sinh” trong khi các đoàn làm phim thì vẫn đang tất tả tìm bối cảnh.
Đồng nát trong
Dù có đến ba góc trưng bày khác nhau: Ðồng nát - người làng ở phố, Những người thầy thầm lặng vàHip hop - cuộc sống của tôi, nhưng khách xem cuộc trưng bày Chuyện ở thành phố: Theo Những giọng nói cộng đồng (*) thường dừng lại lâu hơn trước thế giới đồng nát khốn khó và giàu cảm xúc.
Trang 108/214