[if gte mso 9]>
Normal
0
false
false
false
MicrosoftInternetExplorer4
299 tác phẩm được chọn lọc triển lãm tạo nên một thế giới hồn nhiên, trong trẻo cho người thưởng ngoạn. Có lẽ đây là một dịp hiếm hoi để cả 3 nhà triển lãm bừng lên những sắc màu tươi rói, để kể cho người xem những câu chuyện dung dị và đầy tình cảm. Cũng có những tác phẩm đề cập đến những vấn đề thời sự, mang tính cộng đồng cao, nhưng lại được các em chuyển tải bằng sự cảm nhận ngây thơ, nên bức vẽ không có sự cứng nhắc, giáo điều như: “Thảm họa sóng thần Nhật Bản”, “Chăm sóc cụ rùa”, “An toàn giao thông”...
Theo họa sĩ Lê Trọng Lân - thành viên Hội đồng Nghệ thuật, những cảm nhận về cuộc sống đã được các thiếu nhi thể hiện một cách hồn nhiên, tự tin, bạo dạn do vậy ở hầu hết các bức tranh đều gây bất ngờ về bố cục. Một thành viên khác của hội đồng - họa sĩ Thành Chương - cùng chung nhận xét và bổ sung: “Rất nhiều bức tranh được giải là những tác phẩm thể hiện một cách tình cảm những điều các em cảm thấy và muốn “kể”, vượt ra khỏi mọi nghiêm luật”. Triển lãm này, ngoài việc khuyến khích phong trào học vẽ, phát hiện và gieo mầm những tài năng hội họa tương lai còn có một ý nghĩa quan trọng không kém, đó là sẽ gợi cho người lớn những suy ngẫm hướng tới một môi trường xã hội trong lành, tốt đẹp để nhiều thế hệ thiếu nhi tiếp theo sẽ có những cảm nhận tương tự.
Triển lãm tranh thiếu nhi toàn quốc được tổ chức 2 năm/lần, từ năm 2007, theo “Đề án giáo dục mỹ thuật trẻ em VN” do Bộ VHTTDL phối hợp với Bộ GDĐT, T.Ư đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Bộ LĐTBXH thực hiện. Năm nay, có 61/63 tỉnh, thành phố gửi tranh tham gia triển lãm với tổng số tranh lên tới 20.238 bức. Có 70 bức được trao giải thưởng (10 giải vàng, 15 giải bạc, 20 giải đồng và 25 giải khuyến khích). Các tranh được triển lãm sẽ được in thành sách để gửi tặng các nhà văn hóa, CLB văn hóa.
Theo Trương Hoàng - LĐ