Văn nghệ trong nước
Đại hội cán bộ thư viện các nước Đông Nam Á lần thứ XIV: Thêm một dịp cổ vũ văn hoá đọc
08:43 | 22/04/2009
Sáng 21.4, tại khách sạn Meliã Hanoi, Đại hội cán bộ thư viện các nước Đông Nam Á (CONSAL) lần thứ XIV đã được khai mạc trọng thể. Phó Chủ tịch Nước Nguyễn Thị Doan đã tới dự.
Đại hội cán bộ thư viện các nước Đông Nam Á lần thứ XIV: Thêm một dịp cổ vũ văn hoá đọc
Thư viện số là phương thức phù hợp trong xu hướng toàn cầu hoá.

Với chủ đề "Hướng tới sự năng động của thư viện và trung tâm thông tin ở các nước Đông Nam Á", CONSAL XIV là dịp các bên trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm nghề nghiệp.

Trong xu hướng toàn cầu hoá, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã khiến cho các thư viện (TV) ở khu vực Đông Nam Á cần phải có thay đổi đặc biệt. Những nỗ lực của hệ thống TV ASEAN trong việc hiện đại hoá hoạt động đã nhận được sự hỗ trợ, hợp tác của nhiều tổ chức quốc tế như UNESCO, Quỹ Bill & Melinda Gates...

Trong hoạt động thông tin TV, phát triển thư viện số (TVS) đã thành một hướng đi chính của nhiều nước ASEAN. Thư viện Quốc gia VN cũng đã nhanh chóng tiến hành dự án xây dựng TV điện tử và TVS trong hệ thống TV công cộng. Tại VN cũng đã có Trung tâm Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia, góp phần đáng kể vào việc phát triển thị trường công nghệ trong nước.

Vấn đề năng động của TV đang được các TV trên thế giới hết sức chú trọng, bởi lẽ hiện nay trong giai đoạn Internet đã phủ khắp toàn cầu, hoạt động TV không thể bó hẹp trong phòng đọc, với những ấn phẩm in giấy.

Theo TS Lê Văn Viết (TV Quốc gia VN): "Năng động là tìm những phương cách mới để phục vụ tốt hơn cho xã hội. Với việc số hoá tài liệu và đưa lên mạng toàn cầu, người dùng trên khắp thế giới có thể sử dụng được tài nguyên của bất cứ TV nào. Và như thế, đối tượng người sử dụng cũng không ngừng được mở rộng, góp phần nâng cao dân trí, trình độ chuyên môn, nâng cao ý thức xã hội, ý thức công dân...".

Cũng chung nhận thức về tầm quan trọng của chương trình số hoá, TV Quốc gia Thái Lan đang thực hiện dự án số hoá các sách quý hiếm của Thái bằng cách sử dụng phần mềm TVS mã nguồn Greenstone, để xử lý sách nguyên bản tiếng Thái và các nguồn tài liệu khác, nhằm đáp ứng nhu cầu của các nhà nghiên cứu về Thái, người đọc tại Thái Lan và trên thế giới.

Một mô hình phục vụ ngoài TV đã được TV Quốc gia triển khai là TV điện tử lưu động. Trước đó, tại quốc đảo này đã thực hiện cải cách hoạt động TV nhằm phù hợp với điều kiện địa lý bằng phương thức TV lưu động (bằng ôtô, xe máy, xe đạp, thuyền TV...).

Còn tại , từ năm 2005, chính phủ đã tạo nguồn ngân sách mở hằng năm, thực hiện dự án phát triển 200 TV vùng nông thôn. Nhờ thành công rất nhanh của dự án này, đến nay họ đã có 1.089 TV nông thôn. Cũng từ năm 2005, Philippines khánh thành TV điện tử công cộng, lưu giữ 25 triệu trang tài liệu số hoá gồm sách hiếm, xuất bản phẩm nhiều kỳ, xuất bản phẩm của chính phủ...

Rõ ràng, hoạt động của TV và các trung tâm thông tin rất cần sự năng động để tạo hiệu quả xã hội. Theo bà TS Susanne Ornager - cố vấn về thông tin và truyền thông của UNESCO "cho dù các quốc gia trong CONSAL có sự phát triển khác nhau, nhưng đều có chung mục đích".

Nữ GS Ching-chih Chen (ĐH Simmons, Boston, Hoa Kỳ) là người dưới thời Tổng thống Clinton và Bush được chọn làm đồng Trưởng tiểu ban của Uỷ ban Tư vấn công nghệ thông tin cho Tổng thống Hoa Kỳ và là người đã lãnh đạo thực hiện hai dự án về TVS toàn cầu - cho biết, một trong hai dự án này là "Mạng ký ức toàn cầu" đến nay đã có 129 quốc gia tiếp cận. "Đây là thời điểm cần thay đổi tư duy về ứng dụng thông tin" - TS Chen - người là diễn giả chủ chốt tại CONSAL XIV - nói.

CONSAL XIV sẽ làm việc tiếp tục trong ngày 22.4.

                                                                                                                     Theo LĐ

Các bài mới
Các bài đã đăng