Sáng 2/9, tròn 72 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, nhiều người dân trên mọi miền Tổ quốc đã vượt hàng trăm km hành hương về Khu Di tích Kim Liên, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn (Nghệ An) để tưởng nhớ, tri ân Chủ tịch Hồ Chí Minh trong ngày Tết độc lập của dân tộc.
Trong cuộc giao lưu với bạn đọc mới đây tại Hà Nội, nhân tiểu thuyết “Bụng Lửa: Hành trình khám phá tư duy con người”- được NXB Kim Đồng ra mắt bản tiếng Việt, nhà văn Mỹ J.C.Michaels cho rằng, ông coi viết văn là một công việc đặc thù, không phải để giải trí. “Tôi muốn mang kiến thức, những gì mình hiểu được, đọc được để truyền tải nó thành một thứ dễ tiếp cận hơn cho độc của mình” - nhà văn đồng thời là kỹ sư viết phần mền J.C.Michaels nhấn mạnh.
Sáng nay, 25/8, tại tỉnh Quảng Bình, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự lễ phát hành đặc biệt bộ tem bưu chính “Đại tướng Võ Nguyên Giáp (1911 – 2013)”.
Từ ngày 26/8, công chúng Thủ đô sẽ có dịp “Tiếp cận Di sản tư liệu thế giới tại Việt Nam qua di sản tư liệu triều Nguyễn” tại Nhà Thái Học - Văn Miếu-Quốc Tử Giám (Hà Nội).
Tưởng niệm 10 năm ngày mất của danh họa Lưu Công Nhân - Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Vincom (VCCA) sẽ chính thức khai mạc Triển lãm “Nét” với bộ sưu tập tranh đồ sộ nhất từ trước đến nay, do giám tuyển Lê Thiết Cương tuyển chọn.
Không quá bất ngờ khi nhà thơ - nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo báo tin ông sắp làm đêm thơ nhạc riêng vào 8-9 tới. Bởi từ lâu, nhiều sáng tác âm nhạc của ông đã đồng hành với mọi người, dù người đó sống trên quê hương hay đang ở ngoài biên cương Tổ quốc. Nhưng bất ngờ, là khi ông xác quyết: Chỉ làm một đêm. Đêm đầu tiên và duy nhất!
Nhà nghiên cứu gần 100 tuổi giành "Giải thưởng Lớn" bởi những công trình đồ sộ, tâm huyết về Hà Nội.
Chấp nhận phim làm lại (re - make), thêm giải thưởng phim ASEAN và thiếu vắng thể loại phim truyện video. Đó là những nét mới của Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 20 vừa được Cục Điện ảnh, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công bố tại họp báo diễn ra sáng 15/8, tại Hà Nội.
Công chúng ít biết đến tên ông, đơn giản bởi ông là người không thích khoa trương. Nhưng với giới chuyên môn, Nhà giáo Nhân dân Hoàng Kiều được kính trọng bởi đã đào tạo ra nhiều nghệ sĩ tên tuổi của nước nhà. Cây đại thụ của nghệ thuật sân khấu Chèo vừa mới rời cõi tạm ngày 10/8 để lại một khoảng lặng khó lấp đầy của sân khấu chèo.
NGND Hoàng Kiều, nguyên Giám đốc Nhà hát Chèo, phó Hiệu trưởng trường Đại học Sân khấu điện ảnh Hà Nội đã tạ thế sáng 10/8 tại Hà Nội, hưởng thọ 92 tuổi.
Cuộc thi sáng tác tiểu phẩm tuyên truyền lưu động đề tài bảo vệ môi trường nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân, chính quyền các cấp và các tổ chức chính trị-xã hội trong việc bảo vệ môi trường.
Triển lãm mỹ thuật khu vực TPHCM lần thứ 22, do Hội Mỹ thuật Việt Nam, Hội Mỹ thuật TPHCM và Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM phối hợp tổ chức, khai mạc và ra mắt công chúng tại số 97A, Phó Đức Chính, quận 1 vào ngày 8-8.
“Đối với tôi, cách hiệu quả nhất để bảo tồn văn hóa của nhóm dân tộc là cho họ thấy được sự trân trọng từ bên ngoài cộng đồng, khiến họ cảm thấy tự hào về những di sản và phong tục, tập quán của mình” - nhiếp ảnh gia người Pháp Réhahn Croquevielle chia sẻ trong lễ khai mạc triển lãm ảnh “Di sản vô giá” tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam chiều 1.8.
Ngày 1-8, tại Bảo tàng Dân tộc học, Nguyễn Văn Huyên, Cầu Giấy, Hà Nội đã diễn ra triển lãm ảnh “Di sản vô giá” của nhiếp ảnh gia người Pháp Réhahn.
Liên tục từ 5-20/8,sân khấu Nhà hát Lớn Hà Nội sẽ đỏ đèn với 11 vở diễn "còn mãi với thời gian" của 5 nhà hát hàng đầu hiện nay: Nhà hát Kịch Việt Nam, Nhà hát Tuổi trẻ, Nhà hát Kịch Hà Nội, Nhà hát kịch nói Quân đội và Đoàn kịch nói Công an Nhân dân.
Từ ngày 20- 30/7, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam diễn ra Triển lãm "Những năm tháng không quên" nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 – 27/7/2017).
Là chủ đề chương trình nghệ thuật sẽ diễn ra vào lúc 20h ngày 23/7, tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ, truyền hình trực tiếp trên Kênh truyền hình Quốc hội.
Từ ngày 17-28/7, Trung tâm Văn hóa Ấn Độ sẽ trưng bày những tác phẩm ảnh về các di sản và công trình mang nhiều ý nghĩa nhất trong thế giới Phật Giáo.
Ngày 12/7, Nhà hát Lớn Hà Nội đã tiếp nhận công trình tham quan ảo do Viện Quốc tế Pháp ngữ phối hợp với ĐHQG Hà Nội thực hiện. Đây là một công trình tích hợp giữa công nghệ và văn hóa hứa hẹn là phương thức bảo tồn di sản mới.
Trong không gian phòng thu của Trung tâm thể nghiệm âm nhạc Phù Sa Lab, sân khấu vừa đủ cho 20 - 30 nghệ sĩ, nghệ nhân trực tiếp biểu diễn, nghệ sĩ và khán giả chỉ cách nhau vài bước chân. Cùng với hiệu ứng ánh sáng, người xem có cảm giác đang được quây quần quanh bếp lửa nhà rông, lắng nghe các nghệ nhân, nghệ sĩ kể chuyện bằng âm nhạc của núi rừng Tây Nguyên.