Văn nghệ trong nước
Họa sĩ khóa Kháng chiến
07:58 | 18/09/2017

Họa sĩ khóa Kháng chiến (1950 - 1954) được khởi sự từ ý tưởng ban đầu của ông Lê Hải Đức, Chủ tịch Quỹ Kim Long thuộc Công ty cổ phần đầu tư Kim Long (Hà Nội), cuốn sách đã được thành hình sau hơn hai năm, tác giả Đào Mai Trang nghiên cứu, tìm hiểu tư liệu văn bản và trò chuyện cùng một số họa sĩ từng là sinh viên khóa kháng chiến.

Họa sĩ khóa Kháng chiến

Cuốn sách là một chuyên khảo về khóa học chính thức đầu tiên của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam, kể từ khi thành lập, tháng 10 - 1945. Đây là một trong năm ngôi trường Cao đẳng được thành lập cùng thời điểm, dựa trên nền tảng cơ sở hệ thống giáo dục sau phổ thông từ thời Pháp thuộc, trong đó có trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, ra đời năm 1925, cho thấy tầm quan trọng của mỹ thuật đối với sự phát triển của văn hóa và xã hội. Thứ hai, đây là khóa học thứ hai được tuyển sinh nhưng là khóa đầu tiên. Thứ ba, giảng viên chính của khóa, cũng là giám đốc – hiệu trưởng nhà trường, là họa sĩ Tô Ngọc Vân.

Cuốn sách gồm ba phần nội dung chính: Phần một - Họa sĩ khóa Kháng chiến - một biên niên sử. Phần hai kể về 22 sinh viên của khóa học. Trong số này có một số người đã thành danh, định vị tên tuổi họ trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam hiện đại như Lưu Công Nhân, Trọng Kiệm, Trần Lưu Hậu, Lê Lam, một số khác có nhiều đóng góp quan trọng trong lịch sử điện ảnh cách mạng Việt Nam như Đào Đức, Mai Long, Ngô Mạnh Lân, Ngọc Linh,...

Phần cuối, chia sẻ những suy cảm của tác giả sau hành trình khảo cứu về khóa học này với rất nhiều điều chờ đợi được giới nghiên cứu mỹ thuật chuyên nghiệp của Việt Nam tiếp tục tìm hiểu, với các góc nhìn sâu sắc hơn nữa.

Theo Mai Liên - ĐĐK

 

 

Các bài mới
Các bài đã đăng
Giữ lửa chèo (06/09/2017)