Bắt đầu từ những phiên bản chương trình mua của nước ngoài rồi Việt hoá khi phát sóng, đến những chương trình do người Việt xây dựng, một loạt những chương trình đã xuất hiện như Phụ nữ thế kỉ 21, Như chưa hề có cuộc chia ly, Hành trình chinh phục đỉnh Everest, Love bus - Hành trình kết nối những trái tim… đã đem khái niệm truyền hình thực tế đến gần hơn với khán giả truyền hình.
Muôn vẻ truyền hình thực tế
Phụ nữ thế kỉ 21 là một trong những chương trình truyền hình thực tế đúng nghĩa đầu tiên được trình chiếu tại Việt
. Với sự đầu tư cẩn thận từ bản quyền mua tại Anh, có chuyên gia từ
London
sang chuyển giao, cho đến các nhà quay phim lành nghề nhất tham gia, chương trình đã tạo được nhiều cảm xúc và giữ chân khán giả trong một thời gian khá dài. Khán giả không cảm thấy nhàm chán khi theo dõi các cô gái trẻ bộc lộ ưu, khuyết điểm của mình và cả quan điểm, cá tính trong quá trình thi tài. Cũng nhờ sự thể hiện tự nhiên đó, cuộc thi phần nào phác thảo được chân dung và suy nghĩ của phụ nữ trong cuộc sống hiện đại.
Làm khán giả xúc động nhiều nhất phải kể đến Như chưa hề có cuộc chia ly phát sóng trên VTV. Cái "thực tế" của một "reality show" bộc lộ rõ nét nhất trong những bức ảnh trắng đen ố vàng mờ nhạt, những chặng đường tìm kiếm nhiều khi có vẻ rất vô vọng bởi chiến tranh, loạn lạc, bởi sự chia cắt trong thời gian quá dài… và những giọt nước mắt đoàn tụ đầy hạnh phúc.
Hành trình kết nối những trái tim thì ăn khách bởi phương thức thực hiện như một bộ phim truyền hình nhiều tập, vừa du lịch kiểu homestay xuyên Việt, vừa khám phá bản thân và tìm kiếm tình yêu, làm từ thiện. Kiểu cách ăn, ở, sinh hoạt, vui chơi, tỏ tình, xử lý tình huống của các thí sinh tham dự trong một hành trình dài không thể thoát được ống kính máy quay và thực tế đã cho ra những đoạn phim thú vị.
Gần đây nhất, chương trình Nốt nhạc ngôi sao phát sóng trên HTV 7 do người Việt xây dựng, tự viết kịch bản, tự "hệ thống" để chủ động và linh hoạt hơn trong khi sản xuất. Nếu so sánh với các chương trình trước thì thời lượng phát sóng 52 tập của Nốt nhạc ngôi sao là dài hơi nhất. Đặc điểm của chương trình này là sự tích hợp của nhiều thể loại trong một, vừa mang định dạng "reality show", vừa là trò chơi âm nhạc và cuối cùng còn là phim truyện.
Đường dài mới biết… Mức độ phủ sóng càng lúc càng cao của loại hình này cùng với chỉ số xếp hạng tăng khá nhanh, chứng tỏ truyền hình thực tế đang tạo nên một độ "nóng" nhất định trong công chúng.
Điểm nổi bật và thu hút nhất của loại hình này khi vào Việt
chính là khán giả có cơ hội tham gia và làm nhân vật chính. Đồng thời, sức thu hút còn nằm ở sự tò mò về những sự thật bất ngờ không hề được sắp đặt trước trong mỗi lần phát sóng của từng chương trình. Chính sự bất ngờ này tạo nên mối tương tác cảm xúc khá hiệu quả giữa người xem và thí sinh. Tuy nhiên, nhiều người Việt vẫn chưa quen với việc đối diện với máy quay nên lắm lúc khán giả và thí sinh bỗng dưng trở nên dè dặt, "diễn" trước ống kính. Như trong một cảnh quay của Love bus, camera ghi lại hình ảnh một chàng trai say sưa... ngửi một bông hoa… giấy khiến người xem buồn cười vì sự ngô nghê của nhân vật.
Chính vì vậy, tuy về mặt lý thuyết, "reality show" được định nghĩa là đặt người tham dự vào tình huống thật và lột tả phản ứng, cảm xúc thật nhất nhưng trên thực tế, thời gian dành cho những "sản phẩm" đẹp mắt đã ra lò vẫn còn nhiều hơn "hậu trường". Trong khi đó, các "reality show" của nước ngoài dù đón đợi những phản xạ của đối tượng, vẫn luôn luôn "thủ" sẵn những tiểu xảo riêng để đội quay phim chủ động hơn.
Bên cạnh đó, xu hướng "mở" và sự biến hóa linh hoạt, sinh động ở mỗi tập của chương trình, khác với các trò chơi truyền hinh quay tại trường quay theo định dạng sẵn (khiến người xem thuộc lòng, nhàm chán), cũng là một thế mạnh của truyền hình thực tế. Nhu cầu của khán giả khi xem những chương trình thực tế cũng có phần thay đổi, họ muốn thông qua những câu chuyện của các cá nhân để tìm kiếm những cảm xúc thật từ bản thân. Một khung cảnh rất Việt
, con người Việt, tiếng nói Việt… đủ để đảm bảo yếu tố đó hơn là những r"eality show" chuyên nghiệp của các kênh truyền hình nước ngoài.
Tuy "đường dài mới biết ngựa hay", nhưng thời lượng phát sóng của các chương trình từ 13 đến 26 tập hoặc nhiều nhất như Nốt nhạc ngôi sao được xem là quá dài. Không chỉ vì vấn đề kinh phí dễ rơi vào tình trạng "đầu voi đuôi chuột" mà vì chính sự bận rộn của khán giả truyền hình hiện nay. Liệu họ có đủ kiên nhẫn theo dõi liên tục một sê-ri nhiều tập mà mỗi tập đều riêng biệt? Đó là chưa kể đến cái bóng của "game show "vẫn còn lởn vởn trong các chương trình truyền hình thực tế bởi rất nhiều vấn đề chưa giải quyết hết như nội dung kịch bản thiếu "thực tế", nhân lực và ê kíp làm phim giỏi vẫn còn đếm trên đầu ngón tay, sự can thiệp khá thẳng thắn của các nhà tài trợ…
Theo VietNamNet |