Văn nghệ trong nước
Phong vị châu Âu tới Việt Nam
14:42 | 05/05/2009
Những ngày châu Âu tổ chức ở hầu hết các quốc gia vào dịp Quốc khánh châu Âu (9/5/1950). Công chúng nước ta chào đón sự kiện này đến mức, Việt bao giờ cũng được ưu tiên về quy mô tổ chức, một thành viên BTC cho biết.
Phong vị châu Âu tới Việt Nam
Cảnh phim “Còn lại là im lặng” (Romania)

Những ngày châu Âu lần thứ sáu mở màn bằng triển lãm của Alberto Corazon (1968-2008). 30 tác phẩm hội họa, điêu khắc của họa sĩ được coi là tiên phong trong lĩnh vực nghệ thuật khái niệm Tây Ban Nha bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt đến 15/5.

Viện Goethe khai mạc triển lãm Trong mắt người khác của Dương Thùy Dương 20/5.

LH phim châu Âu (diễn ra tại Trung tâm Chiếu bóng Quốc gia - Hà Nội và rạp Galaxy Nguyễn Trãi - TPHCM) thì giới thiệu phim về họa sĩ Ý thời Phục hưng lừng danh Caravagio.

Không ít phim trong số 14 phim châu Âu thể hiện tinh thần giao lưu văn hóa quốc tế.

Trong bộ phim kỳ ảo dành cho trẻ em Mozart tới Trung Hoa (Áo), con rối châu Âu tên Mozart yêu nàng công chúa rối bóng Trung Quốc. Nhiều chuyện bi hài xảy ra trong Diễn viên phụ (Ba Lan) khi một đoàn làm phim Trung Quốc tới Ba Lan làm phim.

Các sự kiện

Giao hữu bóng đá thiếu nhi Âu - Việt tại ĐH Bách khoa Hà Nội (chiều 16/5), thi vẽ tranh thiếu nhi về bình đẳng giới (trao giải 11/5) và Liên hoan Ẩm thực châu Âu tại Thư viện Quốc gia Hà Nội tối 16/5.

Các mối tình đa sắc tộc cảm động là nội dung của các phim Đêm Ả rập ( ), Cuộc sống bí ẩn của ngôn từ (Tây Ban Nha) và Võ sĩ (Đan Mạch).

Một số phim đáng chú ý khác: Bốn phút (Đức), Cái chết tại một đám tang (Anh), Tiểu thuyết nhà ga (Pháp), Hành trình bão tố (Hà Lan), Cắt ngắn (Séc)...

Vé xem LH Phim châu Âu phát miễn phí tại viện Goethe và Hội đồng Anh. Tuần phim Anh Hồi tưởng John Schlesinger (Cinematheque 22A Hai Bà Trưng, HN) từ 22/5 đến 6/6 giới thiệu 16 phim hay nhất của đạo diễn điện ảnh, sân khấu, opera và truyền hình lẫy lừng từng đoạt Oscar này.

Phần âm nhạc nhấn mạnh buổi hòa nhạc phim câm Chiến hạm Potemkin (đạo diễn Sergei Eisenstein, 1925) với phần đệm nhạc của hai nghệ sĩ piano Pierrer Oser và Frank Strobel. Buổi hòa nhạc miễn phí này diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội tối 10/5 và Nhà hát Nhân dân TPHCM tối 12/5.

Pháp trình diễn các tác phẩm đỉnh cao của trường phái Baroque mang tên Stradivaria (8/5 tại Hà Nội, 9/5 tại TPHCM), Phần Lan tổ chức hòa nhạc Jean Sibelious (1856 - 1957) vào 20/5 tại L’Espace Hà Nội. Đêm nhạc vũ Tây Ban Nha diễn ra tối 8/6 tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

                                                                                                                        Theo TPO

Các bài mới
Các bài đã đăng