Văn nghệ trong nước
Khánh thành Đền thờ Vua Hàm Nghi cùng các tướng sĩ Cần Vương
10:12 | 15/07/2020

Đền thờ vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương được thiết kế gồm 5 gian, 2 chái, mô phỏng theo phong cách kiến trúc thời nhà Nguyễn. Công trình có tổng vốn đầu tư xây dựng gần 7 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách của Nhà nước và xã hội hóa, được khởi công từ tháng 7-2019.

Khánh thành Đền thờ Vua Hàm Nghi cùng các tướng sĩ Cần Vương
Các đại biểu cắt băng khánh thành Đền thờ vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương

Ngày 13-7, tại Khu di tích quốc gia Tân Sở (thôn Mai Đàn, xã Cam Chính, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị), UBND huyện Cam Lộ tổ chức lễ khánh thành Đền thờ Vua Hàm Nghi cùng các tướng sĩ Cần Vương, nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày Vua Hàm Nghi ban Dụ Cần Vương chống thực dân Pháp xâm lược (13-7-1885 - 13-7-2020).

Đây là một hoạt động có ý nghĩa sâu sắc nhằm tưởng nhớ, tri ân công ơn vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương, là những bậc tiền nhân có công lao to lớn trong lịch sử đấu tranh bảo vệ bờ cõi non sông đất Việt.

Đền thờ vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương được thiết kế gồm 5 gian, 2 chái, mô phỏng theo phong cách kiến trúc thời nhà Nguyễn. Công trình có tổng vốn đầu tư xây dựng gần 7 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách của Nhà nước và xã hội hóa, được khởi công từ tháng 7-2019.

Khánh thành Đền thờ Vua Hàm Nghi cùng các tướng sĩ Cần Vương ảnh 1
Đền thờ vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương

Cách đây vừa tròn 135 năm, tại chính mảnh đất Khu Căn cứ Thành Tân Sở (thuộc thôn Mai Đàn, xã Cam Chính, huyện Cam Lộ), Vua Hàm Nghi ban Dụ Cần Vương, kêu gọi hào kiệt, sĩ phu và nhân dân cả nước đứng lên tiêu diệt thực dân Pháp xâm lược để giành lại độc lập, tự do cho đất nước.
 
Lời kêu gọi của nhà vua trẻ yêu nước đã lay động lòng người, làm thức tỉnh tâm can giới sĩ phu và nhân dân trong cả nước. Một phong trào rộng khắp từ Bắc chí Nam do các sĩ phu lãnh đạo đã nổi lên chống quân thù, khởi đầu cho cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc thời kỳ cận đại của dân tộc ta đi đến thắng lợi cuối cùng.
 
Dụ Cần Vương và tên tuổi nhà vua yêu nước Hàm Nghi đã mãi mãi gắn liền với thành Tân Sở, với mảnh đất Cam Lộ, với lịch sử dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc Việt Nam. Những dấu chân và hình ảnh của vua Hàm Nghi trên mảnh đất này không chỉ là những kỷ niệm thiêng liêng, mà còn là niềm tự hào của nhân dân Quảng Trị nói chung, của nhân dân huyện Cam Lộ nói riêng.
 
Khánh thành Đền thờ Vua Hàm Nghi cùng các tướng sĩ Cần Vương ảnh 2
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng thực hiện các nghi lễ
Khánh thành Đền thờ Vua Hàm Nghi cùng các tướng sĩ Cần Vương ảnh 3
Buổi lễ thu hút đông đảo người dân trong và ngoài tình tới tham dự

Tại buổi lễ, ông Hà Sỹ Đồng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị nhấn mạnh, để phát triển nơi đây trở thành một địa chỉ giáo dục lịch sử, truyền thống yêu nước cho các thế hệ người dân Việt Nam, điểm đến hấp dẫn về du lịch văn hóa tâm linh đối với nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế, sau khi công trình được đưa vào sử dụng, tôi đề nghị cán bộ và nhân văn huyện Cam Lộ nói chung, cán bộ và nhân dân xã Cam Chính nói riêng có phương án quản lý, sử dụng, phát huy giá trị văn hóa tâm linh của công trình trong đời sống xã hội, đồng thời gắn kết với chuỗi các di tích trên địa bàn để tạo ra một sản phẩm du lịch hấp dẫn, góp phần đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của địa phương.
 
Khánh thành Đền thờ Vua Hàm Nghi cùng các tướng sĩ Cần Vương ảnh 4
Long vị vua Hàm Nghi đặt tại án thờ trong Đền thờ vua Hàm Nghi
Khánh thành Đền thờ Vua Hàm Nghi cùng các tướng sĩ Cần Vương ảnh 5
Nhiều tài liệu, hình ảnh về di tích quốc gia Tân Sở được trưng bày trong đền thờ

Trước đó, tỉnh Quảng Trị cũng đã tổ chức lễ rước, an vị Án thờ và Long vị vua Hàm Nghi, Bài vị Binh bộ thượng thư Tôn Thất Thuyết, Kỳ vĩ quận công Nguyễn Văn Tường, các tướng sĩ Cần Vương, các văn thân sĩ phu yêu nước trong phong trào Cần Vương về tại Đền thờ vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương.

Theo Nguyễn Hoàng - SGGP

 

 

Các bài mới
Các bài đã đăng