Nghiên Cứu & Bình Luận
Uyên nguyên phát tích suy niệm: “Hiền tài quốc gia chi nguyên khí”
09:51 | 10/07/2015

LÊ QUANG THÁI

Suy niệm ấy được viết bằng chữ Hán, khắc lên bia đá đầu tiên đề danh tiến sĩ của nước Đại Việt và được dựng lập ở khuôn viên nhà Thái học thuộc di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám từ năm Giáp Thìn, 1484, niên hiệu Hồng Đức thứ 15. Một sự dụng tâm về mặt lịch học và pháp số lung linh như đã hiển hiện long ẩn có giá trị biểu trưng.

Uyên nguyên phát tích suy niệm: “Hiền tài quốc gia chi nguyên khí”
Văn miếu Quốc Tử Giám ở Hà Nội

Ngày nay mới nghe qua âm hưởng thì ai cũng hiểu một cách khái quát. Dịch ra tiếng Việt chỉ thêm từ nối “của” ở giữa các danh từ “nguyên khí” với “quốc gia” thì nghĩa lý lại trong sáng hơn: Hin tài là nguyên khí ca quc gia. Tựa đề bài biên khảo này sẽ mở ra một cách nhìn mới làm sáng tỏ thêm bằng 3 tiểu mục: 1/ Nuôi dưỡng hiền tài; 2/ Vun trồng nguyên khí; 3/ Uyên nguyên phát tích ra suy niệm ấy.

I. NUÔI DƯỠNG HIỀN TÀI

Vào thời cổ đại, đạo Trời là nguồn gốc của tư tưởng, triết học Nho giáo lấy Hán tự để lưu truyền và giáo hóa. Văn tức là văn hóa lãnh sứ mạng giáo dục, đồng nghĩa với văn minh mà nghĩa lý khác hẳn với thuật ngữ văn minh ngày nay. Chịu ảnh hưởng của việc trồng lúa nước, học trò học chữ, học nghề đều được gọi là “nho”, học “tú tài” chỉ vì chữ “tú” tức là cây trồng đang độ đâm chồi, nẩy hoa. Nói chung, có học mới nên người hữu dụng; không hẳn đơn thuần chỉ là học ở lớp, ở trường mà xưa gọi là “tường tự” hoặc “học hiệu”. Về sau “tường tự” trở thành “trường học”. Đạo Nho là đạo cương thường. Chữ “hiền”, chữ “hiến” đi liền nhau “một vần”. “Hiến” và “hiền” đồng nghĩa ám chỉ “người tài”. Dân tộc Lạc Việt là một dân tộc văn hiến rất lâu đời.

Hệ từ thượng của Kinh Dịch đã nói toát lên “cái đức lớn” của người hiền, mà bác sĩ Nguyễn Văn Thọ, học giả nghiên cứu chuyên sâu về Khổng học đã dịch thành thơ. Trưng dẫn hai câu tiêu biểu:

Khi được quân t nói li,
N
ói ra nh hưởng đến đời, đến dân.

1.1. Sùng Nho trọng Đạo

Thế giới quan và nhân sinh quan của người Việt cổ cùng với các dân tộc anh em đều chịu ảnh hưởng của tư tưởng, triết học Nho giáo, rồi về sau bén nhạy tiếp thu những tinh anh của các luồng tư tưởng khác, kể cả tín ngưỡng dân gian, thuần phong mỹ tục để dựng thành quốc phong.

Ức thuyết về người Việt cổ có văn tự riêng chưa đến hồi kết thúc. Vào giữa thế kỷ 20 đã dậy sóng về nguồn gốc chữ viết của người Việt. Kết quả ban đầu cho rằng người Lạc Việt đã có một thứ văn tự riêng “ngoằn ngoèo như giống đàn nòng nọc đang bơi”, na ná giống với chữ viết của một số dân tộc vùng Nam Á như Malaysia, Xiêm La (tức Thái Lan) kể từ năm 1941. Người Việt biết sùng thượng tiếng mẹ đẻ của chính mình. Mỗi ngày một gia công gìn giữ, tô bồi và phát triển tiếng Nôm, chữ Nôm trở thành một ngôn ngữ sống động sinh khí, giàu thanh sắc, thanh âm và ngữ điệu. Vốn từ vựng Hán - Việt mỗi thời một giàu thêm để trở thành một ngôn ngữ sáng giá.

Vào thời cổ, người Kinh dùng Hán tự để giao tiếp, trường dạy chữ Hán được mới ra từ thời Sĩ Nhiếp Luy Lâu (Bắc Ninh ngày nay). Chữ Hán được dùng trong công văn sử sách, văn chương chạm khắc vào đồ cổ khí, khắc họa vào mộc bản, bia đá với kèm theo những họa tiết và được viết theo các lối viết chân, thảo, triện, lệ chẳng thua sút gì người Hoa. Thời Hồ Quý Ly và Quang Trung, chữ Nôm đã từng là văn tự quốc gia.

1.2. Chuộng hiền tài

Chữ “Hiền” (賢) xuất phát từ sách Luận Ngữ: “Hiền hiền dịch sắc”, có nghĩa là “đổi lòng yêu cái đẹp mà thân cận với người hiền”. Đức hạnh và tài năng hơn người được gọi là “hiền tài”.

Có thể suy gẫm mà hiểu nghĩa lý từ một câu nói bình dị: “Một ấp mười nhà tất có người trung tín, một mảnh vườn mười bước tất có cỏ thơm”. Trạng nguyên Nguyễn Trực đã dẫn câu nói ấy vào bài “đối sách” trong thi Đình tại khoa thi năm Nhâm Tuất (1442) mà sách Khâm định vit s thông giám cương mc đã gọi là “khoa thi đối sách lấy Tiến sĩ”.

Sách Vit Đin U Linh của Lý Tế Xuyên biên soạn bằng chữ Hán vào đầu thế kỷ 14, có bài Tựa viết năm 1329, đã nêu rõ việc vua Hán Hiến đế (189 - 220 sau Công nguyên) đã từng hạ chiếu thừa nhận:

“Giao Châu là đất văn hiến, sơn xuyên có nhiều của lạ, văn vật khả quan, nhân tài kiệt xuất…”(1)

Thời Hán Quang đế (25 - 26 sau Công nguyên) Thứ sử Giao Châu là Đặng Nhượng hàng năm kén lấy 8 người Việt tuấn tú gởi sang du học ở kinh đô nhà Hán. Trong số lưu học sinh du học ở nước ngoài có Lý Tiến, Lý Cầm và Trương Trọng đều học xuất sắc, thi đỗ Mậu Tài, Hiếu Liêm. Cả 3 vị đều được tiến cử bổ nhiệm giữ chức Huyện lệnh, đứng đầu một số huyện lớn của xứ người có máu tự tôn được thăng cử trở về cố quận làm quan lớn tới chức Thứ sử, Thái thú chăm lo tuyển cử người hiền trong thiên hạ để phát dương văn hóa.

Kể từ đây, hiền tài nước Việt được trọng dụng ngang hàng với người Hán. Tiền nhân ta đó; Lý Tiến, Lý Cầm, Trương Trọng đã khai khoa tại xứ người cho người Việt các học vị Mậu Tài, Hiếu Liêm dưới thời Hán, làm gương sáng cho hai anh em Khương Công Phụ, Khương Công Nha thi đỗ tiến sĩ cùng một khoa dưới triều Đường Đức Tông (780 - 805) tại Kinh đô Tràng An.

1.3. Ai là hiền tài?

Nho học chuộng yêu người tài tức người hiền. Khổng Tử được thế giới tôn phong là “vạn thế sư biểu”, đã từng khuyến bảo phải biết cách “cận nhắc hiền tài”. Hệ từ hạ của Kinh Dịch viết lời cảnh báo: “Đức mỏng mà ngôi cao, trí nhỏ mà làm việc lớn, sức nhỏ mà gánh việc nặng thì ít khi thành công vậy”.

Hiền tài làm 5 điều thiện, tránh 4 điều ác. Năm điều thiện được gọi là “ngũ đức”. Ấy là: bất phí, bất oán, bất tham, bất kiêu, bất mãnh. Làm điều ác bị xem là “thất đức”. Người Việt có tài chơi chữ. Bỏ dấu sai thì nguy. Thâm trầm của tiếng Việt là ở chỗ ấy! Rất Huế mà cũng “rất Việt”. Bốn điều ác là: ngược, hung, thù (hại dân) và hữu tư (bủn xỉn)(2).

Hiền tài có đẳng cấp, ngôi thứ. Vượt qua hiền tài là “Thánh”, là “Hiền”, là “Thần”. Bên dưới “hiền tài” là “anh tài”, “nhân tài”, “tuấn kiệt”… Một nét đặc trưng của lịch sử văn hóa dân tộc Việt Nam có nhiều “Anh thư” mà tiêu biểu là Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Ỷ Lan phu nhân, Huyền Trân công chúa, Ấu Triệu Lê Thị Đàn…

Kinh Thi đã như định nghĩa rõ, thế nào là hiền tài. Nhà thơ tài hoa Tản Đà đã dịch bằng thơ, trích lại hai câu tiêu biểu:

Lm lit thay, rc r thay,
H
i người quân t biết ngày nào quên.

Bỏ sót người hiền tung tán ẩn dật nơi hang cùng cốc vắng hoặc ở chốn tăng phòng, thậm chí còn ở cấp thấp trong quân ngũ là một thiếu sót lớn, một trọng tội đối với quốc dân. Chuyện xưa là thế! Đánh tan giặc Minh xâm lược, danh thần Nguyễn Trãi viết Bình Ngô Đại cáo thay anh hùng áo vải Lam Sơn đã từng ngỏ lời than: “Ngặt vì nỗi, nhân tài như lá mùa thu/ tuấn kiệt như sao buổi sớm”.

Năm 1429 đã có chiếu của vua Lê Thái Tổ cầu hiền. Mở đầu tờ chiếu viết lời cầu mong một cách khẩn khoản:

“Trẫm nghĩ, muốn thịnh trị phải được người hiền tài, muốn được hiền tài thì phải lo tiến cử. Cho nên, người đứng đầu thiên hạ phải lo việc ấy trước tiên”.

Về sau, nương theo chiếu tiến cử hiền tài ấy, danh sĩ Ngô Thời Nhậm soạn Chiếu cu hin thay lời vua Quang Trung Nguyễn Huệ theo lối kế thừa và triển khai một cách sâu rộng hơn, không hạn hữu ở chỗ chỉ cho phép các quan lớn văn hoặc võ được quyền tiến cử hiền tài mà thôi.

Lời chiếu này giàu tính nhân văn và nhân bản, có đoạn viết:

“Vậy ban chiếu xuống, quan liêu lớn nhỏ và dân chúng trăm họ, ai có tài năng học thuật, mưu hay giúp ích cho đời đều cho phép được dâng tỏ bày công việc. Lời có thể dùng được thì đặc cách bổ dụng, lời không dùng được thì để đấy, chứ không bắt tội vu khoát. Những người có tài nghệ gì có thể dùng cho đời, cho các quan văn quan võ đều được tiến cử; lại cho dẫn tới yết kiến, tùy tài bổ dụng. Hoặc có người từ trước đến nay giấu tài ẩn tiếng, không ai biết đến, cũng cho phép được dâng thư tự cử, chớ ngại thế là “đem ngọc bán rao”(3).

Nhân đây, bổ sung thêm lời mở đầu có tựa đề Giáo ngh của Ngô Thời Nhậm (Bàn về giáo dục) thể hiện nỗi lòng của vị nhân sĩ ưu tư đến việc nước:

“Thiết nghĩ: giáo hóa là việc gấp của quốc gia, phong tục là việc lớn của thiên hạ. Phương pháp giáo dục của bản triều có hương học và quốc học, có giáo điều và học qui, gần đây đã được toàn bộ ban hành, và ghi lại ở kho sách lưu trữ. Việc trau dồi đức tốt và ngăn ngừa thói xấu như thế là đầy đủ và chu đáo. Song tình hình giáo hóa vẫn chậm chạp, phong tục thuần hậu vẫn chưa vãn hồi được, mỗi ngày dân tình thêm kiêu bạc dần và không tự biết. Sở dĩ như thế đều là tại sự dạy dỗ ở gia đình và sự học tập ở các trường hương học và quốc học, chỉ chăm dạy về văn mà không biết dạy về hạnh. Hiện nay, những người văn hay chữ tốt, tài thức cao siêu không phải là hiếm. Những người ấy rất thông thạo việc đời và hẹp lòng người. Song vì họ không được dạy dỗ về hạnh, cho nên có những người lấy việc ngạo với bề trên cho là giỏi, nhờn với người lớn cho là hay; không thích sửa mình mà thích bàn việc nước, không cầu thực học, chỉ cầu hư danh. Họ đem cái miệng lưỡi hùng biện mà tô vẽ cho cái lòng dạ bí hiểm, đem cái đầu óc ngang tàng mà che đậy cái ruột gan quỷ quyệt…”(4)

Văn miếu ở Huế


II. VUN TRỒNG NGUYÊN KHÍ

Người xưa đã từng nói: “Kế trăm năm không gì hơn bằng trồng người”. Việc vun trồng nguyên khí hệ trọng ra sao?

2.1. Nguyên khí: Hễ cái gì không có hình chất mà cùng cảm ứng với nhau gọi là khí (氣). Câu nói quen thuộc: “Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”.

Ngô Thế Lân là dật sĩ ở đất Thuận Hóa vào giữa thời Nguyễn Ánh - Tây Sơn. Ông đem gió và trúc để hình dung sự hữu hình và cảm ứng của khí với hình. Trời nương vào “hình”, đất nương vào “khí” mà vận hành. “Tài” là bẩm ở cái “khí”. “Lý” thì vô “hình” mà “khí” thì có “hình”. Cái nọ lẫn với cái kia, chớ không bao giờ có cái nọ mà không có cái kia. Vì vậy mà một khi đã có “hình” thì có “khí”, mà đã có “khí” thì có “lý”.

Nguyên (元) là lớn, bắt đầu, khởi sự… Sách Xuân Thu luận giải rằng: vì cái “nguyên” là lớn, cho nên phải cẩn thận ở chính danh. Danh không phải là cái khởi đầu thì mà bỏ thiện hay đã thiện được? Danh chính thì ngôn thuận.

Hàn Dũ và Vương Thông là hai bậc thức giả chân chính nổi tiếng về Nho học. Riêng họ Vương đã dựa vào sách Trung thuyết, ở phần “Lập mệnh” mà lý giải về quyền năng của Trời, Đất và Người một cách rốt ráo như sau:

“Trời là thống nguyên khí, chứ không là chỉ nói cái vầng lồng lộng và xanh xanh mà thôi. Đất là thống nguyên hình, chứ không phải là nói núi sông gò đống mà thôi. Người là thống nguyên thức, chứ không phải là nói đầu tròn chân vuông mà thôi”(5).

“Thống” (統) có nghĩa là làm chủ. Thống nguyên thức thì tự chủ, tự thắng chính mình. Trong thuật ngữ “anh hùng” thì “anh” có nghĩa là người tự biết, “hùng” là người tự thắng.

2.2. Trường học, thi cử: Từ kinh đô cho đến quận huyện, làng xã trường học các cấp được sớm mở mang, xây dựng, tổ chức quy mô do học quan quản lý. Nhà Thái học là nơi quan hệ đến hiền tài, góp phần lớn công sức, trí tuệ cho việc vun trồng nguyên khí cho quốc gia.

Trường học ở làng xã, phủ huyện, dinh trấn là những nơi để gieo cấy hạt mầm, vườn ươm cây hé nụ đâm chồi để tác thành bóng dáng sĩ tử bình văn, khảo hạch đủ trình độ được dự thi Hương. Đỗ đạt cao thấp lấy Hương tiến, hương cống hoặc sinh đồ, tú tài. Thuật ngữ cử nhân đã có từ lâu trong việc kén chọn thí sinh dự thi Hương, năm 1825 mới nghiêm chỉnh trở thành học vị Cử nhân).

Trước thời Lê sơ thì cứ 6 năm thi Hương một lần, về sau cử theo lệ 3 năm. Năm trước thi Hương, năm sau thi Hội. Thi Hội có 2 tiểu kỳ: Hội thí và Đình thí còn gọi là Điện thí. Ở tiểu kỳ này, cống sĩ phải đối sách theo đề thi do nhà vua ban ra để nghị luận, viết theo thể văn sách. Kết quả ra bảng lấy Tiến sĩ theo giáp đệ và đẳng trật.

Vào đời Lê sơ mới có học vị tiến sĩ, mở đầu là khoa thi năm Nhâm Tuất, 1442 mở đường cho việc dựng bia đá đầu tiên vào năm Giáp Thìn, 1484.

Việc thí sinh man khai hộ tịch, tìm cách len lỏi để lọt qua khảo hạch ở cấp huyện, phủ, tỉnh là phần vụ và trách nhiệm của học quan từ các cấp bên dưới trở lên. Những gì là khuất tất sớm bị phát hiện sẽ nghiêm trị những học quan và quan trường thiếu sĩ khí.

2.3. Lễ và Nhạc làm cho nguyên khí mạnh lên

Giữa Văn với Lễ, Nhạc có một mối quan hệ mật thiết gắn bó với nhau, để hòa nhập chung cùng làm cho nguyên khí của quốc gia hưng dậy.

Theo Đại Vit s ký toàn thư, vào tháng giêng năm Đinh Tỵ, niên hiệu Thiệu Bình năm thứ 4, 1437 dưới triều Lê Thái Tông, Hành khiển Nguyễn Trãi xuất thân Thái học sinh, năm 1440, học vị cao nhất của đời Trần, dâng bản vẽ khánh đá lên vua và tâu rằng:

“Kể ra, đời loạn dùng võ, thời bình chuộng văn. Nay là lúc nên làm Lễ Nhạc. Song không có gốc thì không đứng vững, không có văn thì không thể lưu hành. Hòa bình là gốc của Nhạc, thanh âm là Văn của Nhạc. Thần vâng chiếu soạn nhạc không dám không dốc hết sức. Nhưng vì học thuật nông cạn, sợ rằng trong khoảng thanh luật, khó được hài hòa. Xin bệ hạ yêu muôn dân để chốn xóm thôn không còn oán hận buồn than, như thế mới không mất cái gốc của Nhạc”(6).

Tìm về cái gốc của Nhạc, không thể không nương vào cái gốc của Văn và của Lễ. Sách Lch s Vit Nam t ngun gc đến thế k 19, Đào Duy Anh đã dịch “nuôi dưỡng nguyên khí” thay vì “yêu nuôi muôn dân” theo bản dịch Đại Vit s ký toàn thư. Dịch như lời của học giả Đào Duy Anh thì có căn cơ đẩy đưa ngôn ngữ Việt thăng hoa từ nguyên bản, lấy ý từ kinh điển: “Trời là chủ nguyên khí, đất là chủ nguyên hình, người là chủ nguyên thức”. Vì sao? Như bên trên đã nói: “Trời nương vào hình, đất nương vào khí”. Trời đất sinh ra con người sẵn có linh khí: Nhân linh ư vạn vật theo Lễ của đạo cương thường mà Chu Dịch đã ghi rõ:

“Có trời đất rồi sau mới có muôn vật, có muôn vật rồi sau mới có vợ chồng. Có vợ chồng rồi sau mới có cha con, có cha con rồi sau mới có vua tôi”.

Khổng Tử mới đem cái nghĩa lấy cái nguyên của dương khí mà thống trị việc trời, lấy trời mà thống trị vua chúa.

Thiết nghĩ đó là cái cớ buộc phải tìm về uyên nguyên của suy niệm: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”. Nguyên khí là phần tinh túy tạo nên muôn loài, muôn vật. Nguyên khí của đất nước hàm ý chỉ sức sống đầy sinh khí của đất nước. Sức sống ấy thật diệu kỳ, thật cao đẹp nhằm đạt tới cái gốc của chân - thiện - mỹ.

III. UYÊN NGUYÊN PHÁT TÍCH SUY NIỆM “HIỀN TÀI...”

Bàng bạc ở 2 tiểu mục 1 và 2 như đã góp phần làm sáng tỏ về nguồn gốc của suy niệm: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”. Từ 2 ý tưởng độc lập (I) và (II) đã liên kết với nhau, chữ “là” trở thành “chữ mắt khóa”. Nhờ trầm tư mặc tưởng mới nối kết liền mạch và liền ý.

3.1. Xuất xứ của suy niệm: Đó là câu trích văn khai mở cho một chuỗi luận lý sâu lắng và thống thiết bằng văn từ của thể chính luận được vận dụng trong bài văn bia của Đỗ Nhuận (1445 - ?) biên soạn.

“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, mà hưng thịnh. Nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn. Vì thế các bậc đế vương thánh minh dựng nước chẳng ai không coi việc kén chọn kẻ sĩ, bồi dưỡng nhân tài, vun trồng nguyên khí làm công việc cần kíp. Bởi vì kẻ sĩ có quan hệ trọng đại với quốc gia như thế, cho nên quý chuộng không biết dường nào…”(8).

Thần khí của hơi văn chính luận thật hào hùng với những tiết điệu lên xuống nhịp nhàng của một bản thiên cổ hùng văn. Ai đã nối kết liền mạch hai ý tưởng độc lập: “hiền tài” với “nguyên khí”. Tuy hai mà trở thành một thể thống nhất trác tuyệt. Người xưa gọi đó là một mệnh đề, nói cho chuẩn mực thật sự là một suy niệm triết học có giá trị vượt thời gian. Không phải Đỗ Nhuận là tác giả của suy niệm ấy, mà chính là Thân Nhân Trung. Thời bấy giờ, những trước năm 1484, Đỗ Nhuận đã khoanh son đoạn văn nổi tiếng với câu mở đầu đã là châm ngôn: “Hiền tài quốc gia chi nguyên khí”. Quả là có Bá Nha thì phải có Tử Kỳ.

3.2. Thân Nhân Trung: Họ Thân, một giòng tộc trâm anh thế phiệt của đất Bắc Giang. Hậu duệ của danh sĩ Thân Nhân Trung là Thân Văn Nhiếp đã vào Nam lập nghiệp tại làng An Lỗ, huyện Phong Điền (trước thuộc Quảng Điền) rồi vào đất thần kinh hưng nghiệp tại làng cổ văn hiến Nguyệt Biều nay thuộc xã Thủy Biều, thành phố Huế. Nơi đây có di chỉ và di tích trường thi Hương đầu tiên của nước Đại Việt thời Trịnh - Nguyễn. Tháng 1 năm 1777, chúa Trịnh Sâm cho lập trường thi Hương đầu tiên(9). Đối bờ bên kia sông Hương là Quốc Tử Giám cũ ở xã Hương Hồ rồi Văn Thánh, Võ Thánh được xây dựng dưới đầu đời nhà Nguyễn.

Thân Nhân Trung (1418 - 1499) tự là Hậu Phủ, người làng Yên Ninh, huyện Yên Dũng, nay thuộc xã Ninh Sơn, huyện Vĩnh Yên, tỉnh Bắc Giang.

Vịnh về hai danh thần Thân Nhân Trung và Đỗ Nhuận, vua Tự Đức đã tán ca:

Gp g thi vui, ý khí hòa
Vua t
ôi xướng ha hc cm ca
Tao
Đàn khôi súy chia nguyên phó,
Ch
ng biết đời Ngu có thế a…

Ông thi đỗ Tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Kỷ Mùi, 1469. Làm quan tới các chức Tế tửu Quốc Tử Giám, Thượng thư bộ Lại, trông coi viện Hàn Lâm, chức lớn nhất là Phụ chính Đại thần.

Ông là người đầu tiên sắc soạn bia ký số 1 đề danh Tiến sĩ kể từ khoa thi Hội, năm Nhâm Tuất, 1442 đến khoa Giáp Thìn, 1484. Đợt dựng bia lần thứ nhất tại khuôn viên nhà Thái học gồm 12 văn bia cho 12 khoa thi (chớ không phải 10) như sách Đại Vit S ký toàn thư đã dịch ra Việt ngữ, do sơ suất trong biên tập và in ấn đã bỏ mất 2 khoa! Tiếc thay! Đó là 2 khoa Quý Dậu, 1453 và khoa Mậu Dần, 1458.

Ở bia ký số 1, mở đầu bằng câu: Hin tài quc gia chi nguyên khí (賢 才 國 家 之 元 氣).

Ở phía dưới ghi rõ:

“Phụng trực Đại phu Hàn Lâm Viện Thừa chỉ, Đông các Đại học sĩ, thần Thân Nhân Trung vâng sắc soạn.

Cẩn sự lang, Trung thư giá Chính tự, thần Nguyễn Tùng vâng sắc viết.

Mậu lâm lang, Kim Quang môn Đãi chiếu, thần Tô Ngại vâng sắc viết triện”.

Xin lưu ý hai chữ “viết triện” có nghĩa là “đóng dấu”. Riêng về phần lạc khoản thì ghi rõ ngày tháng và niên hiệu như sau:

Hoàng Việt ngày rằm tháng tám, niên hiệu Hồng Đức thứ 15 (1484), dựng bia.

Đợt dựng bia đầu tiên vào năm Giáp Thìn, 1484 tạo thành một truyền thống văn hóa tốt đẹp. Đến sau khoa Đinh Mùi, 1787 đã dựng được 116 bia đá Tiến sĩ.

Hiện nay còn lại 82 văn bia được gìn giữ bảo lưu bằng mái che theo lối kiến trúc cổ kính xếp thành hai dãy bên giếng nước Thiệu Quang trong di tích Văn Miếu Thăng Long xưa. Riêng ở Kinh đô Phú Xuân Huế đã kế thừa truyền thống văn hiến chăm lo xây dựng Văn Thánh và dựng bia Tiến sĩ; Võ Thánh dựng bia Võ công và bia Tiến sĩ võ - bia Tiến sĩ Văn kể từ khoa thi Hội vào năm Nhâm Ngọ (1822) đến khoa thi Hội - năm Kỷ Mùi (1919).

Vinh danh thay, ngày 9/3/2010, hồ sơ 82 bia Tiến sĩ ở Văn Miếu Quốc Tử Giám đã được UNESCO công nhận là di sản tư liệu thế giới và được đưa vào chương trình “Ký ức thế giới”.

Ngày nay đọc lịch sử, chúng tôi chưa tìm thấy có quốc gia nào có một hệ thống bia đá đồ sộ, mỹ thuật đã khắc ghi trên bia họ tên và quê quán của những vị đỗ tiến sĩ đến những hơn vài ngàn người như nước Đại Việt với khoa giáp và đẳng trật rạch ròi, và phân minh. Đó là một trong nhiều phương sách xem “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” mà tiến sĩ Thân Nhân Trung là bậc quốc sĩ thiên lương đã để lại cho đời một lưu bút sáng giá vượt thời gian. Tiếng thơm theo gió bay xa.

Vào những năm cuối của thập kỷ 20, thế kỷ 20, khoa cử Hán học cáo chung theo vận nước chuyển đổi đòi hỏi canh tân. Phan Kế Bính (1875 - 1921), đỗ cử nhân không ra làm quan, ở nhà dạy học, viết sách, làm báo lãnh chức thầy Đồ, hương hiền. Cụ Phan viết sách Vit Hán văn kho đã cho ra mắt bạn đọc vào giữa thời điểm 1918 - 1919, thi Hương rồi thi Hội bãi bỏ. Phan Kế Bính đã nói lên được tiếng lòng: “Phàm việc gì cũng có nguyên lý, nguyên lý là cái lẽ căn nguyên của việc ấy, văn chương cũng vậy”.

Cho dù trong cái thế phải đổi “lông ra sắt” những nhà cựu học không cố chấp, sống vui phụng sự cho đời “đem tất cả sở tồn làm sở dụng”. Ngẩng đầu lên cao nhìn đọc câu đối bằng chữ Hán ở cửa Văn Miếu - Quốc Tử Giám mà chẳng cần chi, cầu chi. Câu đối được dịch ra Việt ngữ như sau:

- Nước ln trng giáo dc, gi thun phong, đạo đức tôn sùng, tin tưởng tư văn nguyên có gc.
- Nh
à Nho phi thông kinh, phi thc thi, ch nên c chp, nhng li thánh hun phi ghi lòng(10).

Thiết nghĩ đó là Giáo chi để làm sao, cầu sao cho đất nước Việt Nam giàu mạnh và cường thịnh.

Huế, 5/2015
L.Q.T
(SDB17/06-15)


....................................
1. Vit đin u linh, Lý Tế Xuyên; Trịnh Đình Rư dịch, Nxb. Hồng Bàng, thành phố Pleiku, Gia Lai, 2012, tr.124.
2. Nho giáo, quyển Thượng, Trần Trọng Kim, Nxb. Trung tâm học liệu, Sài Gòn, 1971, tr.112.
3, 4. Tuyn tp thơ văn Ngô Thi Nhm, quyển 2, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1978, tr.124, 162. Tờ chiêu hiền, bàn về giáo dục.
5. Nho giáo, quyển Hạ, Trần Trọng Kim, Nxb. Trung tâm học liệu, Sài Gòn, 1971, tr.75.
6. Đại Vit s ký toàn thư (Bản in Nội các quan bản năm Chính Hòa 18 (1697), Hoàng Văn Lâu dịch, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993, tr.336.
Hai khoa thiếu sót không ghi ở bản dịch Đại Vit S ký toàn thư:
1- Khoa Quý Dậu, niên hiệu Thái Hòa năm 11 (1453) đời Lê Nhân Tông.
2- Khoa Mậu Dần, niên hiệu Diên Ninh năm thứ 5 (1458) đời Lê Nhân Tông.
Xem Thi c, hc v, hc hàm dưới các triu đại phong kiến Vit Nam, Đinh Văn Niêm, Sđd, tr.95 và 97.
7. Lch s Vit Nam, từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX, Đào Duy Anh, Nxb. Văn học Hà Nội, 2014, tr.308.
Lần 1, in năm 1955, tái bản 1957, có tăng bổ.
8, 9. Thi c, hc v, hc hàm dưới các triu đại phong kiến Vit Nam, Đinh Văn Niêm. Nxb. Lao động, Trung tâm Văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội, 2014, tr.89, 142 và 392.
Năm 1768 chúa Nguyễn Phúc Thuần tổ chức thi Hương tại Nguyệt Biều theo định thức của xứ Đằng Trong, chưa chính quy, chính thống.
10. Phiên âm câu đối chữ Hán ở cửa Văn Miếu - Quốc Tử Giám:
Đại quc bt dch giáo, bt biến tc, th tôn sùng chí, dic tín văn nguyên hu t;
Ng
ô nho yếu thông kinh, yếu thc thi, vô câu c dã, thượng thánh hun vĩnh tương đôn.
Giáo chi, phú chi là chủ trương của Khổng Tử để đưa đất nước tiến phát giàu mạnh.
Xem Tìm hiu v giáo dc và khoa c thi xưa, Trịnh Hoành, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội 2014, tr.83.
 



 

Các bài mới
Các bài đã đăng