Đa dạng và phong phú, nhưng...
Văn hóa nước ngoài vào Việt
, thông qua phim ảnh, sách báo…, đặc biệt gần đây, các hoạt động biểu diễn ca nhạc, sân khấu và nhiều chương trình nghệ thuật khác… Sôi động nhất có lẽ là lĩnh vực ca nhạc, từ ngôi sao ca nhạc châu Á Bi Rain (Hàn Quốc) đến các ban nhạc "tầm tầm". Các chương trình hòa tấu nhạc giao hưởng thính phòng với các nghệ sỹ của dòng nhạc này trở thành thương hiệu gắn với nhà tài trợ -một hãng rượu lớn bán sản phẩm ở Việt . Rồi các chương trình hợp xướng trẻ em quốc tế sang Việt
giao lưu…
Các chương trình nói trên ít nhiều tạo nên những làn sóng trong dư luận. Đặc biệt, khi các đoàn nghệ thuật quốc tế có dịp hội ngộ trong một liên hoan thì sự nổi trội của một phong cách, một đẳng cấp càng rõ ràng. Vở kịch "Mặt nạ" của Trung tâm Kịch nghệ Thượng Hải, "Tú tài và đao phủ" tại Liên hoan Sân khấu quốc tế thể nghiệm năm 2006 được các nghệ sỹ trẻ nước bạn thể hiện tài tình, nhuần nhuyễn. Sự thể nghiệm ngay chính trên nền các giá trị nghệ thuật truyền thống. Ngoài ra, một số chương trình biểu diễn của sinh viên các trường nghệ thuật Pháp dưới dạng các vở múa đương đại, các tiết mục kịch ảo thuật… tại liên hoan này cũng gây ấn tượng bởi sự mới mẻ, sáng tạo. Một cách làm sân khấu rất gần với cuộc đời, với khán giả…
Những nghệ sỹ nước ngoài còn mang đến nhiều "món lạ" như biểu diễn bằng bong bóng xà phòng, chơi nhạc bằng xoong chảo... Đó là chưa kể những chương trình giới thiệu văn hóa truyền thống của các nước trong khuôn khổ các lễ kỷ niệm hay kỳ cuộc nào đó…
Với điện ảnh, ngoài lượng phim ngoại nhập về chiếm số lượng áp đảo, các tuần phim Pháp, Hàn Quốc, Nga… được tổ chức tại Việt Nam và được khuếch trương rầm rộ. Trong tuần phim Pháp, người ta đưa hàng chục đạo diễn và diễn viên sang với chương trình đa dạng và chủng loại phim phong phú…
Tuy nhiên, bên cạnh các chương trình được quảng bá rầm rộ trước đó cả tháng, thậm chí hằng năm trời, rồi thuê riêng những công ty tổ chức sự kiện làm bài bản các bước truyền thông và tổ chức sự kiện, như chương trình của Bi Rain, My Chemical Romance… thì có những chương trình được làm cấp tập, thậm chí đoàn nước ngoài đến và đi đều trong cảnh "không kèn, không trống". Chẳng hạn, "Hello Việt " không tổ chức họp báo, cũng không hề có một băng rôn nào trên các đường phố Hà Nội. Vé mời gần như phát không nhưng chỉ một phần nhỏ khách mời đến được. Năm ngoái, một chương trình ballet của nhà hát nổi tiếng Nga biểu diễn ở Nhà hát Lớn Hà Nội, song chỉ có một tờ báo kinh tế đưa một mẩu tin.
Khoảng cách hội nhập
Mặc dù các nhà tổ chức đã tập dượt khá kỹ trước khi diễn chính thức và chạy thử chương trình, nhưng khoảng cách giữa "công nghệ biểu diễn" trong nước và thế giới đã lộ rõ. Lo lắng nhất chương trình biểu diễn của các "sao" ca nhạc nước ngoài với trang thiết bị, kỹ thuật và nhân sự sử dụng các thiết bị hiện đại. Chương trình hoành tráng như của Bi Rain hay của My Chemical Romance đều phải nhập thiết bị âm thanh và ánh sáng từ nước ngoài về mới bảo đảm tiêu chuẩn cho một sô diễn đẳng cấp quốc tế. Dĩ nhiên, kèm theo thiết bị là chuyên gia nước ngoài.
Rào cản khác khiến một số chương trình mất đi khí thế phụ thuộc vào khán giả. Khán giả do không có nhiều thông tin về nghệ sỹ đó nên thờ ơ. Còn ca sỹ trong nước khi "sánh vai" cùng bạn bè quốc tế thì sao? Chúng ta không thiếu ca sỹ tài năng và có bản lĩnh sân khấu để "chung sân" với các nghệ sỹ quốc tế. Chỉ tiếc là một vài ca sỹ "ngôi sao" không ý thức được vai trò và ý nghĩa của việc xuất hiện cùng trong chương trình. Ví dụ như 3 "ca sỹ ngôi sao" của Việt được mời tham gia Hello Việt nhưng 2 người từ chối...
Việc tiếp nhận văn hóa của chúng ta có phần bị động và mất cân đối trong tình trạng đa số các chương trình đều phụ thuộc vào nhà tài trợ. Các hãng bia, rượu… muốn hâm nóng khán giả nên thường tài trợ tổ chức các chương trình rock. Rock dày đặc và nhóm này đi có nhóm khác vào. Nhưng ngay cả rock cũng đơn điệu vì thường là rock metal… Nhà tài trợ chiều lòng khán giả (chính xác hơn là phục vụ khách hàng của họ) nên thi nhau "rinh" về các ban nhạc và ca sỹ xứ Hàn khiến người ta lầm tưởng thị hiếu nhạc trẻ Việt Nam chỉ có món nhạc Hàn hay Đài Loan…
Việc chủ động tiếp nhận đúng cách và có hiệu quả các giá trị văn hóa quốc tế có ý nghĩa không nhỏ đối với quá trình phát triển của văn hóa trong nước. Ngoài làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần của người thưởng thức, còn làm giàu quá trình nhận thức của các chủ thể sáng tạo, tạo môi trường văn hóa đa phương, đa chiều trong đời sống tinh thần và động lực thúc đẩy sự phát triển văn hóa trong nước… Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế eo hẹp, Việt chưa chủ động việc đưa những món ăn tinh thần cần thiết và phù hợp từ nước ngoài vào cho công chúng trong nước là điều dễ hiểu. Chỉ mong sao, việc "nhập khẩu" văn hóa có sự điều tiết hợp lý, để khán giả không phải "ăn" mãi một món và để đời sống văn hóa trong nước không rơi vào cảnh đơn điệu...
Theo HNM |