Sáng 19-12, Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày Lễ lớn TP Hồ Chí Minh, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố đã tổ chức triển lãm ảnh tại bốn địa điểm: Đường Nguyễn Huệ, Đồng Khởi, Công viên Chi Lăng và Cung Văn hóa lao động, quận 1.
Vấn đề giáo dục luôn là đề tài thời sự và được đông đảo các tầng lớp xã hội ở Việt Nam quan tâm. Các chương trình giáo dục luôn được đổi mới và cải tiến qua từng thời kỳ, giai đoạn khác nhau của sự phát triển xã hội.
Hoạt động thư viện ở Việt Nam hai năm qua đã có những chuyển động tích cực, góp phần không nhỏ phát triển văn hóa đọc, tạo môi trường cho người dân học tập suốt đời. Số lượng người dân đến với thư viện và số lượng sách được đưa đến phục vụ cộng đồng, đặc biệt là học sinh, sinh viên, đều tăng. Ước tính các chỉ số hoạt động của hệ thống thư viện công cộng và thư viện đa ngành, chuyên ngành năm 2019 tăng hơn 15% so với năm 2018.
Sau 2 năm triển khai đề án “Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng” đã góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, tạo môi trường giúp người dân có thêm cơ hội để tiếp cận với thông tin và tri thức.
Hành trình về nguồn “Chiến khu Việt Bắc” năm 2019 do Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM tổ chức đã khép lại. Những tình cảm sau chuyến về nguồn của “đại gia đình” văn nghệ sĩ TPHCM càng thêm ấm áp, khi nhiều dự định được ấp ủ, nhiều dự án với khát khao cống hiến như được tiếp thêm động lực.
Ngày 5-12, hội thảo khoa học toàn quốc chủ đề “Vai trò định hướng của phê bình trong hoạt động thực tiễn và sáng tạo văn học, nghệ thuật (VHNT) hiện nay” đã diễn ra tại TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Với cảm thức mong muốn tiếp nối những giá trị trường tồn của lớp họa sĩ thời "Mỹ thuật Đông Dương", các họa sĩ trẻ đã cùng hội tụ trong một triển lãm mang lại nhiều cảm xúc cho người xem. 24 tác phẩm là góc nhìn đa chiều thông qua lăng kính nghệ thuật tươi mới của những người trẻ hôm nay. Triển lãm "Thấp thoáng Đông Dương" đang diễn ra tại Hanoi Studio Gallery, từ ngày 27-11 đến ngày 18-12-2019.
Vở diễn “Thị Nở và Chí Phèo” của sân khấu Lệ Ngọc (tác giả kịch bản: Lê Chí Trung, đạo diễn: NSND Lê Hùng) từ lúc khởi công dàn dựng tháng 1-2019 đến nay đã có gần 100 đêm diễn. Nhưng không khí của vở vẫn có dấu hiệu lan tỏa, đặc biệt là tại Hà Nội.
Tối 21-11, Ngày hội Di sản văn hóa, du lịch Việt Nam 2019 với chủ đề “Di sản văn hóa trong quá trình phát triển văn hóa du lịch” do Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam phối hợp với Sở VH-TT các tỉnh, thành phố: Hà Giang, Cao Bằng, Quảng Ngãi, Đắk Lắk, Gia Lai, TPHCM tổ chức đã chính thức khai mạc tại Hà Nội.
Trước sự yêu mến của độc giả, đặc biệt nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, NXB Trẻ vừa tái bản bộ sách của học giả Thu Giang Nguyễn Duy Cần với một diện mạo mới, gồm 2 phiên bản bìa cứng và bìa cứng đóng hộp nhũ vàng bụng sách.
Liên hoan các câu lạc bộ hát xẩm các tỉnh khu vực phía Bắc - năm 2019 do tỉnh Ninh Bình tổ chức dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 3-5/12.
Sinh ra và lớn lên trong thời kỳ đất nước có nhiều sự kiện đặc biệt, các họa sĩ đã thổi hồn vào tác phẩm của mình những trải nghiệm đặc biệt ấy. Họ sáng tạo, định hình phong cách nghệ thuật và tìm ra cho mình những triết lý sống để gửi gắm vào tác phẩm.
Khi giao thương giữa các quốc gia châu Á phát triển, mỹ thuật khu vực này cũng để lại dấu ấn đậm nét về giao thoa văn hóa. Tuy nhiên, mỗi cá nhân nghệ sĩ là một sự khác biết và tác phẩm của họ thể hiện nét văn hóa đặc sắc của đất nước mình.
Vừa qua, nghệ sĩ nhiếp ảnh (NSNA) Trần Lam đã tổ chức triển lãm ảnh nghệ thuật “Khoảnh khắc thiên nhiên” tại Hà Nội. 79 tác phẩm ghi lại những khoảnh khắc tuyệt vời, độc đáo của một số loài chim nước đặc hữu tại Việt Nam, tiêu biểu là sếu đầu đỏ. Ngoài ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước, những bức ảnh còn mang đến nhiều cảm xúc sâu lắng bởi tác giả là một nghệ sĩ tâm huyết, giàu lòng trắc ẩn với cuộc đời.
Ngày 31-10, tại Hà Nội, Cục Hợp tác quốc tế, Bộ VH-TT-DL phối hợp với Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam tổ chức Hội thảo “Chuyên nghiệp hóa trong tổ chức các sự kiện nghệ thuật tại Việt Nam”.
Công nghệ thường được coi là con đường đưa tới tương lai, còn nghệ thuật dẫn ta trở về với cảm xúc mang bản chất con người. Nhưng thực tế, chúng liên tục giao thoa với nhau, cái này có thể làm nền cho cái kia để mở rộng giới hạn, thúc đẩy sự tiến bộ của nhân loại.
Nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng và nhóm cộng sự vừa cùng Nhà xuất bản Văn hóa – Văn nghệ TPHCM cho ra mắt cuốn sách mới mang tên Đồng dao và Trò chơi truyền thống.
Ngày 24-10, Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc cho biết sẽ phối hợp với Văn phòng Đại diện Tổng cục Du lịch Hàn Quốc tại Hà Nội cùng sự hỗ trợ của UBND tỉnh Lâm Đồng, UBND thành phố Đà Lạt để tổ chức chương trình “Ngày văn hóa Hàn Quốc tại Đà Lạt” vào ngày 26-10 tại Quảng trường Đà Lạt.
“Sau ngàn năm, sau vạn năm/ Tôi theo câu hát xa xăm tìm về/ Nẻo đường hun hút sơn khê/ Vẳng trong gió núi vỗ về lời ru/ Chiều nao khói lửa mịt mù/ Ôm con nàng ngóng chinh phu cuối trời…”. Những lời thơ được PGS.TS. Nguyễn Thế Kỷ viết ra tại thời điểm ông đến thăm, chiêm bái tượng đá nàng Tô Thị năm 1997, đã trở thành cảm hứng, là tứ để ông viết kịch thơ “Ngàn năm mây trắng” đầu năm 2019. Tác phẩm được kết hợp dàn dựng với nhiều loại hình sân khấu truyền thống, là minh chứng cho sáng tạo không giới hạn của các nghệ sĩ.
Học viện Phật giáo Việt Nam (Sóc Sơn, Hà Nội) vừa diễn ra buổi gặp mặt báo chí thông tin về chương trình đại lễ tưởng niệm và hội thảo khoa học kỷ niệm 906 năm Ni sư Diệu Nhân viên tịch cùng chư vị tổ sư ni tiền bối hữu công.