Văn nghệ trong nước
Tuần phim Phần Lan tại Hà Nội
16:14 | 16/04/2009
Từ ngày 28/4 đến ngày 2/5/2009 tại CLB Điện ảnh, 22A, Hai Bà Trưng, Hà Nội sẽ diễn ra tuần phim Phần Lan với nhiều bộ phim hấp dẫn.
Tuần phim Phần Lan tại Hà Nội
Một cảnh trong phim Băng tuyết đen.

* Bộ phim Băng tuyết đen (2007), đạo diễn: Petri Kotwica là một tấn kịch hồi hộp về một mối quan hệ bất đắc dĩ giữa hai người phụ nữ. Câu chuyện xảy ra ở Kelsinki và vùng phụ cận. Saara và Tuuli, hai nhân vật chính, đều là những người phụ nữ có sức hấp dẫn mạnh mẽ nhưng tính tình thay đổi thất thường. Saara là một bác sĩ phụ khoa, ngấp nghé tứ tuần. Chị kết hôn với Leo, một kiến trúc sư và giảng viên tại Trường Đại học Công nghệ. Saara nghi ngờ chồng mình đang có quan hệ ngoại tình. Tuuli, 25 tuổi, một nữ sinh viên Khoa Kiến trúc, mà “boyfriend” của cô lại chính là giảng viên Leo. Mọi việc sẽ tốt đẹp, chỉ cần Leo biết cách xử sự đàn ông, thu xếp ổn thoả với người “gần như vợ cũ” Saara của anh. Saara biết chuyện Tuuli, bắt đầu theo dõi và điều tra Tuuli. Saara xin dự lớp võ taekwondo của Tuuli, với một lai lịch khác.Tận dụng việc biết rõ những sở thích của Tuuli, dần dần Saara chiếm được lòng tin của Tuuli. Saara càng muốn đi sâu tìm hiểu về Tuuli. Không hề hay biết gì về lai lịch của Saara, Tuuli giãi bầy hết lòng mình, tâm sự hết về mối quan hệ của cô với chồng của Saara. Kể cũng lạ, Saara đâm mê mối quan hệ bầu bạn với Tuuli cho tới khi Tuuli kể cho chị biết là có lẽ cô đang có thai với Leo. Thế là khởi đầu một cuộc hành trình tất yếu khám phá những chuyện nói dối. Không thể làm ngơ hết đời mình được, giờ đây đến lượt Tuuli quyết định giả dạng để tiếp cận Saara một thời gian nữa…

* Bộ phim Juha (1999) của đạo diễn : Aki Kaurismäki với nội dung: Juha của Aki Kaurismäki là phóng tác thứ tư của tam giác tình yêu này, liên quan tới một thiếu phụ và hai người đàn ông. Câu chuyện ban đầu diễn ra thế kỷ 18 và xoay quanh Marja, một cô hầu phòng xưa kia, kết hôn với Juha, một người nhiều tuổi hơn cô, chất phác và giản dị, nhưng lại đem lòng yêu Shemeikka, nhân viên bán hàng người Nga tại “Casanova”. Câu chuyện của Kaurismäki diễn ra cuối những năm 1970, được quay không lồng tiếng , có phụ đề cho các cuộc đối thoại. Chủ đích để cho mọi người xem phim được thưởng thức nhạc sống, nhất là với tổng phổ của nhạc sĩ soạn nhạc Anssi Tikanmaki chỉ đạo chính dàn nhạc của ông. Việc không có âm thanh (đối thoại) thực ra không phải là chuyện mới mẻ gì đối với Kaurismäki, kiệt tác của ông năm 1990 nhan đề “Cô gái Nhà máy Diêm” chiếu 17 phút mới có tiếng nói con người phát ra. Không hề bắt chước những phim câm, Kaurismäki đặt bối cảnh của phim Juha vào thời khắc lịch sử phim câm trong lúc âm thanh được sử dụng. Phong cách đóng phim và hình ảnh lại thuộc cuối những năm 1920, và phần cuối phim lại chuyển dần sang phong cách phim rẻ tiền (B-movie) của những năm 1950. Với Timo Salmien đứng sau ống kính, nhà điẹn ảnh này vẫn cộng tác với Aki và em trai ông, Mika Kaurismäki, từ năm 1981 đến nay, và một số phân vai quen biết (như Andre Wilms, Elina Salo, Sakari Kuosmanen, vaf Kati Outinen), Juha mang những đặc trưng nổi bật của một phim Kaurismäki. Được xuất bản năm 1911, tác phẩm bi hài nổi tiếng này của tác giả Phần Lan Juhani Aho đã từng được quay thành phim 3 lần trước đây.

* Bộ phim Tháp nghiêng (2006) của đạo diễn: Timo Koivusalo lại đề cập đến vấn đề Có 6 tỷ người trên thế giới và cũng có ngần ấy cách sống khác nhau. Đây là một cách sống trong số đó. Tháp nghiêng là một cuốn phim về cảm giác như thế nào khi sống hết ngày này qua ngày khác mà không hề biết điều gì thực và điều gì không thực.

Johannes là một người tốt bụng, bị nhiễm chứng rối loạn tâm thần lúc nào cũng bị ám ảnh vì ý nghĩ cuộc đời sắp sớm bị kết thúc đến nơi. Ứớc mơ lớn nhất của anh là một ngày nào đó được thấy Tháp nghiêng  nhưng anh lại sợ rằng anh sẽ không được thấy nó trước khi nó đổ xụp. Johannes đang dựng một tháp nghiêng bằng các đĩa gỗ trong khuôn viên của một bệnh viện tâm thần thì có một bé gái chơi trong vườn đó tới làm quen. Chính bản thân cháu cũng ước mơ được nhìn thấy Tháp nghiêng. Bà nội của cháu, nguyên là một diễn viên vũ ba-lê từng đi lưu diễn khắp các sân khấu opera của Châu Âu, đã hứa với cô cháu gái là sẽ đưa cháu đi tham quan Tháp nghiêng ở Italia vì chính bản thân bà cũng muốn được thấy lại  khung cảnh của những giấc mơ xưa thời tuổi trẻ, để tìm lại những hoài niệm của một thời đã qua. Mẹ của cháu gái, một nữ khán hộ bệnh viện tâm thần phụ trách chăm sóc cho Johannes, đang tìm kiếm cả 3 người nhưng không gặp vì họ không trở về trên chiếc máy bay đã ghi trong lịch trình. Và từ đây bắt đầu một câu chuyện không tiền khoáng hậu xảy ra ở ngay giữa lòng Châu Âu.

Trong chuyến tham quan này, Johannes gặp một cặp tình nhân trẻ tuổi, là những người tị nạn suốt đời. Họ vẫn chờ được phép cư trú ở các nước,  mà không hề có cội nguồn hoặc có ý thức về quê hương xứ sở gì. Tình yêu của họ đối với nhau thì lại bị cấm kỵ do họ là tín đồ của những tôn giáo khác nhau. Vậy thời đại của chúng ta phải đem lại những gì cho mọi người - liệu có được một nơi nào đó cho họ chui ra chui vào không?  Nếu thế giới bị phân chia làm hai, thì những con người không thuộc một bên nào đó của cả hai rồi sẽ ra sao ?  Liệu giờ đây con người có còn khả năng lắng nghe người khác phát biểu nữa không ? Một bà đã luống tuổi đang tìm lại một thế giới  không còn tồn tại nữa. Một bé gái đang đi tìm một thế giới chưa từng tồn tại. Còn một anh thanh niên thì cũng đang đi tìm một thế giới  trước đây chưa từng tồn tại  và sẽ không bao giờ tồn tại đối với những người như anh. Nhưng liệu vẫn còn có khoảng không gian cho những điều kỳ diệu trên thế giới này không ? 

Triết lý là : Nghiêng nằm trong mắt của khách thăm quan. Có ai thèm chú ý tới cái tháp nếu nó lúc nào cũng đứng thẳng ? Tháp sẽ không bao giò đứng thẳng trở lại mà cũng sẽ chẳng bao giờ đổ xụp. Nó sẽ vẫn cứ đứng vững, có thể hơi nghiêng một chút, nhưng vẫn đứng vững như thường. 

                                                                                                                     Theo HNMO

Các bài mới
Các bài đã đăng