Tối 9/8, tại Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh, khán giả thành phố đã có dịp thưởng thức đêm nhạc Johann Sebastian Bach đầy ấn tượng với sự tham gia biểu diễn của nhiều nghệ sỹ đẳng cấp quốc tế.
TRẦN HOÀI THƯ
Tháng 8 năm 1967, bản dịch vở kịch “Những Ruồi” của J.P.Sartre do Phùng Thăng dịch được Thanh Hiên xuất bản. Đọc trên bìa ghi những tác phẩm sẽ xuất bản, chúng ta thấy Thanh Hiên là một nhà xuất bản chuyên trọng về lĩnh vực văn học và tư tưởng triết học.
ôi viết bài thơ “Trong chiều nghĩa trang” vào năm 1985, mười năm sau ngày chiến tranh kết thúc. Và trong suốt hơn 30 năm qua, bài thơ vẫn làm cho người đọc xúc động.
Nhà báo Hàm Châu - người bạn thân thiết của các tên tuổi khoa học Việt Nam và thế giới - vừa qua đời ở tuổi 83 trong sự ngỡ ngàng và tiếc thương của nhiều người.
TÔ THẨM HUY
Trên hai số Văn đầu tiên phát hành vào tháng 11 và 12 năm 1967 tại Sài Gòn, học giả Trần Thiện Đạo đã đăng liên tiếp hai bài viết về vở kịch “Những ruồi” do nữ sĩ Phùng Thăng dịch từ vở “Les Mouches” của Jean-Paul Sartre.
Lúc Phong hóa ra số đầu (tòa soạn lúc ấy ở đường Takou), tôi làm báo Rạng đông của Nghiêm Xuân Huyến, do Trúc Đỳnh Trương Công Đỉnh làm chủ bút. Không nhớ vì một trạng thái tâm lý đặc biệt nào lúc đó, kỳ nào tôi cũng đả kích báo Phong hóa. Ai còn lạ gì cái tính hiếu thắng của tuổi trẻ lúc bấy giờ. Dù phải, dù trái, cũng cố cãi cho kỳ được để lấy phần thắng về mình. Cãi có khi đúng, có khi cù nhầy. Cãi có khi lịch sự, có lúc quấy. Riêng tôi thì tôi nhận thấy ngay rằng tôi cãi quấy nhiều hơn lịch sự. Mối tranh chấp bắt đầu từ đó…
Vừa qua, Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM đã tiến hành sơ kết 6 tháng đầu năm của Đường sách TPHCM. Đây cũng là 6 tháng đầu tiên đường sách đi vào hoạt động kể tử khi chính thức mở cửa vào đầu tháng 1-2016.
Để tri ân những người đã hy sinh một phần thân thể vì Tổ quốc, sáng 9/7 nhóm “Giai điệu bạn bè” đã đến thăm và hát tặng thương binh tại Trung tâm điều dưỡng thương binh Thuận Thành, Bắc Ninh.
Danh hoạ Nguyễn Tư Nghiêm nên duyên với bà Thu Giang, ái nữ của nhà văn Nguyễn Tuân khi ông đã 78 tuổi còn bà đã ngoại lục tuần. Ông chưa hề lập gia đình còn bà thì đã từng lập gia đình nhưng hôn nhân không trọn vẹn.
Kịch văn học đã tạo nên dấu ấn, được khán giả kiều bào tại Mỹ đón nhận. Từ dòng kịch này, nhiều kiều bào, nhất là các bạn trẻ sinh ra và lớn lên trên đất Mỹ, thêm yêu thích văn học Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định thành lập Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật năm 2016 do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch làm Chủ tịch Hội đồng.
Ngày 15-6, họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm, người cuối cùng trong bộ tứ danh họa Sáng - Nghiêm - Liêm - Phái của mỹ thuật Đông Dương, thời kỳ sau đã rời cõi tạm. Gia tài của danh họa tài hoa để lại cho hậu thế không chỉ là những tác phẩm có giá trị nghệ thuật lớn, đoạt nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế, mà hơn cả là sự trân quý về tài năng, nhân cách của ông trong lòng của người yêu nghệ thuật.
Số lượng sách bán ra nhiều, doanh thu cao, người đọc sách có dấu hiệu ngày càng nhiều thêm là những tín hiệu đáng mừng cho văn hóa đọc trong nước. Thế nhưng, bên cạnh sự vui mừng cũng đã xuất hiện cả nỗi lo khi mà sau các sự cố về sách vừa qua, dấu hiệu một sự lệch lạc trong việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc hiện nay.
Trong khi các nhà phát hành phim trong nước ồ ạt nhập các siêu phẩm, phim bom tấn nước ngoài dành cho khán giả thiếu nhi thì ở thị trường phim Việt mảng phim này đang bị các nhà làm phim nội địa bỏ trống.
Theo thông tin từ Hội Mỹ thuật Việt Nam, danh họa cuối cùng trong bộ tứ “Phái-Sáng-Liên-Nghiêm” - Nguyễn Tư Nghiêm đã qua đời lúc 10 giờ 27 phút ngày 15/6 tại bệnh viện Hữu nghị Hà Nội.
Bích Khê - một nhà thơ tài hoa, nhưng cuộc đời của ông khá ngắn ngủi. Ông lìa cõi đời, cõi thơ khi mới 30 tuổi. Dẫu vậy nhưng ông cũng đã để lại cho đời những tập thơ được công chúng đón nhận như Tinh huyết, Tinh hoa...
Ngày 11/6/2016, tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, diễn ra Lễ trao Giải thưởng Văn học sông Mê Kông năm 2016. Đoàn nhà văn Việt Nam do nhà thơ Trần Đăng Khoa, Phó chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam làm trưởng đoàn. Giải thưởng văn học Mê Kông năm nay được trao cho nhiều nhà văn các nước: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma, Trung Quốc. 2 nhà văn Việt Nam được trao giải lần này là nhà văn Nguyễn Bắc Sơn và nhà thơ Lê Văn Vọng.
Vi Thuỳ Linh là nhà thơ nữ duy nhất được VTV mời bình luận trực tiếp World Cup 2014 lại tiếp tục tham gia bình luận EURO 2016.
Nữ nghệ sỹ dương cầm nổi tiếng người Pháp Celimène Daudet sẽ trình diễn trong chương trình "Đêm nhạc Pháp" sẽ diễn ra tối 9/6 tại Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh cùng các nghệ sỹ của Nhà hát giao hưởng nhạc vũ kịch Thành phố Hồ Chí Minh.
Là một trong những cây đại thụ của thơ ca Việt Nam từ trước Cách mạng Tháng Tám đến nay, nhà thơ Huy Cận (1919 - 2005) đã giữ nhiều cương vị quan trọng trong nghành văn hóa, từng là Bộ trưởng đặc trách văn hoá - thông tin, đại biểu Quốc hội một số nhiệm kỳ, viện sĩ hàn lâm thơ thế giới.