Hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc Việt Nam, chống đế quốc Pháp và Mỹ cùng hai cuộc chiến tranh ở biên giới phía Bắc và Tây Nam của tổ quốc đã trở thành đề tài và cảm hứng bất tận trong ý thức nghệ thuật của các nhà văn, nhà thơ. Và thực tế, ta đã có một dòng chảy mãnh liệt của văn học Việt Nam về đề tài kháng chiến với nhiều cách tiếp cận và lý giải chiến tranh và con người trong chiến tranh khác nhau với những thành tựu khác nhau. Vinh dự và niềm tự hào ấy dành cho những nhà văn mặc áo lính qua nhiều thế hệ mà tên tuổi của họ đã đi vào lịch sử văn học với tư cách là những nhà văn chiến sĩ đầy bản lĩnh và tài năng.
Như ta đã từng chứng kiến, chiến tranh ở bất kỳ dân tộc nào khi đi qua, nó nghiễm nhiên trở thành kho tư liệu và ký ức tâm hồn của dân tộc ấy. Vì vậy, nó có sức sống vĩnh cửu trong nhân dân bằng việc các nhà văn tái hiện nó trong tác phẩm với cái nhìn của người trong cuộc, bằng mệnh lệnh của trái tim và sự thôi thúc viết lên sự thật tối đa của ngòi bút. Sự thật chiến tranh và con người trong chiến tranh lại có dịp được đánh thức mọi tiềm lực bằng cái nhìn khách quan, nhân bản với độ lùi cần và đủ của nhà văn trong thời bình. Văn học về chiến tranh sau chiến tranh ở Việt Nam nhanh chóng chiếm lĩnh hiện thực cuộc sống và con người bằng một quan niệm thống nhất nhưng đa dạång, có bổ sung những mặt còn bỏ ngỏ mà một thời binh lửa, chúng chưa được thể hiện, vì cần phải như thế.
Toạ đàm Văn học Việt Nam về đề tài chiến tranh do Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế tổ chức là một động thái tích cực và cần thiết để khuấy động không khí học thuật, văn chương về một mảng đề tài đang còn và luôn luôn hấp dẫn trong ý thức và mong mỏi của bạn đọc - những người tiếp nhận có bản lĩnh và tài năng hôm nay. Ban tổ chức nhận được 15 báo cáo của nhiều nhà giáo, nhà nghiên cứu và nhà văn trong và ngoài tỉnh, từ các trường Đại học ở Huế. Chúng tôi cũng vui mừng nhận được đăng ký phát biểu, thảo luận của nhiều anh chị em văn nghệ sĩ có mặt với tư cách là người trong cuộc, những người đã một thời mặc áo lính, là chứng nhân của 2 cuộc chiến, trở về từ những cánh rừng bom đạn, từ các chiến trường, các mặt trận.
Các báo cáo tập trung nghiên cứu và đề cập ở các chủ điểm như sau: - Bàn về thi pháp chung ở quan niệm nghệ thuật về nhân vật, về các cấp độ hình tượng của tác phẩm. - Bàn về sự hình thành đội ngũ những người cầm bút, về hành trình văn học chiến tranh, cả trong và ngoài nước. - Bàn về từng tác giả, tác phẩm; suy nghĩ về hiện thực chiến tranh và vị thế của nền văn học chiến tranh hôm nay. Sau đây, chúng tôi xin tổng lược những nét cơ bản của các báo cáo như một biểu thị đồng tình, tuy chưa đầy đủ, về thành công của buổi Toạ đàm.
1. Chủ điểm bàn về những vấn đề chung của văn học chiến tranh, có báo cáo của Hồ Thế Hà với tiêu đề: “Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn xuôi Việt Nam viết về chiến tranh sau chiến tranh” đã cắt nghĩa cơ sở xã hội và tư duy nghệ thuật của nhà văn ở việc chiếm lĩnh hiện thực đời sống trong chiến tranh và sau chiến tranh, từ đó, nắm bắt và thể hiện thành quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác của mình. Bài viết đi đến nhận định tổng quát “Xuất phát từ cái nhìn biện chứng, nhân bản và đạo đức của người trong cuộc với nhu cầu nhận thức tối đa, cộng với không khí dân chủ hoá trong đời sống xã hội, nhà văn có cảm hứng nói đúng sự thật, nói thẳng vấn đề. Đó là trách nhiệm đối với con người hôm nay và hôm qua, trong đo,á có những người đã vĩnh viễn hoá thân vào lòng đất mẹ... Những gì về cuộc chiến tranh đã qua, đi vào tác phẩm của các nhà văn sau chiến tranh đã chứng tỏ sự ý thức cao độ và trách nhiệm công dân tích cực của từng tác giả trong việc dựng lại đời sống tinh thần của dân tộc, dựng lại chân dung nhân dân, chân dung người lính một cách trọn vẹn và nghệ thuật. Và vì vậy, cũng xúc động nhất, nhân bản nhất trong việc nối liền hiện tại với quá khứ và tương lai cho con người hôm nay và mai sau”.
Nhà văn Nguyễn Khắc Phê đã nhìn nhận, chiêm nghiệm từ các tác phẩm về đề tài chiến tranh và đặt ra nhu cầu cấp thiết trong bài viết “Đã đến lúc cần có một cách nhìn toàn diện, tôn trọng sự thật”. Bằng việc điểm qua những mặt được và chưa được của văn học về chiến tranh từ trước đến nay, tác giả đã nêu ra một hiện thực như sau: “Mấy chục năm qua, văn học nghệ thuật đã tạo ra được nhiều điển hình về người anh hùng nhưng vẫn còn mắc nợ với nhân dân, vì nếu nhìn thẳng vào sự thật, thì hình tượng người anh hùng chưa có sức lay động mãnh liệt, chưa có sức sống lâu bền trong tâm hồn công chúng”. Từ đó, tác giả bàn đến quan niệm và cách nhìn về chiến tranh, về người anh hùng, về nhu cầu nhận thức tối đa hiện thực thời chiến cả bên ta và bên đối phương một cách toàn vẹn hơn. Có thế, văn học “mới giúp mở rộng chân trời sáng tạo để có những tác phẩm sâu sắc hơn, nhân bản hơn, và như thế, sẽ có giá trị lâu bền hơn”.
Trong cảm hứng nói lên sự thật và khát vọng tái hiện sâu sắc và trách nhiệm về cuộc chiến tranh vừa qua, nhà văn Nguyễn Quang Hà đã khẳng định trong bài viết có tiêu đề “Chúng ta không thể không viết về đề tài chiến tranh”, đặc biệt là viết về vùng đất lửa huyền thoại Trị Thiên, bởi vì đây là vùng trắng anh hùng, là “vùng chiến lược của đầu cầu giới tuyến quân sự tạm thời”. Những ký ức chiến trường ấy đã và sẽ đi vào những trang sách về chiến tranh của anh và đồng nghiệp một cách nhức buốt, vừa như những ký ức sống vừa như huyền thoại -sử- thi- anh hùng ca.
Tại cuộc Toạ đàm này, tác giả Nguyễn Hồng Dũng có bài viết “Chiến tranh Việt
trong văn học Mỹ- Từ sự thật đến tác phẩm”. Đây là bài viết tổng quan tiếp cận nền văn học về đề tài chiến tranh Việt của các nhà văn Mỹ- là cựu binh hoặc từng tham gia trực tiếp với nhiều cương vị khác nhau trong cuộc chiến ở Việt . Bài viết đã cắt nghĩa cái gọi là “Hội chứng Việt Nam” mà những cựu binh Mỹ đã ám ảnh và dẫn đến hơn 50% trong số họ bị chấn thương thần kinh vì những tội ác mà họ gây ra đối với nhân dân Việt Nam. Những hội chứng kinh hoàng ấy được họ ghi lại trên giấy trắng, mực đen và những câu trả lời tự thú, sám hối thông thường của họ là: “Cuộc chiến tranh này đã chà đạp lương tri, lẽ phải, nó đã xô đẩy những con người bình thường vào những hoàn cảnh phi lý, và sự điên rồ đã trở thành phản ứng bình thường đối với nó”. Ngoài thơ, ký, truyện ngắn nhiều không kể xiết, tác giả cho biết, chỉ riêng tiểu thuyết Mỹ về chiến tranh Việt
lên đến con số trên 500 quyển. Đó là con số có ý nghĩa thông báo giúp ta thấy chính những người lính Mỹ- nhà văn cựu chiến binh luôn “sống trong hối hận và cay đắng, lương tâm bị cắn rứt và mọi giá trị đạo đức đều bị sụp đổ”; ở họ “đều có số phận bi đát, chết mòn vì sự suy sụp thần kinh ngay giữa những người thân”. Tất cả đều tự nhận “Cuộc chiến tranh mà Mỹ tiến hành ở Việt
là một cuộc chiến tranh dã man và vô nghĩa”. Văn học về chiến tranh Việt
ở Mỹ chính là bài học để “Người Mỹ tìm ra chính bản thân mình” và đồng thời cũng là lời cảnh tỉnh cho mọi cuộc chiến tranh phi nghĩa khác cả hôm qua và hôm nay.
2. Từ góc nhìn và cách lý giải sự hình thành đội ngũ sáng tác, nhà giáo Phạm Phú Phong có bài viết “Kháng chiến qua hồi ức của các nhà văn kháng chiến
Bộ”. Bài viết giúp ta thấy được con đường hình thành và đến với văn học của đông đảo công chúng và lực lượng nhà văn cách mạng để trở thành những tên tuổi và tác phẩm lớn, có giá trị càng khẳng định và chứng minh một hiện thực có tính quy luật của cuộc sống lớn cách mạng: “Mỗi người có một điểm xuất phát khác nhau, một cách thức đến với kháng chiến riêng biệt, nhưng ở họ đều có chung một con đường là đến với kháng chiến với tất cả nhiệt huyết của tuổi trẻ, với khí thế hào hùng để giải quyết vấn đề số phận từng con người với vận mệnh của dân tộc và sự nghiệp văn chương: Từ thuở mang gươm đi mở cõi - Nghìn năm thương nhớ đất Thăng Long” (Huỳnh Văn Nghệ).
Nguyễn Đắc Xuân, bằng vốn ký ức chiến trường của người trong cuộc đã kể lại những câu chuyện đầy xúc động về sự thật bi hùng của nhân dân và người lính để làm nên chiến công mùa xuân 1975. Sự thật ấy phải được làm sống lại trong tác phẩm với tinh thần dũng cảm nói lên sự thật như một sự biết ơn, như lòng ngưỡng mộ và tự hào của nhà văn. Điều ấy, chỉ dành cho những nhà văn dũng cảm và đầy trách nhiệm công dân. Và cũng như cách thế để chống lại sự giả trá, đớn hèn của những người vô đạo đức với quá khứ, với lịch sử trước đây và hiện nay để trở thành kẻ “ăn mày dĩ vãng” . Nhà văn Hoàng Vũ Thuật góp tiếng nói ở Toạ đàm về chân dung một nhà thơ quen thuộc cuả Huế chúng ta - Nhà thơ Thanh Hải. Anh đã đi ngược hành trình thơ Thanh Hải trong từng thời gian và không gian với từng bài thơ đỉnh, cắm từng cột mốc trong từng chặng đường thơ để phân tích, lý giải, chỉ ra cái hay, cái đẹp và sự chuyển biến về tư tưởng, về hình thức biểu hiện của Thanh Hải, và cuối cùng chỉ ra vị trí của Thanh Hải trong dòng thơ chung của thế hệ những nhà thơ cùng thời: “Thơ Thanh Hải xúc động, như ngọn lửa bùng lên chói sáng, một lời khiêm tốn tự khép lại đời thơ của mình với những trang thơ viết bằng mồ hôi và máu ba mươi năm qua: Một mùa xuân nho nhỏ - Lặng lẽ dâng cho đời - Dù là tuổi hai mươi - Dù là khi tóc bạc”.
Đặc biệt, cuộc toạ đàm đã nhận được truyện ngắn của nhà văn Nhất Lâm viết về chiến tranh có tên Con tắc kè. Tác phẩm nói về một người lính Mỹ ở chiến trường Alưới 1972. Ông về Mỹ và trở lại Việt trong tâm trạng của người có lỗi, nhưng lại được đối xử như một người bạn từ phía Việt
. Từ đó, đã làm cho ông càng thấy chủ nghĩa nhân bản tuyệt vời của nhân dân Việt
trong và sau chiến tranh. Đó chính là sức mạnh chiến đấu và làm nên chiến thắng kỳ diệu. Lê Trọng Sâm cũng tham gia toạ đàm với bài viết “Vài cảm nghĩ về văn học đề tài chiến tranh hôm nay” qua đội ngũ những người cầm bút trong 2 cuộc kháng chiến. Sự liên hệ quá khứ của dân tộc để thấy phong cách, tư cách công dân và tư cách nghệ sĩ của nhà văn đã làm cho trang viết của họ trở thành ký ức tâm hồn và bản lĩnh anh hùng của dân tộc Việt
.
Vĩnh Nguyên với tham luận “Văn học Cách mạng không ngừng giải quyết mâu thuẫn” đã đề cập đến những đối lập và phân hoá từ bản thân những người lính trở về sau chiến tranh. Họ tự chọn cho mình một hướng đi không mấy tốt đẹp, mà lẽ ra, với vai trò và tư cách người lính một thời, họ phải xa lánh. Vì vậy, họ phải lặng lẽ đóng vai trò người khác trong “ngày hội hoá trang” giả tạo của chính mình.
3. Bàn về từng tác giả, tác phẩm, có ba bài viết nổi bật của TS. Trần Huyền Sâm, TS. Nguyễn Thành và Thạc sĩ Trần Thanh Hà. Các tác giả chọn 2 tác phẩm tiêu biểu của Bảo Ninh và Chu Lai là Nỗi buồn chiến tranh, Ăn mày dĩ vãng để khảo sát và chỉ ra những đặc điểm thi pháp của hai nhà văn này. Trần Huyền Sâm với bài: “Bảo Ninh và nỗi ám ảnh chiến tranh” đề cập đến nội dung nổi trội nhất của tác giả này qua tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh. Đó là tính chân thật trong và sau chiến tranh mà người lính phải nếm trải và nhận thức trong nhiều trạng thái, hoàn cảnh ở thời bình. Từ đó, bài viết đề cập đến kỹ thuật tiểu thuyết của Bảo Ninh. Đó là biện pháp dòng ý thức, kỹ thuật đồng hiện không- thời gian, lắp ghép kiểu điện ảnh, những tín hiệu thẩm mỹ mà người đọc phải nắm vững để giải mã và tiếp cận thế giới nghệ thuật của Bảo Ninh ở các lớp hình tượng và cấu trúc chìm của tác phẩm.
Cũng về Nỗi buồn chiến tranh, Trần Thanh Hà tìm hiểu tác phẩm Bảo Ninh ở góc nhìn Hiện thực và Vĩnh cửu. Đó là hiện thực chiến trường với nỗi đau buồn của người lính trong và sau chiến tranh, để từ đó, chứng minh cho khát vọng vĩnh cửu của những thế hệ con người Việt Nam hôm nay và tương lai từ bài học xương máu của chiến tranh có tên là nỗi buồn. Nguyễn Thành, từ góc nhìn so sánh để chỉ ra sự đổi mới trong nghệ thuật của Bảo Ninh và Chu Lai qua hai tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh và Ăn mày dĩ vãng. Tác giả nghiên cứu sự tiếp cận chiến tranh từ góc độ phi sử thi của 2 tiểu thuyết này để thấy sự chuyển biến, thay đổi điểm nhìn nghệ thuật của Chu Lai và Bảo Ninh. Nỗi buồn chiến tranh và thân phận tình yêu trong hai tiểu thuyết được lồng ghép trong các kiểu thời gian nghệ thuật khác nhau để nói lên hiện thực cuộc sống của từng nhân vật người lính trong và sau chiến tranh là cách tiếp cận độc đáo của các nhà văn. Đó là khuynh hướng đảo tuyến, xoá bỏ dần lối kể chuyện theo trình tự thời gian của văn xuôi trung đại, do vậy, tính chất, tâm trạng và tình cảm của nhân vật hiện lên đa dạng, phức cảm và nhức nhối, gấp gáp hơn nhiều, góp phần thể hiện chủ đề và các cung bậc của tâm lý. Tác giả cũng chỉ ra chất thơ, lời văn đa thanh và vai trò của người trần thuật trong hai cuốn tiểu thuyết nói trên.
4. Tham gia toạ đàm, còn có một phần nội dung rất hấp dẫn và sinh động, đó là các ý kiến phát biểu, trao đổi tại chỗ xuất phát từ kinh nghiệm sáng tác và kinh nghiệm nghề nghiệp, kinh nghiệm đời của các anh chị từng là nhà văn ở chiến trường như Tô Nhuận Vỹ, Ngô Minh, Nguyễn Đắc Xuân... Các ý kiến đều tập trung nêu và đề xuất cách tiếp cận chiến tranh và thể hiện con người trong chiến tranh với sự tiếp biến nghệ thuật hiện đại để làm sao những tác phẩm viết về chiến tranh sắp đến sẽ hấp dẫn hơn, chân thật hơn mà cũng nghệ thuật hơn. Và vì vậy, cũng nhân bản hơn đối với từng cá nhân con người hôm qua, hôm nay và mai sau. Đó là mệnh lệnh của trái tim, là sứ mệnh cao cả của nghệ thuật mà lịch sử trao cho các nhà văn chúng ta. Huế, ngày 20-12-2005 H.T.H
(nguồn: TCSH số 205 - 03 - 2006)
|