Sức sống mãnh liệt của những làn điệu dân ca
Có về các miền quê mới thấy người dân yêu dân ca đến mức nào. Từ những điệu hát Then vùng núi phía Bắc đến những câu Vọng cổ nổi tiếng của miền sông nước
Bộ… tất cả đều thấm đẫm tâm hồn Việt và vì thế, nó có sức sống rất mãnh liệt trong đời sống tinh thần của những người dân quê chất phác.
Những ngày xuân, lạc vào vùng Kinh Bắc, khách thập phương sẽ thấy một miền văn hoá cổ kính đang được khôi phục theo đúng lề lối cổ. Từ những canh hát Quan họ thâu đêm đến những mái đình được tu bổ, tôn tạo kết hợp với những lễ hội dân gian khiến vùng đất này luôn mang màu sắc hoài cổ, bình yên giữa cuộc sống náo nhiệt.
Nếu một lần lên Sapa hay bất kỳ một miền quê nào vùng cao Tây Bắc, người ta cũng có thể nghe được những tiếng khèn với những điệu Si, Lượn, hát Then, Ru con… của những người dân nơi đây. Thậm chí người Tày còn có một loại hình rối cạn kết hợp với diễn xướng Dân ca Tày rất hấp dẫn do một dòng họ lập nên, và đang được khôi phục trong vài năm trở lại đây. Những câu hát, điệu khèn, tiếng sáo của những người dân vùng cao luôn được vang lên trong những hội mùa, ngày xuân… Nó là một yếu tố không thể thiếu trong đời sống hàng ngày, cũng như thể hiện sự tôn kính của hậu duệ đối với cha ông thế hệ trước - những người đã sản sinh ra các làn điệu Dân ca.
Thời mở cửa, kinh tế thị trường phát triển khiến các nền văn hoá trên thế giới ào ạt tràn vào Việt
. Trong khoảng 10 năm, nhạc nhẹ dường như chiếm lĩnh đời sống âm nhạc Việt . Người ta có thể đã quên những câu hát Dân ca, mải mê với Rock, Rap và các thể loại âm nhạc hiện đại. Nhưng trên thực tế, Dân ca vẫn tồn tại, vẫn len lỏi trong mạch nguồn cuộc sống, dù nó không ầm ĩ, không sôi động nhưng lại mang đến cho đời sống tinh thần giá trị nhân văn cao cả cũng như niềm tự hào dân tộc.
Sức sống mãnh liệt của Dân ca còn được thể hiện ở sự tiếp nối giữa các thế hệ. Nhìn những em bé xúng xinh trong áo tứ thân, nón quai thao hát Mời trầu, Giã bạn ở các Hội làng vùng Kinh Bắc mới thực sự tạo cho người xem cảm giác xúc động và trân trọng. Ở các cuộc thi dân ca, số lượng thí sinh nhỏ tuổi xuất hiện ngày càng nhiều. Nhìn những ca nương tuổi “teen” vừa đập phách vừa ngân nga Ca trù, hay những cô bé vấn tóc ngang đầu ngồi kéo nhị hát Xẩm thập ân phụ mẫu mới thấy sự hấp dẫn của những làn điệu Dân ca không chỉ cuốn hút những người lớn tuổi.
Chất dân gian trong âm nhạc đương đại
Nếu như các nghệ nhân ở những miền quê luôn có ý thức gìn giữ, bảo tồn vốn cổ với những bài bản, lề lối bắt buộc từ ngàn xưa, thì thế hệ trẻ hôm nay lại phát huy những bản sắc ấy trên nền âm nhạc hiện đại. Hàng loạt nhạc sỹ trẻ đã biết khai thác những chất liệu âm nhạc dân gian để sử dụng trong các tác phẩm của mình. Những cái tên như Lê Minh Sơn, Nguyễn Vĩnh Tiến, Giáng Son, Hồng Xương Long… thực sự nổi bật trong làng nhạc thời gian qua. Những bài hát của họ thậm chí còn tạo nên một trào lưu sáng tác mới và nó thực sự có ảnh hưởng đến những cây viết thế hệ 8X, 9X sau này.
Cùng với việc sáng tác ca khúc mang âm hưởng dân gian, các ca sỹ cũng tạo cho mình một xu hướng âm nhạc gắn liền với dòng nhạc này. Những cái tên “đình đám” nhất showbiz Việt thời gian qua theo phong cách này có thể kể đến Cẩm Ly, Quang Linh, Anh Thơ, Đông Quân, Tân Nhàn, Thành Lê… đặc biệt là Tùng Dương và Ngọc Khuê đã trở thành “hiện tượng” khi xây dựng cho mình một phong cách âm nhạc đặc biệt: Dân gian “đương đại”. Những ca sỹ này rất thành công với con đường họ chọn và cũng như các nhạc sỹ, họ cũng tạo được một làn gió mới và thực sự gây được ảnh hưởng cho nhiều ca sỹ đi sau.
Ngoài việc khai thác chất liệu dân gian để sáng tác ca khúc, một số nhạc sỹ còn sử dụng chất liệu dân gian trong những tác phẩm hoà tấu mang phong cách world music như Quốc Trung rất thành công với Đường xa vạn dặm khai thác chất liệu Chèo, Ca trù, Tuồng, ca Huế… Còn nhạc sẽ trẻ Đỗ Bảo cũng kịp có một chương trình mang tên Gió bình minh lại thiên về sử dụng các làn điệu Dân ca vùng núi phía Bắc tạo nên những hợp âm ngọt ngào đặc sắc trong bản nhạc Việt hiện đại thời gian qua.
Trong một cuộc “bàn tròn” về âm nhạc dân gian trên truyền hình gần đây, các khách mời cũng nói nhiều đến việc làm thế nào để thế hệ trẻ dễ dàng tiếp cận được với các làn điệu Dân ca đặc sắc của Việt
. Họ đều cho rằng, chúng ta phải làm đồng bộ từ việc giáo dục trong nhà trường từ bậc tiểu học đến chuyện các đoàn nghệ thuật dân gian phải thực hiện thay đổi kiểu “bình mới, rượu cũ” để Dân ca có sức cuốn hút giới trẻ.
Cùng với việc các nhạc sỹ thế hệ mới biết tận dụng, khai thác hiệu quả chất liệu dân gian các vùng miền, chúng ta cần nhìn thẳng vào vấn đề là các đoàn nghệ thuật dân gian chuyên nghiệp chưa có nhiều đổi mới. Cải lương miền Nam đã có những vở diễn hoành tráng ngoài sân vận động, kết hợp giữa nghệ sỹ cải lương và ca sỹ nhạc nhẹ trong các vở diễn như Kiều, Chiếc áo Thiên Nga… thu hút được hàng ngàn khán giả trẻ đến xem thì ngoài Bắc, hầu như chưa có đơn vị nào làm được điều đó ngoài Nhà hát Chèo Hà Nội cũng đang cố gắng đầu tư tiền tỷ cho các vở diễn gần đây, và họ đang tham vọng đưa những “Nàng Sita”, “Nguyễn Trãi”… vào Sài Gòn để giới thiệu “đặc sản” văn hoá dân gian Bắc Bộ tới xứ “anh Hai” một cách rộng rãi và thường xuyên hơn.
Sự kết hợp khéo léo giữa Dân ca và nhạc nhẹ đã từng mang đến thành công bước đầu. Dù vẫn còn có nhiều ý kiến trái ngược, nhưng rõ ràng, cách làm này đã góp phần mang đến cho công chúng trẻ một cái nhìn mới về âm nhạc dân gian cũng như các làn điệu Dân ca cổ của Việt
.
Theo VnMedia |