Văn nghệ trong nước
Câu hỏi lớn cho dòng phim cổ trang lịch sử?
Dường như, sự khởi đầu đầy sóng gió của “mùa” phim lịch sử Việt Nam đã đặt dấu hỏi lớn cho dòng phim này…
Đêm nhạc tưởng niệm 2 năm ngày mất Michael Jackson
Tối 25/6, tại NH Tuổi trẻ (11 Ngô Thì Nhậm, Hà Nội) sẽ diễn ra đêm nhạc One Name, One Legend 2 do Heal the world group tổ chức với tên gọi Michael Jackson and more nhằm tưởng niệm 2 năm ngày mất của “ông hoàng nhạc pop” (25/6/2009 - 2011). 
Thi sáng tác tượng đài anh hùng N’Trang Lơng
Ngày 23/6, tỉnh Đắk Nông đã tổ chức phát động Cuộc thi sáng tác mẫu phác thảo tượng đài anh hùng dân tộc N’Trang Lơng. Tượng đài sẽ được xây dựng tại Đắk Nur, phường Nghĩa Đức (thị xã Gia Nghĩa) trên diện tích 10ha.
Phim “Đồng quê”: Vẽ lại bức tranh phong tục tập quán
19 tập phim “Đồng quê” của đạo diễn Lê Phương Nam sẽ vẽ lại bức tranh phong tục tập quán của cư dân vùng Cà Mau - Bạc Liêu những năm 1930-1945 và công cuộc mưu sinh trên vùng đất phương Nam nước Việt.
Dở cười, dở khóc - truyện tranh
Ai cũng biết truyện tranh bấy lâu nay đã trở thành những món quà đáng yêu và gần gũi nhất đối với các em thiếu niên và nhi đồng. Nhưng giờ đây, hàng loạt các bộ truyện tranh rất nổi tiếng của Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Công và Trung Quốc ồ ạt xâm nhập vào nước ta, tạo nên một không khí khá ồn ào nhưng lại không thể kiểm soát được, và gây ra những hậu hoạ khó lường.
Thông tin về Liên hoan Phim (LHP) Cổ trang lần đầu tiên dự kiến tổ chức trong khuôn khổ Festival Huế 2012 khiến giới điện ảnh… giật mình. Mọi người ngơ ngác: “Chỉ với vài bộ phim cổ trang đã làm, chất lượng bị khán giả chê tơi bời. Vì vậy, tổ chức LHP cho thể loại này là tôn vinh thể loại kém nhất của điện ảnh Việt”.
Phim truyền hình dành cho thiếu nhi: “Nghèo” kịch bản, “đuối” diễn viên
5 bộ phim thiếu nhi lần đầu lên sóng truyền hình dịp hè này: Phiêu lưu mùa hè, Lục lạc huyền bí, Trạng Tèo, Hương vị ô mai và Nhiệm vụ đặc biệt. Ngần ấy thôi cũng phần nào giải “cơn khát” phim thiếu nhi vốn luôn trong tình trạng… SOS. Thế nhưng cùng với sự lên sóng của 5 bộ phim hướng tới khán giả nhí, có không ít vấn đề đặt ra đối với các nhà làm phim ở mảng đề tài này.
Sân khấu ca nhạc hồi sinh
Việc David Archuleta - á quân American Idol 2008 - sẽ có hai đêm diễn vào ngày 22-7 tại TP.HCM (sân vận động Quân khu 7) và 24-7 tại Hà Nội (Trung tâm triển lãm Giảng Võ) một lần nữa cho thấy sân khấu ca nhạc đang có những dấu hiệu hồi sinh.
LỄ TRAO GIẢI BÁO CHÍ QUỐC GIA LẦN THỨ V: Vinh danh những nhà báo lòng trong, bút sắc
Tối 21.6 - đúng ngày kỷ niệm 86 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21.6.1925 - 21.6.2011), Hội Nhà báo Việt Nam đã tổ chức lễ trao giải Báo chí quốc gia lần thứ V tại Hà Nội.
Nhớ một cây cọ, một nụ cười
Trong số những họa sĩ biếm của báo chí Việt Nam, nhất là thời kỳ sau đổi mới, gương mặt gây ấn tượng cho tôi hơn cả là họa sĩ Chóe của Báo Lao Động.
Tính nhà nghề cao trong Con mắt biên tập
Lần đầu tiên tôi cầm trên tay cuốn The Editorial Eye là vào năm 1995, photocopy từ nguyên bản của nhà báo Trần Trọng Thức. Cuốn sách làm tôi ngỡ ngàng vì hoàn toàn khác với sở học mà mình thủ đắc ở nhà trường vào thời đó. Một tập giáo trình của hai bậc thầy dày dặn kinh nghiệm chắt lọc từ các toà soạn, hai nhà giáo đồng thời là nhà báo Karen Brown Dunlap, viện Poynter và Jane T. Harrigan, đại học bang New Hampshire (Mỹ).
Xã hội hóa xuất bản: Không có thị trường - các NXB đang làm khó mình
“Một trong những điểm yếu nhất của các nhà xuất bản (NXB) là đã không nắm bắt được thị trường, không bám rễ được vào đời sống để đưa ra những xuất bản phẩm phù hợp với nhu cầu ngày càng phong phú của độc giả”- Cục trưởng Cục Xuất bản (Bộ TT-TT) Nguyễn Kiểm đã khẳng định như vậy khi trao đổi với phóng viên Báo SGGP về vấn đề xã hội hóa xuất bản.
Các nhà báo đầu thế kỷ 20 qua lời của người thân
Khi nói đến sự phát triển của một cây bút viết văn hay làm báo nổi tiếng, người ta luôn quan tâm đến thời đại mà tác giả đó sống. Theo giáo sư Hà Minh Đức - vị giáo sư đầu ngành về nghiên cứu văn học và báo chí của nước nhà thì "những thập niên đầu của thế kỷ 20 là thời kỳ hưng thịnh của văn học và của báo chí Việt Nam."
80 năm tuổi đời - 60 năm cầm bút
Nhà văn Đoàn Minh Tuấn - 80 năm tuổi đời - 60 năm cầm bút là chương trình buổi sinh hoạt chuyên đề nhân dịp sinh nhật lần thứ 80 của nhà văn, vừa diễn ra sáng 19-6 tại Cung văn hóa Lao động TP.HCM.
Đêm thơ ca Phạm Thiên Thư gây quỹ cho trẻ tự kỷ
Nhiều tác phẩm nổi tiếng của thi sĩ Phạm Thiên Thư từng được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc như Ngày xưa Hoàng Thị, Đưa em tìm động hoa vàng, Em lễ chùa này, Gọi em là đóa hoa sầu...
Bộ VHTTDL sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho báo chí
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ luôn tạo điều kiện thuận lợi cho báo chí đưa tin về các hoạt động trong lĩnh vực mà ngành quản lý.
Nhân vật nhà báo trên phim: Vì sao không giống... nhà báo?
Đã có nhiều bộ phim (cả điện ảnh và truyền hình) đề cập đến nghề làm báo, người làm báo với nhiều góc độ khai thác khác nhau. Nhưng phần lớn đều bị chê là… “không giống nhà báo”. Thậm chí là“bóp méo hình ảnh nhà báo”, trong đó có cả những phim mà kịch bản được viết bởi chính những người đã từng công tác tại các tòa soạn. Các nhà làm phim khăng khăng: “Phản ánh đúng hiện thực”. Nhà báo khẳng định: “Không đúng”. Người xem lúng túng. Lỗi ở đâu?
Sân khấu hóa hình tượng Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Chương trình sân khấu hóa Đại tướng Võ Nguyên Giáp và bản giao hưởng Điện Biên, do UBND tỉnh Quảng Bình, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) thực hiện, diễn ra vào tối 29-6, tại TP Đồng Hới (Quảng Bình). VTV3 sẽ truyền hình trực tiếp trong chương trình Nhà hát Truyền hình
9 giải A cho rối dân gian
Sau một tuần lễ diễn ra sôi động, Liên hoan múa Rối dân gian toàn quốc lần thứ I năm 2011 đã khép lại với 15 chương trình biểu diễn của 15 phường rối nước và rối cạn trong cả nước với sự tham gia của 292 nghệ nhân các phường. Đêm tổng kết và trao giải đã diễn ra tối ngày 18/6 tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Hải Dương... 
Đinh Công Đạt đem 150 “con gà” ra triển lãm
Triển lãm sắp đặt “Gà: chip, chic, chicky” của nghệ sĩ Đinh Công Đạt sẽ ra mắt tại Viện Goethe Hà Nội (56-58 Nguyễn Thái Học) vào ngày 25-28/6 tới. 
Trang 112/214