Văn nghệ trong nước
Ra mắt bộ sách “Tấn trò đời” của đại văn hào Balzac

Ngày 11/7, Trung tâm văn hoá Pháp L’Escape phối hợp cùng Nhà xuất bản Văn học và Công ty TNHH Sách và truyền thông Việt Nam đã tổ chức buổi toạ đàm giới thiệu bộ sách Tấn trò đời của đại văn hào Pháp Honore de Balzac.

"Bảo vật của ngành cải lương", NSND Bạch Tuyết trở lại màn ảnh rộng sau hơn 40 năm vắng bóng

NSND Bạch Tuyết, người được mệnh danh là "Cải lương chi bảo" (bảo vật của ngành cải lương) sẽ trở lại màn ảnh rộng sau hơn 40 năm vắng bóng. Trong bộ phim "Thạch thảo" do Mai Thế Hiệp làm đạo diễn, NSND Bạch Tuyết sẽ vào vai bà Hiệu trưởng nghiêm khắc nhưng giàu tình thương học trò.

Màu của điêu khắc

Sau những chuyến trải nghiệm đến các vùng miền đất nước, cảm nhận nguồn năng lượng dồi dào và sức sống căng tràn của thiên nhiên, Trần An và Thái Nhật Minh đã hình thành quan niệm mới trong sáng tác. Các tác phẩm điêu khắc trong triển lãm “Mùa hoa và chim” của cả hai như một cuộc đối thoại giữa ngôn ngữ của hình khối, tính chất của vật liệu và màu sắc.

Vở múa đương đại Cafe Sài Gòn: Dấu ấn từ sự sáng tạo

Vở múa đương đại Cafe Sài Gòn do hai biên đạo Joost Vrouenraets (Hà Lan) và Maite Guerin (Pháp) dàn dựng cho Nhà hát Nhạc - Giao hưởng - Vũ kịch TPHCM (HBSO) vừa công diễn tại TPHCM. Trên sân khấu, 9 diễn viên, nghệ sĩ múa trẻ, tài năng của HBSO đã cháy hết mình với tác phẩm, để lại dấu ấn đẹp trong lòng khán giả.

Đưa Tuồng vào học đường: Giữ cho lớp sau

“Thời hoàng kim của Tuồng đã xa”, NSƯT Trần Ngọc Tuấn, Giám đốc Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh mở đầu câu chuyện về việc hiện nay có nhiều loại hình nghệ thuật, nhiều “món ăn tinh thần” để thưởng thức, nên chuyện phần lớn khán giả không còn mặn mà với Tuồng cũng là điều dễ hiểu.

Xây dựng hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận nghề làm tranh Đông Hồ

Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cơ quan này thống nhất với đề nghị của Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh về việc xây dựng Hồ sơ Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đưa vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của thế giới.

Giáo sư Phan Huy Lê – Còn mãi trái tim yêu Hà Nội

GS Phan Huy Lê được trân trọng và ngưỡng mộ không phải chỉ vì sự uyên bác của một trí tuệ hiếm biệt, có đóng góp xuất sắc cho nền sử học nước nhà mà còn vì tinh thần đổi mới, nhân cách sống và tình yêu Hà Nội thiết tha của ông.

Tên của danh họa Nguyễn Gia Trí được đặt cho con phố của Sài Gòn

Tên của danh họa Nguyễn Gia Trí, một trong bốn tên tuổi của bộ tứ huyền thoại mỹ thuật Việt Nam thời Đông Dương là "Nhất Trí, nhì Vân, tam Lân, tứ Cẩn" (Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Tường Lân, Trần Văn Cẩn) đã được UBND TP.HCM đặt  cho con phố thuộc quận Bình Thạnh.

Triển lãm mỹ thuật Văn tế thập loại chúng sinh khổng lồ

Lần đầu tiên Văn tế thập loại chúng sinh của đại thi hào Nguyễn Du được thể hiện lộng lẫy trên “sân chơi” của mỹ thuật đương đại, bởi nghệ sĩ Phạm Trần Việt Nam, trong triển lãm cá nhân của anh đang diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật đương đại Factory (quận 2, TPHCM) và sẽ kéo dài tới hết ngày 13-7.

Sách giúp tìm hiểu về triều Nguyễn

Quan hệ ngoại giao giữa vua Gia Long với Pháp và Mỹ, việc giữ phép nước thời Minh Mạng được bàn trong "Triều Nguyễn và lịch sử của chúng ta".

Hành trình đến di sản tư liệu thế giới của “Hoàng hoa sứ trình đồ”

Việc UNESCO vừa công nhận cuốn sách cổ “Hoàng hoa sứ trình đồ” là di sản tư liệu ký ức thế giới khu vực châu Á-Thái Bình Dương một lần khẳng định truyền thống hiếu học của vùng đất khoa bảng Hà Tĩnh.

Trân quý giá trị đích thực

15 năm theo đuổi nghệ thuật, trong chuỗi sáng tác của họa sĩ Lưu Tuyền, tình yêu với những giá trị xưa cũ được anh dành nhiều tâm huyết. Cũng bởi thế các sáng tác của Lưu Tuyền không chỉ để làm vui một không gian hay trang trí đơn thuần, mà buộc người xem phải suy ngẫm.

Triển lãm Chủ tịch Hồ Chí Minh với phong trào thi đua yêu nước

Ngày 11/6, tại Hà Nội, Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch phối hợp với Trung tâm Lưu trữ quốc gia III tổ chức khai mạc triển lãm “Chủ tịch Hồ Chí Minh với phong trào thi đua yêu nước”.

Trưng bày gần 200 hiện vật, hình ảnh về Văn học - Nghệ thuật trong kháng chiến

Trưng bày chuyên đề “Văn học-Nghệ thuật trong kháng chiến (1945-1954)” đã khai mạc sáng 8/6 tại Hà Nội, giới thiệu đến công chúng gần 200 hình ảnh, hiện vật, hình ảnh, bản trích, bản viết.

Góp phần tìm hiểu Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh

Nhà xuất bản Tổng hợp TPHCM vừa giới thiệu đến bạn đọc tác phẩm Góp phần tìm hiểu Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh (ảnh) của cố nhà giáo, nhà nghiên cứu Nguyễn Thành (1928 - 2007).

Triển lãm ảnh không biên giới

Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam phối hợp với Hội Nhiếp ảnh Hoa Kỳ vừa tổ chức khai mạc Triển lãm ảnh quốc tế Hội Nhiếp ảnh Hoa Kỳ (PSA) tại Trung tâm Lưu trữ và triển lãm ảnh nghệ thuật Việt Nam.

Sách khảo cứu lịch sử của Giáo sư Hoàng Xuân Hãn

Cuốn khảo cứu vừa ra mắt cho thấy giáo sư Hoàng Xuân Hãn là nhà nghiên cứu lịch sử nghiêm túc và uy tín.

Trọn vẹn tình yêu cải lương

“Thầy Ba Đợi” - vở diễn chào mừng kỷ niệm 100 năm hình thành và phát triển của nghệ thuật cải lương ở Việt Nam đã đem đến những đêm diễn trọn vẹn cảm xúc cho khán giả TP Hồ Chí Minh. Nghệ sĩ Trần Quang Khải (Nhà hát Cải lương Việt Nam), một trong những diễn viên hóa thân nhân vật chính, kỳ vọng khán giả Thủ đô Hà Nội cũng sẽ có cảm xúc tương tự vào ngày 27 - 28.5 tới, từ đó hiểu rõ hơn vẻ đẹp và giá trị của nghệ thuật cải lương.

Khai mạc Ngày hội bản quyền sách Việt Nam-Nhật Bản 2018

Ngày hội bản quyền sách Việt Nam-Nhật Bản 2018 do Hội Xuất bản Việt Nam, Hiệp hội Xuất bản Nhật Bản phối hợp tổ chức đã chính thức khai mạc ngày 24/5, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam (Hà Nội).

Nhạc sĩ Thế Song trên con tàu ra khơi

Sau bốn năm chống chọi với trọng bệnh tai biến mạch máu não, nhạc sĩ Thế Song - tác giả ca khúc Nơi đảo xa nổi tiếng đã lên con tàu ra khơi xa…

Trang 22/214
1 ...20 21 2223 24 ...214