Cách nay tròn 45 năm, hàng vạn thanh niên trong màu áo Thanh niên xung phong (TNXP) tập trung tại sân vận động Thống Nhất của thành phố Sài Gòn để tỏa đi các hướng, chủ yếu là về các vùng gian khó, với lý tưởng "vá lại vết thương chiến tranh".
Kỷ niệm 55 năm cuộc vận động “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” (2.1966 - 2.2021) là dịp để chúng ta nhìn nhận lại thực trạng sử dụng tiếng Việt hiện nay, nhất là trên môi trường mạng xã hội. Theo các nhà nghiên cứu ngôn ngữ, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt chính là góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Khi dự án “Ngâm Kiều toàn tập” do nghệ sĩ hát xẩm, nhà nghiên cứu phê bình âm nhạc Nguyễn Quang Long khởi xướng được giới thiệu, giới chuyên môn và những người yêu Truyện Kiều đã bị thu hút bởi quy mô, sự công phu và tâm huyết của những người thực hiện. Toàn bộ 3.254 câu thơ lục bát trong kiệt tác của Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa thế giới được chia làm 13 phần thu với tổng cộng hơn 10 giờ âm thanh do nhóm hơn 10 nghệ sĩ ngâm, lẩy Kiều và sẽ giới thiệu trên nền tảng YouTube để công chúng được thưởng thức miễn phí và trọn vẹn.
Tập hợp những bài viết trong hơn ba năm qua, được gói gọn trong hơn 230 trang, cuốn sách Văn hóa và phát triển của nhà văn - nhà báo Trần Bảo Hưng do Nhà xuất bản Hội Nhà văn vừa ấn hành, tuy chưa thể đưa ra một cái nhìn toàn diện, nhưng đã soi chiếu phần nào thực trạng và sự phát triển của văn hóa, văn học nghệ thuật thời gian qua.
Lễ tang bà Lê Thị Dinh - cung nữ cuối cùng của triều Nguyễn sẽ được gia đình, dòng họ tổ chức tại phủ Kiên Thái Vương. Ngày 17 tháng Giêng năm Tân Sửu (tức ngày 28/2) sẽ di quan, an táng.
Sau thời gian ngắn chữa trị bệnh hiểm nghèo, Nghệ sĩ Nhân dân (NSND) Hoàng Dũng qua đời chiều 14-2, thọ 65 tuổi, để lại niềm tiếc thương khôn nguôi trong giới nghệ sĩ và những người yêu sân khấu, điện ảnh. Người nghệ sĩ ấy đã tận hiến cho nghệ thuật đến những phút cuối cùng, vẫn đau đáu những vai diễn còn dang dở và niềm vui ông mong muốn tiếp tục mang đến với công chúng.
Những ngày Tết Tân Sửu 2021, không khí đón tết trầm lắng hơn các năm trước do dịch Covid-19, nhưng những nét văn hóa truyền thống Việt Nam, những lễ nghĩa, tục lệ ở khắp ba miền vẫn vẹn nguyên ý nghĩa đầu xuân…
Người xưa ví tiến trình tìm kiếm tri thức giống công việc chăn trâu thông qua bộ tranh "Thập mục ngưu đồ" nổi tiếng. Mười bức tranh tinh tế và sống động này xuất phát từ Thiền tông của Phật giáo từ lâu đời, thể hiện mười giai đoạn với sự nỗ lực cao nhất để đạt đến mục tiêu, ứng dụng vào thực tiễn, mang lại lợi ích cho bản thân và xã hội mà không làm tổn hại đến môi trường thiên nhiên.
Mùa xuân - mùa của vạn vật sinh sôi; mùa xuân đất nước từ khi có Đảng là mùa xuân của niềm tin và hy vọng trên khắp mọi miền… Đất nước và mùa xuân đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tác của nhiều thế hệ điêu khắc Việt Nam.
Ngày 2-2, nhân kỷ niệm 91 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930 - 3-2-2021) và chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Ban tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn TPHCM khai mạc triển lãm ảnh với chủ đề “Mừng xuân Tân Sửu - Mừng Đảng quang vinh” tại Công viên Lam Sơn (quận 1).
Lần đầu tiên, 80 tài liệu tiêu biểu được sao lại từ bản gốc của Châu bản triều Nguyễn được trưng bày cho công chúng thưởng lãm, tìm hiểu về những lễ nghi đón năm mới trong cung đình thời Nguyễn. Triển lãm do Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước thực hiện, vừa khai mạc sáng nay tại Khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội).
Tối 25-1, hòa trong không khí sôi nổi cùng cả nước chào mừng Khai mạc Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Ban tổ chức Kỷ niệm các Ngày lễ lớn TP Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Tự hào Đảng Cộng sản Việt Nam”.
Tối 21-1, Lễ hội Tết Việt 2021 đã được khai mạc tại công viên Lê Văn Tám, Quận 1, TP Hồ Chí Minh. Chương trình do Sở Du lịch phối hợp với Sở Công thương TP Hồ Chí Minh và Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam đồng tổ chức từ ngày 21 đến ngày 24-1.
TP Hồ Chí Minh là đầu tàu kinh tế của cả nước và là trung tâm văn hóa lớn, với nhiều hoạt động văn hóa tạo được sức hút và lan tỏa. Năm 2020, bên cạnh nỗ lực thực hiện nhiệm vụ kép, thành phố vẫn tập trung đẩy mạnh nhiều hoạt động văn hóa.
Tối 14-1, Lễ trao Giải Mai Vàng lần thứ 26, năm 2020, do Báo Người Lao Động tổ chức, diễn ra tại Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh.
Với cảm thức cá nhân, tình yêu dành cho Hà Nội, nhóm tác giả Hà Nội Tri Thức đã kể lại khung cảnh đời sống sinh hoạt xưa, những nét văn hóa rất riêng chỉ có ở Hà Nội, của người Hà Nội.
Chiều mùng 4.1.2021, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội đã tổ chức buổi thông tin báo chí chương trình "Mùa xuân cho em" lần thứ 14 sẽ diễn ra vào ngày 10.1
Đón chào năm mới 2021, Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động hấp dẫn dành cho du khách tham quan, trải nghiệm và vui chơi trong kỳ nghỉ ba ngày tới.
Nhà hát kịch TPHCM vừa đầu tư dàn dựng vở Cuộc hành trình tìm bức chân dung (tác giả Khánh Hoàng, đạo diễn Hoàng Tấn), với sự tham gia của diễn viên Thanh Tuấn và các diễn viên nhí gồm Tiến Ngô, Tấn Phúc, Anh Duy, Xuân Nghi.
110 bức ảnh đen trắng trong cuốn sách “Nhìn lại cuộc chiến biên giới phía bắc 1979” (NXB Hội Nhà văn) vừa ra mắt trong một sáng Hà Nội lạnh căm là niềm ấp ủ trong suốt 40 năm của nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh (NSNA) Trần Mạnh Thường.