Văn nghệ trong nước
Nhiều hoạt động kỷ niệm Ngày Giải phóng thủ đô Hà Nội

Kỷ niệm 64 năm Ngày Giải phóng thủ đô Hà Nội, trong những ngày đầu tháng 10, nhiều hoạt động văn hóa chào mừng sẽ được tổ chức nhằm tái hiện khoảnh khắc của Hà Nội trong những ngày mùa thu lịch sử.

Muôn sắc thái người Hung

Cuốn sách “Người Hungary, họ là ai?” của tác giả Lackfi János, vừa ra mắt độc giả Việt Nam. Đó là muôn sắc thái diện mạo tích cực lẫn tiêu cực của những người Hung có tổ tiên đã đi hàng trăm năm trên lưng ngựa từ châu Á sang châu Âu và dừng chân ở đất nước hiện tại.

Hòa điệu chung - riêng

Văn hóa Thăng Long - Hà Nội và văn hóa xứ Đoài từ xưa đến nay đều gắn bó mật thiết, có giá trị tương tác và bổ sung hữu cơ cho nhau. Việc điều chỉnh địa giới hành chính Hà Nội đã tạo nên thế mạnh tổng hợp của nền văn hóa chung, cao hơn, sâu hơn, lớn hơn.

Kỳ vọng thế hệ trẻ

Đối với làng nghề truyền thống tò he Xuân La, lớp nghệ nhân trẻ đang được kế thừa kỹ thuật, trao truyền bí kíp. Theo nghệ nhân trẻ Đặng Văn Hậu, các câu lạc bộ tại làng đang nỗ lực mở rộng thị trường, tìm đầu ra cho sản phẩm. Đây là yếu tố then chốt quyết định sự phát triển của làng nghề tò he duy nhất tại Hà Nội.

Độc đáo Tết cơm mới của đồng bào dân tộc vùng cao ở Lào Cai

Hằng năm cứ vào khoảng từ tháng 8 đến tháng 9 âm lịch, đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng cao Lào Cai lại tổ chức lễ mừng cơm mới.

Hà Nội xưa qua tranh họa sĩ tài hoa Lê Văn Xương

Lần đầu tiên, một triển lãm quy mô lớn các tác phẩm hội họa nhiều chất liệu, nhiều chủ đề của họa sĩ tài danh Lê Văn Xương (1917 - 1988) được giới thiệu với giới nghệ thuật và công chúng yêu mỹ thuật tại TPHCM. 

Sự mộc mạc làm nên vẻ đẹp của ảnh Nguyễn Hữu Tuấn

Khi bấm máy những bức ảnh chụp về cao nguyên đá Đồng Văn cách đây 20 năm, nhà nhiếp ảnh Nguyễn Hữu Tuấn (ảnh) đã bước qua kỹ thuật để chụp thật bằng cảm xúc về con người, phong cảnh miền núi non. Cái đẹp trong những bức ảnh của ông là sự từ chối những gì hào nhoáng màu mè, tước bỏ những gì gọi là thừa thãi bên ngoài để đi sâu vào cốt lõi của hiên thực…

Trưng bày ảnh nhân Kỷ niệm 45 năm ngày lãnh tụ Fidel Castro thăm vùng giải phóng Quảng Trị

Chiều 14-9, UBND tỉnh Quảng Trị phối hợp với Thông tấn xã Việt Nam, tổ chức Trưng bày ảnh nhân Kỷ niệm 45 năm lãnh tụ Fidel Castro đến thăm vùng giải phóng miền Nam Việt Nam thuộc tỉnh Quảng Trị (9/1973 - 9/2018) tại TP Đông Hà.

Dấn thân không mệt mỏi

“Hơn nửa thế kỷ hoạt động trên nhiều lĩnh vực, Đỗ Đức Dục chính là hiện thân sinh động và đẹp đẽ của mẫu hình trí thức dấn thân không mệt mỏi trong thế kỷ XX đầy biến động. Ở ông, ta bắt gặp sự kết hợp hài hòa ba trong một: nhà hoạt động xã hội sôi nổi, nhà văn hóa giàu sáng tạo và nhà nghiên cứu văn học tâm huyết” - PGS.TS. Nguyễn Đăng Điệp, Viện trưởng Viện Văn học khẳng định.

Sống động một thời hoa lửa

Đi qua cuộc kháng chiến của dân tộc, các tác giả trong lĩnh vực mỹ thuật và nhiếp ảnh đã có nhiều sáng tác giá trị, phản ánh cuộc chiến tranh cách mạng. Tập hợp những sáng tác ấy được xem là cuốn lịch sử bằng nghệ thuật quý giá, sống động về một thời hoa lửa của đất nước.

Hội sách Văn Miếu – cầu nối những người yêu sách

Kỷ niệm 64 năm ngày giải phóng thủ đô, trong 4 ngày 6, 7, 8, 9 tháng 9 năm 2018, tại tại sân Hồ Văn (Đối diện cổng vào Văn Miếu), số 58 Quốc Tử Giám, Hà Nội sẽ diễn ra Hội sách cũ Hà Nội tổ chức “Hội sách Văn Miếu”.

Ra mắt sách về tác phẩm hội họa và điêu khắc Việt Nam

"Viet Art Now - Một số gương mặt điển hình" sẽ giới thiệu tới công chúng chân dung, tác phẩm của 62 họa sĩ đương đại tiêu biểu.

Người lái tàu đón Bác năm 1946

Một ngày cuối năm, qua sự giới thiệu của chị Võ Quý Hòa Bình, con gái kỹ sư Võ Quý Huân - một trong bốn trí thức đầu tiên cùng Bác Hồ từ Pháp trở về Tổ quốc năm 1946, chúng tôi đến gặp ông Nguyễn Đức Lương, con trai ông Nguyễn Đức Thiện để nghe kể về người đã có vinh dự được lái tàu hỏa đón Bác từ Hải Dương về Hà Nội năm đó...

Thưởng lãm mỹ thuật, nhiếp ảnh của các tác giả đoạt Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước

Chiều 30/8, tại Hà Nội đã diễn ra Triển lãm “Tác phẩm Mỹ thuật, Nhiếp ảnh của các tác giả được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước năm 2016” do Bộ  văn hóa Thể thao và Du lịch cùng với  Cục Mỹ Thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức.

Những bài học về đạo đức cán bộ từ “Nhớ lời Bác dặn”

Tối 29/8, tại Nhà hát Lớn Hà Nội đã diễn ra chương trình nghệ thuật “Nhớ lời Bác dặn”, do Truyền hình Nhân Dân phối hợp với Nhà hát kịch Hà Nội thực hiện.

Văn hóa và văn học Nam Bộ trong thời kỳ hội nhập

Là chủ đề Hội thảo khoa học do Trường ĐH Trà Vinh tổ chức vào chiều 28/8 tại TP Trà Vinh, với sự tham dự của gần 100 nhà khoa học, nhà nghiên cứu, giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên của các trường ĐH, CĐ phía Nam.

Bế mạc lễ hội văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ III

Sau gần 1 tuần diễn ra các hoạt động của Lễ hội văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ III, năm 2018, chiều tối 26/8, lễ hội đã được bế mạc tại TP Tam Kỳ (Quảng Nam), khép lại với những kết quả thành công tốt đẹp.

Gắn kết cởi mở

Vẫn ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên và con người nhưng đa phần tác phẩm của các họa sĩ Việt Nam và châu Á tham gia trại sáng tác tại Ninh Bình vừa qua đã bày tỏ thái độ rõ ràng trước những vấn đề đương đại. Đặc biệt, họ có cơ hội học hỏi nhiều phong cách nghệ thuật cũng như cách lựa chọn ý tưởng và tiếp cận vấn đề khác nhau trong nghệ thuật.

Miên man ký ức đêm thơ, nhạc, kịch về Lưu Quang Vũ-Xuân Quỳnh

Tối 26/8, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, nhân kỷ niệm 30 năm ngày mất của nhà thơ, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ và nhà thơ Xuân Quỳnh (1988-2018), Báo Nông thôn ngày nay, Báo điện tử Dân Việt, Nhà hát Tuổi trẻ, Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức Đêm thơ, nhạc, kịch “Lưu Quang Vũ-Xuân Quỳnh: Tình yêu ở lại.”

Vì sao trong suốt 30 năm, kịch Lưu Quang Vũ vẫn hấp dẫn?

30 năm sau lần đầu tiên ra mắt, những vở kịch của cố tác giả Lưu Quang Vũ vẫn có sức hấp dẫn lạ kỳ với khán giả. Rất nhiều câu hỏi đã được đặt ra, điều gì làm nên sức hấp dẫn đó?

Trang 20/214
1 ...18 19 2021 22 ...214