Văn nghệ trong nước
Đào hầm mộ để…… triển lãm
Đó là ý tưởng về cuộc ra mắt “hoành tráng” của nhiều thể loại như: tranh, sắp đặt, video art, trình diễn... được thực hiện bởi các nghệ sĩ 8X, 9X có cái tên rất giản dị: Một gang tay... sẽ diễn ra vào tối 7/7 tới tại Om Studio (cảng Cống Thôn, Yên Viên, Gia Lâm). 
Nhà xuất bản Thông tấn khởi đầu từ “Thảm họa…”
Trong mười năm gắn bó với công tác xuất bản, Giám đốc Nhà xuất bản Thông tấn Vũ Quốc Khánh vẫn nhớ như in nghĩa cử đẹp của vị khách ngoại quốc, người đã mua cuốn “Người H’mông ở Việt Nam” ở cửa hàng sách ngoại văn.
Cảm xúc khi làm phim về thành phố mang tên Bác (*)
100 năm phát triển, trưởng thành của một thành phố, có bao nhiêu điều muốn nói. 100 năm, đó là tính từ thời điểm 5-6-1911 – ngày người thanh niên Nguyễn Tất Thành rời bến cảng Sài Gòn lên chiếc tàu mang tên đô đốc Latouche Tréville ra đi tìm đường cứu nước đến ngày 5-6-2011.
Thứ phi phương Bắc của vua Bảo Đại đã ra đi
Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh mời cựu hoàng Bảo Đại ra Hà Nội làm cố vấn cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Người Bắc vốn không có cảm tình với nhà Nguyễn, nhưng hành động thoái vị và câu nói nổi tiếng "thà làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ" của cựu hoàng được nhiều người trong họ quý mến.
Lối đi nào cho phim cổ trang Việt Nam?
Gần đây, điện ảnh Việt chứng kiến sự đổ bộ của dòng phim cổ trang, phim lịch sử, nhưng cũng vì sự ồ ạt đó mà nhiều lùm xùm đã xảy ra. Lối đi nào để phim cổ trang Việt đến gần hơn với công chúng, đó vẫn là một câu hỏi khó trả lời.
Trần tình từ “sách dạy trẻ gian lận”
Bộ sách Kiến thức cho thiếu nhi của Công ty văn hóa Long Minh (liên kết xuất bản cùng NXB Kim Đồng) đang nhận được những phản hồi khá tiêu cực từ độc giả. Lý do: một số chi tiết trong bộ sách này bị đánh giá là dạy trẻ em “gian lận và vô lễ”.
Kỷ niệm 20 năm Giải Bông lúa vàng
Đài Tiếng nói Nhân dân TPHCM vừa họp báo giới thiệu Hội thi Giọng ca cải lương Giải Bông lúa vàng lần thứ IX – 2011. Đây cũng là lần kỷ niệm 20 năm tổ chức giải thưởng ca cổ trên làn sóng phát thanh của Đài Tiếng nói Nhân dân TPHCM được đông đảo thính giả yêu thích.
Thế giới thêm 8 di sản được vinh danh….
Tiếp theo 5 di sản được công nhận hôm 25/6, trong thông cáo báo chí đề ngày 27/6, UNESCO cho biết đã bổ sung thêm 3 địa chỉ mới vào danh sách di sản thế giới. Đó là cảnh quan văn hóa vùng Konso (Ethiopia), pháo đài Jesus, Mombasa (Kenya) và Thành nhà Hồ, Việt Nam vừa được đưa vào danh sách di sản thế giới. Việc xem xét các di sản mới để đưa vào danh sách di sản thế giới vẫn tiếp tục.
Nghệ sĩ nhân dân Quý Dương từ trần
Người Việt Nam đầu tiên hát opera trên sân khấu Nhà hát lớn Hà Nội, giảng viên thanh nhạc đầu tiên của Nhạc viện Hà Nội - người đã hát Tình em bên các mâm pháo của trận địa phòng không trong 12 ngày đêm “Hà Nội - Điện Biên phủ trên không” - NSND Quý Dương đã qua đời chiều 28-6 sau gần 10 năm chiến đấu với bệnh thận hiểm nghèo, thọ 75 tuổi.
Việt Văn đoạt 2 giải PX3- Paris (Pháp)
Nhiếp ảnh gia Việt Văn, phóng viên báo Lao Động là tác giả VN duy nhất đoạt giải tại cuộc thi ảnh hàng đầu châu Âu PX3 (Prix de la Photographie, Paris- Pháp), với tác phẩm “Câu chuyện cát số 9” đoạt huy chương đồng (Bronze Medal) thể loại “Chân dung” và Bằng danh dự cho “Đi làm buổi sáng” - thể loại “Báo chí” ở khu vực dành cho các nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp.
Truyền thông: những chuyện không tử tế - Kỳ cuối:
Vi phạm nặng, sẽ đóng cửa tờ báoTrước tình trạng “lá cải hóa” thông tin trên các trang mạng và cả báo điện tử chính thống mà công luận lên tiếng lâu nay, Tuổi Trẻ đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thế Kỷ - phó Ban Tuyên giáo T.Ư.
“PLAYBOY HÓA” BÁO CHÍ: Mối hiểm họa!
Nhà báo có đạo đức luôn đối xử với nguồn tin, với đối tượng được đưa tin, với bạn đọc và đồng nghiệp như những con người đáng được tôn trọng
Di tích Thành nhà Hồ được công nhận Di sản Văn hóa Thế giới
Vào lúc 13 giờ ngày 27- 6 (theo giờ Paris, Pháp), tại cuộc họp lần thứ 35 của Ủy ban Di sản Thế giới thuộc Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên Hiệp Quốc (UNESCO) diễn ra từ ngày 19 đến 29- 6 tại Paris, di tích Thành nhà Hồ (thuộc tỉnh Thanh Hóa của Việt Nam đã được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới.
Vẫn chuyện không nhà, nhạc cụ tiền tỷ vẫn phải “nằm” kho!
Sau hơn 2 năm, 81 nhạc cụ trị giá gần 50 tỷ đồng được nhập về TP.HCM nhưng cho đến nay, toàn bộ số nhạc cụ ấy vẫn chưa thể phát huy hết tác dụng (Báo Văn Hóa đã từng có bài đề cập đến vấn đề này trên các số báo 1871, ra ngày 16.7.2010 và số 2010 ra ngày 6.6.2011).
Lặng lẽ, nuôi dưỡng văn chương “thuần Việt”
Đã đến lúc các nhà làm xuất bản, phát hành sách trở lại với các tác giả trong nước thay vì hướng ngoại. Xuất bản sách của các tác giả “thuần Việt” đang trở thành một xu hướng của thị trường sách, ít ra là từ nay đến cuối năm. Hiện, nhiều đơn vị làm sách đã và đang tìm cách nuôi dưỡng nguồn bản thảo cho riêng mình.
Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh
Hội Nhà văn Hà Nội và NXB Phụ nữ vừa qua đã tổ chức tọa đàm và giới thiệu tiểu thuyết Đội gạo lên chùa của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh. 
Nhà thơ Nguyễn Trung Bình: Trẻ dáng nâu... đi xích lô
Trong đời tôi cho đến giờ mới chỉ có hai lần bị ngã xe máy, trong đó, một lần là do chở Nguyễn Trung Bình. Vết sẹo ở đầu gối tôi hiện giờ vẫn còn, mỗi khi uống chút rượu bia là nó lại đỏ lên và ngứa như mới lên da non, dù việc xảy ra cách nay đã hơn chục năm.
Họa sĩ Phan Ngọc Minh: “Khi vẽ, tôi phục sinh cùng di sản”
Phan Ngọc Minh sẽ lên đường đi Mỹ vào đầu tháng 7 với tư cách là họa sĩ được giải thưởng hạng nhất của Hiệp hội Họa sĩ châu Á.
Khi đạo đức bị tàn phá
Một trong những người biết rõ câu chuyện về video clip thuộc hàng “thảm họa”, có tên “cấm trẻ em...” kể rằng nhân vật chính là một thanh niên bán rau củ ở chợ Cầu Muối (TP.HCM).
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và bản hùng ca Điện Biên
Tối 25-6, chương trình nghệ thuật sân khấu kết hợp đậm chất điện ảnh dài 210 phút mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp và bản hùng ca Điện Biên đã được công diễn tại Trung tâm Văn hóa thông tin tỉnh Quảng Bình (TP Đồng Hới, Quảng Bình).
Trang 111/214