Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Thư viện Quốc gia Việt Nam (29/11/1917 – 29/11/2017), ngày 27/11, Thư viện Quốc gia Việt Nam tổ chức Triển lãm trưng bày “Một thế kỷ đồng hành cùng dân tộc”.
Nói về tình báo, mật vụ, điệp viên thì cả thế giới ai cũng phải ngả mũ ngưỡng mộ tướng tình báo chiến lược tài hoa Phạm Xuân Ẩn. Mới đây, tại trường Đại học KHXH &NV (TP HCM) độc giả Việt Nam có dịp được nghe Giáo sư Larry Berman, tác giả của cuốn “X6 Điệp Viên Hoàn Hảo” kể tiếp về những hoạt động của tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn.
Vào lúc 20h ngày 23/11, tại phòng hòa nhạc của Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, sẽ diễn ra đêm nhạc “Trăm mùa thu vàng” vinh danh NSND - nhà giáo nhân dân Thái Thị Liên.
“Cẩm nang chữa bệnh bằng Đông y qua những vẫn thơ”(NXB Y học) là kết quả của 45 năm học tập, nghiên cứu và chữa bệnh bằng Đông y cùng sự say mê đối với thơ ca của tác giả - nhà giáo, lương y đa khoa Nguyễn Đình Luân.
42 năm đã trôi qua sau ngày giải phóng, vẫn còn đó một đơn vị - đội Cận vệ A6. Người còn, người mất nhưng tinh thần, sự cống hiến và hy sinh của họ vẫn luôn được khắc ghi.
Từ ngày 16 đến ngày 19/11, tại sân Hồ Văn thuộc Văn Miếu, Quốc Tử Giám, Hà Nội sẽ diễn ra Hội sách cũ Hà Nội với chủ đề “Sức sống văn học Nga”, nhân kỷ niệm 100 năm Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại.
Ngày 14/11 tại Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam (32 Hào Nam- Hà Nội) sẽ diễn ra buổi trình diễn báo cáo về quá trình khôi phục trình thức hát cửa đình và hệ thống âm luật chuẩn hát ả đào.
Ngày hội hội văn hóa, thể thao và du lịch đồng bào Khmer Nam Bộ lần thứ VII -2017 sẽ diễn ra từ ngày 17 đến 19/11, tại tỉnh Bạc Liêu, với sự tham gia của khoảng 2.000 nghệ nhân, nghệ sỹ, diễn viên, nhạc công, vận động viên quần chúng… của 12 tỉnh, thành phố khu vực Nam Bộ có đông đồng bào Khmer sinh sống.
Với tính nhân văn cao, chất lãng mạn trữ tình và hiện thực sâu sắc, văn học Nga - Xô Viết đã ảnh hưởng mạnh mẽ lên tính cách, lối sống của con người và văn học Việt trong một thời kỳ dài sau Cách mạng Tháng Mười. Có thể nói, nước Nga và văn học Nga - Xô Viết luôn là niềm tự hào của các thế hệ cầm bút ở Việt Nam.
Ngày 6/11, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức Hội thảo “Văn học Nga-Xôviết với văn học Việt Nam”.
Đó là chia sẻ của nhà báo Hồ Quang Lợi tại buổi ra mắt cuốn sách “Nước Nga hành trình tới tương lai” vào sáng 2/11, tại Thư viện Hà Nội, nhân kỷ niệm 100 năm Cách mạng tháng Mười Nga (7/11/1917 - 7/11/2017).
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang dự thảo Nghị định quy định về quản lý và tổ chức lễ hội.
Nhà văn Nhật Bản Masatsugu Ono đã bày tỏ rằng ông rất ngạc nhiên khi nhận được sự quan tâm đặc biệt của độc giả Việt Nam về buổi tọa đàm “Viết không đau về nỗi đau” nhân dịp tác phẩm “Lời nguyện cầu chín năm trước” được dịch và xuất bản ở Việt Nam.
Sáng nay, ngày 27/10, tại Khu nghỉ dưỡng Vinpearl Phú Quốc (huyện đảo Phú Quốc, Kiên Giang), Tổng cục Chính trị (Bộ Công an) phối hợp với tỉnh Kiên Giang tổ chức lễ khai mạc trại sáng tác Cây bút vàng lần thứ ba.
3 năm qua, nhóm Đông Kinh cổ nhạc vẫn dặt dìu tiếng tơ, tiếng trúc của cha ông, lúc thì thảnh thơi kể Chuyện nhạc phố cổ, khi thì tình tứ diễn xướng thơ Nguyễn Duy hay lồng điệu thơ Đức và cả khoan nhặt đưa ca từ nhạc Trịnh Công Sơn vào nhạc cổ Huế…
Vở nhạc kịch tái dựng “Hoàng hậu Frédégonde” của nhà soạn nhạc Camille Saint-Saëns sẽ ra mắt công chúng TP.HCM vào ngày 20 và 21/10 tại Nhà hát thành phố.
Ngày 14/10, Trung tâm nghệ thuật đương đại Vincom (VCCA) chính thức khai mạc triển lãm “Nhìn lại – Retrospective” của họa sĩ Lê Kinh Tài – một trong những nghệ sĩ “cá tính và gây tranh cãi nhất” hội họa Việt Nam đương đại.
Vốn đã khẳng định tên tuổi của mình trong làng sơn mài Việt Nam bởi khả năng sáng tạo độc đáo từ chất liệu vỏ trứng, họa sĩ Văn Chiến (trong giới gọi ông là Chiến “trứng”) vẫn không ngừng tìm kiếm những hướng đi mới trên con đường nghệ thuật. Nhân dịp ra mắt phòng tranh sơn dầu trừu tượng, ông đã có cuộc trao đổi thú vị.
Nhân kỷ niệm 90 năm xuất bản ấn phẩm “Đường Kách mệnh” (1927-2017), vào 10h ngày 10/10, lần đầu tiên cuốn “Đường Kách mệnh” được Bảo tàng Lịch sử Quốc gia được đưa ra giới thiệu trong trưng bày đặc biệt “Ánh sáng từ Đường Kách mệnh”.
Có lẽ đã lâu lắm rồi, người Hà Nội mới có một điểm đến thực sự “ra hồn" ngày Trung Thu. Không phải là Hàng Mã đông nghịt người với những món đồ sắc màu xanh đỏ tây tàu đều có. Không phải là những cuộc vui rước đèn rồi chia kẹo thiếu bản sắc lâu nay. Văn Miếu Quốc Tử Giám những ngày này là một không gian đậm chất trung thu, mang bản sắc trung thu Việt Nam từ những điều nhỏ nhặt nhất.