Văn nghệ trong nước
Các nhà văn, nhà thơ người dân tộc thiểu số và việc phấn đấu để có nhiều tác phẩm có giá trị
15:47 | 05/04/2016

Hầu hết mọi người dân Việt Nam đều hiểu, biết: Văn học nghệ thuật có vai trò to lớn trong việc bồi đắp thế giới tinh thần của con người hay nói nôm na là món ăn tinh thần của con người, hướng con người tìm, đi đến chân, thiện, mỹ (tức là tìm tới, đi tới những suy nghĩ, việc làm chân thật, đẹp đẽ, tốt lành).

Các nhà văn, nhà thơ người dân tộc thiểu số và việc phấn đấu để có nhiều tác phẩm có giá trị
Ảnh: Lê Vũ Trường Giang

Đảng ta, nhân dân ta nói chung và nhân dân các dân tộc thiểu số nói riêng là luôn mong muốn các nhà văn, nhà thơ dân tộc thiểu số nói chung, trong đó có cá nhà văn, nhà thơ người Kinh nói riêng sống và làm việc ở vùng dân tộc và miền núi: “Phấn đấu có nhiều tác phẩm có giá trị tư tưởng, nghệ thuật cao, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, có tác dụng giáo dục, xây dựng con người”. Quả thật đây là một đòi hỏi mới đối với quá trình sáng tạo của các nhà văn, nhà thơ… là một trong những tiêu chí của việc xem xét, đánh giá tác phẩm xét trao giải thưởng hàng năm của Hội Trung ương cũng như các Hội Văn học nghệ thuật của các địa phương.

Các nhà văn, nhà thơ người dân tộc thiểu số không thể đứng ngoài cuộc trong bối cảnh toàn cầu hóa. Viết gì đây? Viết như thế nào để gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình!
    Trong khi đó các nhà thơ nhà văn đểu biết: toàn cầu hóa đã và đang trở thành một xu thế khách quan, tất yếu của thời đại, nó tác động mạnh mẽ lên mọi mặt đời sống vật chất cũng như tinh thần của mọi quốc gia và các dân tộc sinh tồn trong quốc gia đó.

    Nước Việt Nam ta đã tham gia Tổ chức thương mại quốc tế (WTO)… càng nhiều tổ chức kinh tế khác trong khu vực là AFTA, APEC… là hiện tượng quan trọng của kinh tế thế giới. Ít nhiều văn nghệ sĩ chúng ta điều hiểu rằng: Toàn cầu hóa trước hết là toàn cầu hóa về mặt kinh tế nhưng ảnh hưởng và tác động không chỉ đơn thuần ở địa hạt kinh tế mà còn thâm nhập một cách trực tiếp hoặc gián tiếp vào các lĩnh vực khác của đời sống chính trị - xã hội – kinh tế văn hóa của các quốc gia trên thế giới và trong khu vực.

    Các nhà văn, nhà thơ dân tộc thiểu số nhất là các lớp nhà văn nhà thơ trẻ người dân tộc ngày nay có nhiều điều kiện thuận lợi hơn so với các nhà thơ, nhà văn lớp trước. Lứa nhà văn, nhà thơ này được sinh ra, lớn lên và xuất hiện trước, sau giải phóng đất nước (1975), “được thừa hưởng toàn bộ những kết quả  - thành tựu của công cuộc đổi mới toàn diện đời sống xã hội do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo trong đó có đổi mới về văn học, họ được sống trong không khí mở cửa, hội  nhập mạnh mẽ với thế giới bên ngoài”. Không còn cảnh lo lắng, lo lắng đến sợ hãi vì miếng cơm manh áo, gạo tiền như thời kỳ bao cấp – thời kỳ tem phiếu (gạo chỉ 13 kg/1 tháng; Vải 5m/năm… xếp hàng mua gạo, mỳ, bo bo, mua thực phẩm…) của các bậc nhà văn, nhà thơ đàn anh đàn chị đã trải qua từng  năm tháng. Và cũng chính những năm tháng khó khăn, gian khổ về đời sống ấy mà nhà văn Nông Viết Toại (1926) có bài thơ: Bạn làm thơ tôi cũng làm thơ/ Nghiêng thùng vét gạo chẳng đầy bơ/ Hết gạo, hết luôn phần đội gạo/ Bực mình thổi độn mấy vần thơ

    Các nhà văn trẻ người dân tộc thiểu số ngày nay họ được đào tạo ở các bậc cao đẳng, đại học, bậc sau đại học nên trình độ văn hóa, trình độ thẩm mỹ, trình độ nghệ thuật, trình độ ngoại ngữ… được nâng cao hơn nhiều. Và hơn nữa lớp nhà văn, nhà thơ trẻ hôm nay có nhiều điều kiện trong việc in ấn, phổ biến tác phẩm tới công chúng thông qua các cơ quan Hội  nghề nghiệp, chính quyền, đoàn thể của địa phương mình… Như tôi được biết hàng năm các Hội văn học nghệ thuật các tỉnh đều có kế hoạch, chương trình in, phổ biến tác phẩm của các hội viên từ 8 đến 10 tác giả tác giả có có tác phẩm chất lượng. Và hơn thế nữa hàng năm Trung ương Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam mở các trại sáng tác cho các hội viên có nhu cầu đến trại để viết, để học hỏi trao đổi những kinh nghiệm sáng tác lẫn nhau trên mọi miền đất nước; Vào đầu tháng 8 tháng 9 xét đầu tư sáng tạo tác phẩm; Xét trao giải thưởng đã được in ấn trong năm. Ngoài ra Hội văn học nghệ thuật các địa phương cũng mở các trại sáng tác theo chuyên ngành với các hội viên lứa đàn anh, đàn chị và các hội viên sáng tác văn, thơ… trẻ. Phát hiện, bồi đưỡng các tài năng trẻ… của địa phương mình. Với các công trình sưu tầm, nghiên cứu, cùng các tác phẩm văn học nghệ thuật đã được in ấn thì 5 năm một lần tỉnh xét trao giải cho tác giả - tác phẩm. Chẳng hạn như Lạng Sơn là Giải thưởng Hoàng Văn Thụ, Hà Giang là Giải thưởng Tây Côn Lĩnh… Đấy thực sự là một trong những điều kiện thuận lợi, là một trong những điều kiện vật chất khuyến khích các nhà văn nhà thơ dân tộc thiểu số và người Kinh sống ở miền núi và vùng dân tộc thể hiện tài năng, năng lực, tấm lòng, vốn sống, tư tưởng của mình trên văn đàn văn học nghệ thuật. Các nhà văn nhà thơ người dân tộc thiểu số cùng các nhà văn nhà thơ người Kinh viết về miền núi và dân tộc còn có điều kiện thuận lợi trong việc in ấn, phổ biến tác phẩm của mình tới công chúng gần xa nhờ sự phát triển mạnh mẽ của báo chí, xuất bản, phát thanh, truyền hình, internet và nền kinh tế thị trường phát triển. Các nhà thơ, nhà văn dân tộc thiểu số nói chung, các nhà thơ nhà văn trẻ nói riêng không còn sống cảnh “khách đến nhà thì lo,  khách đi thì mừng” như trong thời kỳ của những năm 70 về trước của thể kỷ XX nữa. Và hơn thế  nữa những người viết văn, làm thơ… hôm nay còn được sống và cống hiến trong một xã hội ngày càng phát triển trong một xã hội ngày càng được đảm bảo và phát huy dân chủ. Đảng, Bác Hồ chú trọng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, sống và làm việc theo pháp luật vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” là điều kiện thuận lợi – rất thuận lợi cho văn nghệ sĩ nói chung và văn nghệ sĩ người dân tộc thiểu số nói riêng sáng tạo.

    Trên đây là những điều kiện thuận lợi cơ bản, nhưng trước mắt họ cũng đầy cam go, thử thách. Văn nghệ - điều mà ai cũng biết – nó là lương thực, thực phẩm của tâm hồn con người. Viết để thành món ăn tình thần, thì các nhà văn nhà thơ trẻ phải lao tâm khổ tứ cả trong suy nghĩ, và phải biết bây giờ con người ở các lứa tuổi đang đói cái gì, đòi hỏi cái gì? Văn nghệ là món ăn tinh thần, nuôi sống tinh thần, mỗi thời đại có nhu cầu tâm hồn của xã hội khác nhau cũng như hoa nở, chim hót – con người rất đòi hỏi phóng khoáng tự do, nhưng cũng phải biết vâng chịu (vâng chịu trong khuôn phép). Chẳng hạn ta tự đặt mình trong một tập thể nhỏ nhất là 1 đôi thì ta muốn vâng chịu, vâng chịu đến mức ngoan ngoãn trước người đẹp, “nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa” “Yêu hoa nên phải vì cành” (Yêu người nào thì phải nể cha ẹ, anh chị người ấy). Các cụ xưa có câu: Ăn cây nào rào cây nấy. Nếu ăn cây táo à rào cây sung là không ổn…Vì vậy không thể có tư tưởng “văn đàn độc lập” được. Đã là con người mà không vâng chịu ai cả thì sẽ ốm đau về tinh thần, mệt mỏi về thể xác.
    Còn vâng chịu với văn nghệ sĩ là nghĩa vụ được tự do khám phá, sáng tác về một cái gì đó của quá khứ, hiện tại, tương lai làm cho nó mới hơn tiến bộ hơn cái cũ.

    Cái khó nữa đối với các nhà văn nhà thơ người dân tộc là người viết sau, người viết sau đứng lên vai người viết trước lại càng khó. Trong khi đó thơ phải rõ, tình phải kín, thơ là in dấu vết tâm hồn lên dòng chữ. Chữ là vật chất mà lại không là vật chất.

Khi nghe gió thổi qua Phja Bjoóc/ Em biết mùa thu đã hết rồi
Hai câu đầu của bài thơ Khâu áo – Nhặp slửa của cố nhà thơ Nông Quốc Chấn, cứ mỗi lần đi qua hay mỗi lần nhớ lại bao giờ cũng cho tôi xúc cảm nghe gió đưa thiên  nhiên qua rừng núi ấy và qua các vùng miền của núi rừng Việt Bắc, Tây Bắc lắm núi cao, đèo dốc.
*
    Cuộc sống là nguồn vô tận của văn, thơ. Và điều đó cũng không có nghĩa là đưa tất cả vào văn, thơ mọi hiện tượng của cuộc sống hàng ngày của đồng bào miền núi và dân tộc. Lúc này cái “tôi” của nhà văn nhà thơ được thể hiện trên trang giấy của mình. Nhưng những tìm tòi, phương pháp sáng tác ấy phải vì “mục đích đáp ứng đời sống tinh thần lành mạnh và bổ ích của đông đảo quần chúng lao động” và, đó quyết không phải là những tìm tòi sáng tạo được thể nghiệm theo khuynh hướng suy đồi, phi nhân tính, phi lịch sử theo kiểu tự do cá nhân cực đoan, vi phạm pháp luật của Nhà nước”, có hại cho đồng bào nói riêng cho Tổ Quốc nói chung.

    Đã là nhà văn, nhà thơ chuyên nghiệp – với các nhà văn, nhà thơ người dân tộc thiểu số hầu như không có điều kiện thời gian chuyên tâm sáng tác. Với lứa tuổi trẻ hôm nay họ còn bận việc cơ quan, với lớp đàn anh, đàn chị mặc dù đã về hưu, không còn áp lực của công việc cơ quan nhưng lại bận bịu với các công việc vặt trong gia đình như chăn trâu, trông cháu… cũng phải lao động  như một người nông dân đích thực. Bởi vậy, việc đầu tiên ở các lứa nhà văn, nhà thơ này là phải biết tận dụng thời gian trong những chuyến đi thực tế điền dã, trong những cuộc đi dự trại sáng tác… để “bầu rượu, túi thơ” không bao giờ vơi cạn.

    Đã là nhà văn nhà thơ thì phải sống hết mình, sống thật và phải sống hết mình với dân tộc mình. Mỗi một nhà văn, nhà thơ có cuộc sống riêng, có vốn sống riêng của mình và khác nhau trong con đường đi, khác nhau việc phản ánh trong mỗi tác phẩm. Hơn thế nữa nhà văn nhà thơ dân tộc thiểu số trong đó có các nhà văn là người Kinh sinh sống ở miền núi, vùng dân tộc cần phải sống gắn bó, sâu sắc với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc, với nhân dân, thể hiện khát vọng của đồng bào dân tộc thiểu số về chân, thiện, mỹ. Và chỉ có bám sát hiện thực sôi động của cuộc sống thì mới thấy đất nước ta đang chuyển mình từng ngày trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa.  Hiện thực mới đó đang đặt ra trước mắt các nhà văn về cái “tôi” để phản ánh, nhận thức, khám phá một cách chân thực, sinh động và sâu sắc sự  nghiệp của quần chúng lao động, của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng cuộc sống mới, nông thôn mới và bảo vệ Tổ Quốc xã hội chủ nghĩa.

Kết luận – Kiến nghị
    Ngoài cái “tôi” của mỗi nhà văn nhà thơ thể hiện trên trang giấy thì các cấp, các nghành ở Trung ương, địa phương cần tạo điều kiện thuận lợi về vật chất cũng như về tinh thần cho  văn nghệ sĩ các dân tộc thiểu số sáng tạo, bảo đảm tự do trong sáng tác (sáng tác trong khuôn phép) và cũng phải đi đôi “tự do phê bình”, không ngừng nâng cao chất lượng phát huy tác dụng của văn học nghệ thuật.
    Việc nghiên cứu lý luận phê bình văn học nghệ thuật của các dân tộc thiểu số từ trước tới nay đều thiếu và yếu. Tôi mong rằng sau cuộc hội thảo lần này Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số cần “phát huy vai trò thẩm định tác phẩm, hướng dẫn dư luận của phê bình văn học nghệ thuật” đối với các sáng tác của các nhà văn nhà thơ dân tộc thiểu số và người Kinh viết về miền núi, dân tộc.
    Với các nhà văn nhà thơ trẻ người dân tộc thiểu số không chỉ sáng tạo mà còn phải trực tiếp tham gia vào hoạt động phê bình văn học.
    Theo thiển nghĩ của tôi, nên chăng Hội văn học nghệ thuật nên thành lập các ban như Ban văn xuôi, Ban thơ, Ban nghiên cứu lý luận phê bình… mà các trưởng ban là người nằm trong ban chấp hành hội, nhằm tìm kiếm tài năng, phát huy sáng tạo theo hướng chân, thiện, mỹ; gìn giữ và phát huy nền văn hóa tiền tiến đậm đà bản sắc dân tộc, một vườn hoa nhiều hương sắc.

Theo tạp chí Văn Hiến

 

 

 

 

 

 

Các bài mới
Các bài đã đăng