Nghiên Cứu & Bình Luận
Về bản Nôm Kim Vân Kiều tân truyện 金雲翹新傳, Liễu Văn Đường khắc in năm 1880 mới được phát hiện
15:36 | 07/10/2024


ĐINH VĂN TUẤN

Về bản Nôm Kim Vân Kiều tân truyện 金雲翹新傳, Liễu Văn Đường khắc in năm 1880 mới được phát hiện
Bìa bản Nôm ‘Kim Vân Kiều tân truyện’ Liễu Văn Đường khắc in năm 1880

1. Mở đầu

Đầu năm 2024 (Giáp Thìn), Thư viện Huệ Quang đã công bố trên Facebook một phát hiện mới về bản Nôm Kim Vân Kiều tân truyện 金雲翹新傳 do nhà tàng bản Liễu Văn Đường khắc in năm Canh Thìn (1880) niên hiệu Tự Đức (LVĐ-1880), trên Facebook Thư viện Huệ Quang1 (TVHQ) Lãn Văn đã mô tả về bản Kiều Nôm này như sau:

Kim Vân Kiều Tân Truyện 1880, bản thứ 3 của Liễu Văn Đường sau 2 bản 1866 và 1871. Sách khổ nhỏ được khắc đầu Đông năm Canh Thìn (1880) triều Tự Đức, gồm 69 tờ (trang đôi), mỗi tờ 2 mặt, mỗi mặt 2 cột trên câu 6, dưới câu 8, gồm 12 cặp lục bát (24 câu), tức 48 câu/trang (tờ). Bản Kiều này được Thư viện Huệ Quang sưu chụp tại một ngôi chùa cổ ở miền Nam vào cuối năm 2022.

Kết cấu: Bìa trước (giống giấy xi măng, có lẽ mới đóng sau, may bằng dây cước) - 2 trang lót - Tờ đầu (không đánh số trang; mặt trước: tên sách, năm khắc, nơi khắc, người tuyển; mặt sau lời đề của Phạm Quý Thích) - Nội dung (68 trang, mất 4 trang) - Các trang lót - Bìa sau.

CÁC TRANG BỊ MẤT/HƯ, mất 4 trang: 37, 38, 41 và 68. Trang 37 - 38, mất từ câu 1729 “Con này chẳng phải thiện nhân” - đến câu 1824 “Thương ôi! Chẳng phải nàng Kiều ở đây”. Trang 38 còn đọc được ở góc giấy 6 câu. 48 x 2 - 6 = 90 câu, (mất 90 câu). Trang 41, mất từ câu 1921 “Áo xanh đổi lấy cà sa” - đến câu 1968 “Lòng người nham hiểm biết đâu mà lường”, (mất 48 câu). Trang 68 (trang cuối), mất từ câu 3217 “Tình riêng chàng lại nói sòng” - đến câu 3254 “Mua vui cũng được một vài trống canh”. 3254 - 3216 = 38 (mất 38 câu). 48 - 10 = 38 câu. Tổng số câu mất: 90 + 48 + 38 = 176. Trang 68/tờ cuối còn 2 chữ QUYỂN HOÀN (卷完). Ngoài 4 trang/tờ bị mất, cướp đi 176 câu Kiều thì văn bản còn bị mất hoặc mờ một số chữ ở vài trang đầu, áng chừng 20 chữ. Nhìn chung, sách còn tương đối tốt, chữ tương đối rõ”.

Chúng tôi chưa có cơ hội để tiếp cận bản Nôm Truyện Kiều quý giá này, nhưng qua bản sao chụp (pdf)2 do TVHQ chia sẻ, có thể nhận xét thêm: bản Kiều Nôm này, có một số chữ khắc nét đậm, lớn hơn toàn bộ chữ khắc bình thường khác, có thể bản này đã được nhà tàng bản Liễu Văn Đường sửa chữa lại từ ván khắc mới hoặc cũ sau khi tham chiếu một vài bản Kiều Nôm nào đó trước 1880. Cũng có khá nhiều chữ được một người nào đó đã dùng bút lông mực tàu viết đè lên chữ khắc in, có nhiều chỗ chỉ cố viết rõ lại theo tự dạng chữ Nôm gốc bị mờ nhưng cũng có nhiều chỗ đã tự ý sửa chữa lại theo hiểu biết của mình, khác với chữ khắc in gốc, điều này cũng phần nào gây khó khăn cho việc xác định chữ Nôm gốc của văn bản.

Sau khi nhận được bản (pdf) LVĐ-1880 từ TVHQ, chúng tôi đã tiến hành khảo sát, đối chiếu toàn bộ nội dung Truyện Kiều còn lại (mất 167 câu) của LVĐ-1880 với bản trước nó là Kim Vân Kiều tân truyện 金雲翹新傳, Liễu Văn Đường khắc in năm 1871 (LVĐ-1871) - bản này cùng nhà tàng bản chỉ cách nhau 9 năm nhưng còn đầy đủ - để tìm ra những chữ khác biệt và từ đó xác định những chữ này đã giống với 5 bản Nôm cổ trước thời điểm năm 1880, tiêu biểu là Kim Vân Kiều tân truyện 金雲翹新傳, Liễu Văn Đường khắc in năm 1866 (LVĐ-1866) - bản này không đầy đủ -, Đoạn trường tân thanh 斷腸新聲do Nguyễn Hữu Lập chép tay năm 1870 (NHL-1870), Kim Vân Kiều tân truyện 金 雲翹新傳do Duy Minh Thị biên soạn, khắc in năm 1872 (DMT-1872)3, Đoạn trường tân thanh斷腸新聲do Tăng Hữu Ứng4 chép tay năm 1874 (THƯ-1874), Kim Vân Kiều tân truyện 金雲翹新傳do nhà tàng bản Thịnh Mỹ Đường5 khắc in năm 1879 (TMĐ-1879) và 1 bản Kiều Quốc ngữ trước năm 1880 là Kim Vân Kiều truyện của Trương Vĩnh Ký6 in năm 1875 (TVK-1875) để so sánh7, lưu ý là chúng tôi không so sánh các bản Kiều Nôm sau năm 1880 nhưng chỉ khi nào LVĐ-1880 có những chữ Nôm khác biệt so với tất cả các bản Nôm trước năm 1880, lúc đó sẽ so sánh thêm các bản Kiều Nôm, Quốc ngữ khác như Kim Vân Kiều tân truyện 金雲翹新傳, Ấn Thư Hội8 in năm 1896 (ÂTH-1896), Kim Vân Kiều tân truyện của E. Nordemann9 in năm 1897 (Nordemann-1897), Đoạn trường tân thanh 斷腸新聲do Kiều Oánh Mậu10 biên soạn in năm 1902 (KOM-1902), Kim Vân Kiều của Nguyễn Văn Vĩnh11 in năm 1923 (NVV-1923), Kim Vân Kiều chú thích, Bùi Khánh Diễn12 in năm 1923 (BKD-1923), Truyện Thúy Kiều của Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim13 in năm 1925 (BK-TTK-1925).

2. Những chữ Nôm của LVĐ-1880 khác với LVĐ-1871 và các bản Kiều Nôm (kể cả các bản Quốc ngữ) trước và sau năm 1880

Câu 96: “Sấp ngồi bả [] trước mồ bước ra”, LVĐ-1880 khắc lạy , LVĐ-1871 khắc cỏ .

Câu 116: “Thác là thể phách còn là tinh []”, LVĐ-1880 khắc linh 灵, LVĐ-1871 khắc anh 英.

Câu 121: “Ào ào […] đưa cây”, LVĐ-1880 khắc gió đảo , LVĐ-1871 khắc đổ lộc 覩祿.

Câu 164: “Tình trong [] đã, mặt ngoài còn e”, LVĐ-1880 khắc nhưng 仍, LVĐ-1871 khắc như 如.

Câu 250: “Bụi hồng [] nẻo đi về chiêm bao”, LVĐ-1880 khắc lạc 落, LVĐ-1871 khắc liệu 料.

Câu 327: “[] tròn như [] cung mây”, LVĐ-1880 khắc ngồi gọi 噲, LVĐ-1871 khắc tháng  ...gửi .

Câu 463: “[] rằng, nghe nổi [] đài”, LVĐ-1880 khắc tiếng 㗂… tiếng 㗂, LVĐ-1871 khắc chàng 払… cầm 琴.

Câu 563: “[] yên quảy gánh vội vàng”, LVĐ-1880 khắc sắp 插, LVĐ-1871 khắc buộc .

Câu 900: “[] mưa thủi thủi quê người một thân”, LVĐ-1880 khắc buộc 纀, LVĐ-1871 khắc nắng .

Câu 901: “Nghìn [] nhờ bóng tùng quân”, LVĐ-1880 khắc duyên 縁, LVĐ-1871 khắc tầm 尋.

Câu 904: “[] chân thôi cũng xích thằng nhiệm trao”, LVĐ-1880 khắc nắng , LVĐ-1871 khắc buộc 纀.

Câu 924: “Ăn gì cao lớn [] đà làm sao”, LVĐ-1880 khắc đặm 淡, LVĐ-1871 khắc đẫy 悌.

Câu 1311: “Rõ [] trong ngọc trắng ngà”, LVĐ-1880 khắc mờ , LVĐ-1871 khắc màu 牟.

Câu 2467: “Áo xiêm buộc [] lấy nhau”, LVĐ-1880 khắc rậm/rắm    , LVĐ-1871 khắc trói 繓.

Câu 3066: “Vậy đem duyên chị [] vào cho em”, LVĐ-1880 khắc kết 結, LVĐ-1871 khắc buộc .

3. Những chữ Nôm của LVĐ-1880 khác với LVĐ-1871 nhưng giống các bản Kiều Nôm, Quốc ngữ trước năm 1880

Câu 4: “Những điều trông thấy [] đau đớn lòng”, LVĐ-1880 khắc 麻 (= NHL-1870, THƯ-1874), LVĐ-1871 khắc đã 㐌.

Câu 39: “ […] con én đưa thoi”, LVĐ-1880 khắc ngày xuân 春 (= NHL-1870, DMT-1872, THƯ-1874, TVK-1875/xuân), LVĐ-1871 khắc tiết vừa 節皮.

Câu 48: “Ngựa xe như nước, áo quần như []”, LVĐ-1880 khắc nêm 揇 (=LVĐ-1866, TVK-1875), LVĐ-1871 khắc nen .

Câu 82: “Thoắt nghe Kiều [] đầm đầm châu sa”, LVĐ-1880 khắc thoắt 説 (=DMT-1872, TVK-1875), LVĐ-1871 khắc đã 㐌.

Câu 84: “Lời [] phận bạc cũng là lời chung”, LVĐ-1880 khắc rằng 浪 (=DMT-1872, THƯ-1874, TVK-1875, TMĐ-1879), LVĐ-1871 khắc  .

Câu 87: “Sống [……………………….]”, LVĐ-1880 khắc làm vợ khắp người ta 些(= LVĐ-1866, NHL-1870, DMT-1872, THƯ-1874, TMĐ-1879), LVĐ-1871 khắc thì tình chẳng riêng ai 辰情埃.

Câu 88: “Hại thay thác xuống [……..]”, LVĐ-1880 khắc làm ma không chồng 爫魔空 (= LVĐ-1866, NHL-1870, DMT-1872, THƯ-1874, TMĐ-1879), LVĐ-1871 khắc ra người tình không 情空.

Câu 114: “Bóng chiều đã ngả, dặm [] còn xa”, LVĐ-1880 khắc về 衛 (=NHL-1870, DMT-1872, THƯ-1874, TVK-1875, TMĐ-1879), LVĐ-1871 khắc hòe 槐.

Câu 127: “Hữu tình ta lại [] ta”, LVĐ-1880 khắc biết 別(=DMT-1872, THƯ-1874, TVK-1875), LVĐ-1871 khắc gặp 﨤.

Câu 128: “[] nề u hiển, mới là chị em”, LVĐ-1880 khắc chớ 渚 (=THƯ-1874, TVK-1875), LVĐ-1871 khắc chẳng .

Câu 149: “Nền phú [], bậc tài danh”, LVĐ-1880 khắc hậu 厚(=DMT-1872, TVK-1875), LVĐ-1871 khắc quý 貴.

Câu 157: “Nước non cách mấy buồng []”, LVĐ-1880 khắc thêu 絩 (=NHL-1870, DMT-1872, THƯ-1874, TVK-1875), LVĐ-1871 khắc đào 桃.

Câu 168: “Khách đà [] ngựa người còn nghé theo”, LVĐ-1880 khắc lên  (=NHL-1870, DMT-1872, THƯ-1874, TVK-1875), LVĐ-1871 khắc xuống .

Câu 170: “Bên cầu tơ liễu bóng chiều […]”, LVĐ-1880 khắc thướt tha 設他 (=THƯ-1874, TMĐ-1879), LVĐ-1871 khắc đã ra .

Câu 172: “Mặt trời […], chiêng đà thu không”, LVĐ-1880 khắc gác núi  (= THƯ-1874, TVK-1875/núi, TMĐ-1879), LVĐ-1871 khắc đến đất 典坦.

Câu 173: “Gương nga vành vạnh [] song”, LVĐ-1880 khắc đầy 臺 (= DMT-1872, TVK-1875), LVĐ-1871 khắc từ 慈.

Câu 177: “Một mình rạng ngắm [] nga”, LVĐ-1880 khắc bóng 䏾 (= NHL-1870, DMT-1872, THƯ-1874, TVK-1875), LVĐ-1871 khắc tố 素.

Câu 186: “Tựa [] bên triện một mình thiu thiu”, LVĐ-1880 khắc lan 欗 (=DMT-1872, âm miền Nam, lan/loan 鸾, TVK-1875/loan), LVĐ-1871 khắc ngồi .

Câu 197: “[] lòng hạ cố đến nhau”, LVĐ-1880 khắc mấy  (= NHL-1870, DMT-1872, THƯ-1874, TVK-1875, TMĐ-1879), LVĐ-1871 khắc thêm 忝.

Câu 212: “Nàng còn [] lại một hai tự tình”, LVĐ-1880 khắc cầm 扲 (= NHL-1870, DMT-1872, THƯ-1874, TVK-1875, TMĐ-1879), LVĐ-1871 khắc 於.

Câu 244: “Đố ai [] mối tơ mành cho xong”, LVĐ-1880 khắc gỡ (= NHL-1870, THƯ-1874), LVĐ-1871 khắc dứt .

Câu 260: “Nhớ nơi kỳ ngộ vội dời [] đi”, LVĐ-1880 khắc chân 蹎 (= NHL-1870, DMT-1872, THƯ-1874, TVK-1875, TMĐ-1879), LVĐ-1871 khắc gót .

Câu 261: “Một [] cỏ mọc xanh rì”, LVĐ-1880 khắc vùng 塳 (= THƯ-1874), LVĐ-1871 khắc dòng .

Câu 290: “Dưới đào [] có bóng người thướt tha”, LVĐ-1880 khắc dường 羕 (= NHL-1870, DMT-1872, THƯ-1874, TVK-1875, TMĐ-1879), LVĐ-1871 khắc sai 差.

Câu 320: “Phải người hôm nọ rõ ràng chẳng []”, LVĐ-1880 khắc nhe 而 (=NHL-1870, DMT-1872, THƯ-1874, TVK-1875, TMĐ-1879), LVĐ-1871 khắc sai 差.

Câu 365: “Sông [] một dải nông sờ”, LVĐ-1880 khắc Tương 湘 (=NHL-1870, DMT-1872, THƯ-1874, TVK-1875), LVĐ-1871 khắc Dương 洋.

Câu 400: “Mặn [] nét bút càng nhìn càng tươi”, LVĐ-1880 khắc 麻 (=TMĐ-1879), LVĐ-1871 khắc khen .

Câu 408: “Phúc nào đổi [] giá này cho ngang”, LVĐ-1880 khắc được 特 (=NHL-1870, DMT-1872, THƯ-1874, TVK-1875), LVĐ-1871 khắc thì 時.

Câu 434: “Ngọn đèn trông [] trướng huỳnh hắt hiu”, LVĐ-1880 khắc suốt 捽 (= DMT-1872, TMĐ-1879), LVĐ-1871 khắc thấy .

Câu 468: “Vội vàng Sinh đã [] nâng ngang mày”, LVĐ-1880 khắc tay  (= NHL-1870, DMT-1872, THƯ-1874, TVK-1875), LVĐ-1871 khắc cầm 擒.

Câu 472: “Bốn dây to nhỏ theo vần cung []”, LVĐ-1880 khắc thương 商 (=NHL-1870, DMT-1872, TMĐ-1879, THƯ-1874, TVK-1875), LVĐ-1871 khắc vấn 問.

Câu 484: “Tiếng mau […] như trời đổ mưa”, LVĐ-1880 khắc sập sập 泣 泣(= NHL-1870, DMT-1872, THƯ-1874, TVK-1875/dập dập, TMĐ-1879), LVĐ-1871 khắc phới phới 派派.

Câu 491: “[] chi những bực thanh tao”, LVĐ-1880 khắc lựa 攄 (= NHL-1870, DMT-1872, THƯ-1874, TVK-1875), LVĐ-1871 khắc so 搊.

Câu 510: “[] trăm năm [] bỏ đi một ngày”, LVĐ-1880 khắc tiết 節… cũng 共(= NHL-1870, DMT-1872, THƯ-1874, TVK-1875/tiết, TMĐ-1879), LVĐ-1871 khắc rằng 浪… nỡ 女.

Câu 515: “Trong khi [] cánh trên cành”, LVĐ-1880 khắc chắp  (= NHL-1870, THƯ-1874), LVĐ-1871 khắc tựa .

Câu 516: “Mà lòng rẻ rúng đã trình một []”, LVĐ-1880 khắc bên 边 (=NHL-1870, DMT-1872, THƯ-1874, TVK-1875, TMĐ-1879), LVĐ-1871 khắc phen 番.

Câu 522: “Còn thân […] đền bồi có khi”, LVĐ-1880 khắc còn một 群没 (=NHL-1870, DMT-1872, THƯ-1874), LVĐ-1871 khắc ắt lại 乙吏.

Câu 526: “Tin đâu đã [] cửa ngăn gọi vào”, LVĐ-1880 khắc thấy  (=THƯ-1874), LVĐ-1871 khắc đến 典.

Câu 556: “Trăm năm thề chẳng ôm cầm [] ai”, LVĐ-1880 khắc thuyền 船(= NHL-1870, DMT-1872, THƯ-1874, TVK-1875, TMĐ-1879), LVĐ-1871 khắc đợi 待.

Câu 565: “[] nơi phong cảnh quê người”, LVĐ-1880 khắc buồn  (=NHL-1870, DMT-1872, THƯ-1874, TVK-1875, TMĐ-1879), LVĐ-1871 khắc vui .

Câu 568: “Một ngày nặng gánh tương tư một []”, LVĐ-1880 khắc ngày (=NHL-1870, DMT-1872, THƯ-1874, TVK-1875, TMĐ-1879), LVĐ-1871 khắc người .

Câu 615: “Thương lòng con trẻ thơ []”, LVĐ-1880 khắc ngây 癡 (= LVĐ-1866, NHL-1870, DMT-1872, THƯ-1874, TVK-1875, TMĐ-1879), LVĐ-1871 khắc nào 芇.

Câu 681: “Cũng đừng tính quẩn [] quanh”, LVĐ-1880 khắc lo (= TVK-1875), LVĐ-1871 khắc toan 算.

Câu 717: “Cớ chi ngồi nhẫn […]”, LVĐ-1880 khắc tàn canh 殘更 (=NHL-1870, DMT-1872, THƯ-1874, TVK-1875, TMĐ-1879), LVĐ-1871 khắc canh tàn 更殘.

Câu 727: “[] từ khi gặp chàng Kim”, LVĐ-1880 khắc kể 計(= LVĐ-1866, NHL-1870, DMT-1872, THƯ-1874, TVK-1875, TMĐ-1879), LVĐ-1871 khắc nhớ 汝.

Câu 735: “Chiếc [] với bức tờ mây”, LVĐ-1880 khắc vành 鑅(= LVĐ-1866, NHL-1870, DMT-1872, TVK-1875, TMĐ-1879), LVĐ-1871 khắc thoa 釵.

Câu 758: “Một hơi lặng ngắt, đôi tay [] đồng”, LVĐ-1880 khắc giá 這 (=THƯ-1874), LVĐ-1871 khắc lạnh 冷.

Câu 760: “Một nhà [] lớp/nập kẻ trong người ngoài”, LVĐ-1880 khắc tấp 匝 (= NHL-1870, DMT-1872, THƯ-1874), LVĐ-1871 khắc vây 圍.

Câu 766: “Chiếc thoa [] với tờ bồi ở đây”, LVĐ-1880 khắc này 尼 (= NHL-1870, THƯ-1874), LVĐ-1871 khắc đây 底.

Câu 767: “[] cha làm rối duyên mày”, LVĐ-1880 khắc 爲(= NHL-1870, DMT-1872), LVĐ-1871 khắc nay 尼.

Câu 775: “[] chi thân phận tôi đòi”, LVĐ-1880 khắc thốt 説(= LVĐ-1866, DMT-1872), LVĐ-1871 khắc thứ 䚿.

Câu 873: “Ngoài [] chủ khách dập dìu”, LVĐ-1880 khắc thì 時 (= LVĐ-1866, DMT-1872, THƯ-1874, TVK-1875, TMĐ-1879), LVĐ-1871 khắc nhà 茹.

Câu 973: “[] kia có giở bài bây”, LVĐ-1880 khắc con (= TMĐ-1879), LVĐ-1871 khắc này 尼.

Câu 990: “Mụ thì […] mặt nhìn hồn bay”, LVĐ-1880 khắc cập cập 岌岌 (=NHL-1870, THƯ-1874, TMĐ-1879), LVĐ-1871 khắc một một 没 没.

Câu 994: “Trong mê [] đã đứng bên một nàng”, LVĐ-1880 khắc dường 羕 (= DMT-1872, THƯ-1874, TVK-1875, TMĐ-1879), LVĐ-1871 khắc thôi 催.

Câu 1004: “[] lời khuyên giải miên man gỡ dần”, LVĐ-1880 khắc lựa 捛 (= THƯ-1874, TMĐ-1879), LVĐ-1871 khắc gieo 招.

Câu 1048: “Thuyền ai thấp thoáng cánh [] xa xa”, LVĐ-1880 khắc thuyền 船 (= TMĐ-1879) LVĐ-1871 khắc buồm 帆.

Câu 1092: “Đóa trà [] đã ngậm gương nửa mành”, LVĐ-1880 khắc mi 縻 (= LVĐ-1866, NHL-1870, DMT-1872, THƯ-1874, TVK-1875, TMĐ-1879), LVĐ-1871 khắc độ 度.

Câu 1100: “Còn nhiều kết cỏ ngậm [] về sau”, LVĐ-1880 khắc vành (= LVĐ-1866, NHL-1870, DMT-1872, THƯ-1874, TVK-1875, TMĐ-1879), LVĐ-1871 khắc đà 㐌.

Câu 1101: “ Lặng ngồi tủm [] gật đầu”, LVĐ-1880 khắc tỉm 僣(= LVĐ-1866, NHL-1870, DMT-1872, THƯ-1874, TMĐ-1879), LVĐ-1871 khắc tiếng 㗂.

Câu 1104: “[] trầm luân [] cho bằng mới thôi”, LVĐ-1880 khắc bể lấp 垃(= LVĐ-1866, NHL-1870, DMT-1872, THƯ-1874, TVK-1875, TMĐ-1879), LVĐ-1871 khắc nỗi 浽… lâu 楼.

Câu 1197: “Dẫu sao bình đã […]”, LVĐ-1880 khắc vỡ rồi 破耒 (= THƯ-1874, TVK-1875), LVĐ-1871 khắc lỡ rơi 捛淶.

Câu 1214: “Khi ngâm ngợi nguyệt, khi cười [] hoa”, LVĐ-1880 khắc cợt (= NHL-1870, DMT-1872, THƯ-1874, TVK-1875, TMĐ-1879), LVĐ-1871 khắc giỡn 呡.

Câu 1222: “[] lòng học lấy những nghề nghiệp hay”, LVĐ-1880 khắc vỡ 破 (= NHL-1870/ nhất tác vỡ , THƯ-1874), LVĐ-1871 khắc lỡ 梠.

Câu 1298: “Bàn [] điểm nước, đường tơ họa đàn”, LVĐ-1880 khắc vây 圍 (= DMT-1872, THƯ-1874, TVK-1875, TMĐ-1879), LVĐ-1871 khắc trà 茶.

Câu 1325: “[] như hoa đã lìa cành”, LVĐ-1880 khắc thiếp 妾 (= NHL-1870, DMT-1872, THƯ-1874, TVK-1875), LVĐ-1871 khắc khác 恪.

Câu 1338: “Lòng kia giữ được thường thường [] chăng”, LVĐ-1880 khắc mãi 買 (= DMT-1872, THƯ-1874, TVK-1875, TMĐ-1879), LVĐ-1871 khắc   .

Câu 1363: “Đường [] chớ ngại Ngô, Lào”, LVĐ-1880 khắc xa 車 (= DMT-1872, THƯ-1874, TVK-1875), LVĐ-1871 khắc dài .

Câu 1594: “Giếng vàng đã [] một vài lá ngô”, LVĐ-1880 khắc rụng 用 (=NHL-1870, THƯ-1874, TMĐ-1879), LVĐ-1871 khắc cuộn 捆.

Câu 1618: “Làm cho đau đớn, ê [] cho coi”, LVĐ-1880 khắc chề  (=NHL-1870, DMT-1872, THƯ-1874, TMĐ-1879), LVĐ-1871 khắc tùng 從.

Câu 1777: “[] đêm êm ả chiều trời”, LVĐ-1880 khắc phải 沛(= LVĐ-1866, DMT-1872, THƯ-1874, TVK-1875, TMĐ-1879), LVĐ-1871 khắc hỏi .

Câu 1821: “Sợ uy, dám chẳng [] lời”, LVĐ-1880 khắc vâng  (= LVĐ-1866, NHL-1870, DMT-1872, THƯ-1874, TVK-1875, TMĐ-1879), LVĐ-1871 khắc dùng .

Câu 1844: “[………………..] đòn”, LVĐ-1880 khắc Khuyên chàng chẳng cạn thì ta có 払拯時些固(= LVĐ-1866, DMT-1872, THƯ-1874, TVK-1875, TMĐ-1879), LVĐ-1871 khắc Nói vào những phép giở ra những 仍法仍.

Câu 1862: “Cho chàng buồn bã tội [] tại ngươi”, LVĐ-1880 khắc thì 時 (= LVĐ-1866, NHL-1870, DMT-1872, THƯ-1874, TVK-1875, TMĐ-1879), LVĐ-1871 khắc 為.

Câu 1865: “[] rồng canh đã điểm ba”, LVĐ-1880 khắc giọt 湥 (= LVĐ-1866, NHL-1870, THƯ-1874, TMĐ-1879), LVĐ-1871 khắc khúc 曲.

Câu 1868: “[] này đã bõ đau ngầm xưa nay”, LVĐ-1880 khắc buồn  (=LVĐ-1866, DMT-1872, TVK-1875, TMĐ-1879), LVĐ-1871 khắc vui .

Câu 1919: “Đưa [] đến trước Phật đường”, LVĐ-1880 khắc nàng 娘 (=NHL-1870, THƯ-1874, TVK-1875, TMĐ-1879), LVĐ-1871 khắc chàng 払.

Câu 2015: “Thân ta ta phải [] âu”, LVĐ-1880 khắc lo (= LVĐ-1866, NHL-1870, DMT-1872, THƯ-1874, TVK-1875, TMĐ-1879), LVĐ-1871 khắc đăm .

Câu 2122: “Bán hùm buôn [] chắc vào lưng đâu”, LVĐ-1880 khắc hổ 虎 (=LVĐ-1866, TMĐ-1879), LVĐ-1871 khắc quỷ 鬼.

Câu 2145: “Kiệu hoa [] trước thềm hoa”, LVĐ-1880 khắc rước 逴 (= LVĐ-1866, TMĐ-1879), LVĐ-1871 khắc đặt 達.

Câu 2151: “[] cái số hoa đào”, LVĐ-1880 khắc chém cha  吒 (= LVĐ-1866, DMT-1872, THƯ-1874, TVK-1875, TMĐ-1879), LVĐ-1871 khắc gớm cho 劎朱.

Câu 2156: “Mà cho bùn lại [] lên mấy lần”, LVĐ-1880 khắc nhuộm 染 (=DMT-1872, TVK-1875), LVĐ-1871 khắc liền 蓮.

Câu 2158: “Đã xoay đến thế còn [] chưa tha”, LVĐ-1880 khắc vần 運 (=NHL-1870, THƯ-1874, TMĐ-1879), LVĐ-1871 khắc hằn 恨.

Câu 2208: “Tiền trăm lại cứ nguyên […] hoàn”, LVĐ-1880 khắc ngân phát 銀發 (= DMT-1872, THƯ-1874, TVK-1875, TMĐ-1879), LVĐ-1871 khắc quân chiếu 均照.

Câu 2294: “Chút còn ân [] đôi đường chưa xong”, LVĐ-1880 khắc oán 怨 (= NHL-1870, THƯ-1874, TVK-1875, TMĐ-1879), LVĐ-1871 khắc ái 愛.

Câu 2300: “Đạo ra [] Tích, đạo vào Lâm truy”, LVĐ-1880 khắc Thương 傷 (= LVĐ-1866), LVĐ-1871 khắc   .

Câu 2426: “Dễ đem gan ốc đền nghì trời []”, LVĐ-1880 khắc mây  (=NHL-1870, DMT-1872, THƯ-1874, TVK-1875, TMĐ-1879), LVĐ-1871 khắc xanh 撑.

Câu 2466: “Hàng thần [] láo, phận mình ra đâu”, LVĐ-1880 khắc 盧 (=NHL-1870, DMT-1872, THƯ-1874, TVK-1875), LVĐ-1871 khắc ngu 愚.

Câu 2530: “Bởi nghe lời thiếp [] cơ hội này”, LVĐ-1880 khắc đến 旦 (=NHL-1870, DMT-1872, TVK-1875, TMĐ-1879), LVĐ-1871 khắc yến 妟.

Câu 2562: “Gọi là đắp [] lấy người tử sinh”, LVĐ-1880 khắc điếm 店 (=NHL-1870, DMT-1872, THƯ-1874, TVK-1875, TMĐ-1879), LVĐ-1871 khắc để 底.

Câu 2595: “[] nha vừa buổi rạng ngày”, LVĐ-1880 khắc công 公 (= NHL-1870, THƯ-1874, TMĐ-1879), LVĐ-1871 khắc tảo 早.

Câu 2629: “Từ […] hậu đãi ta”, LVĐ-1880 khắc công rằng 公浪 (TMĐ-1879), LVĐ-1871 khắc rằng công 浪公.

Câu 2801: “Bây [] ván đã đóng thuyền”, LVĐ-1880 khắc giờ  (= LVĐ-1866, NHL-1870, DMT-1872, THƯ-1874, TVK-1875, TMĐ-1879), LVĐ-1871 khắc đã 㐌.

Câu 2811: “Rằng, tôi trót quá [] ra”, LVĐ-1880 khắc chân 蹎 (= LVĐ-1866, NHL-1870, DMT-1872, THƯ-1874, TVK-1875, TMĐ-1879), LVĐ-1871 khắc trời .

Câu 2868: “Nỗi [] càng nghĩ xa gần càng thương”, LVĐ-1880 khắc nàng 娘 (= NHL-1870, DMT-1872, THƯ-1874), LVĐ-1871 khắc chàng 払.

Câu 2885: “Thăng đường [] mới hỏi tra”, LVĐ-1880 khắc nàng 娘(= LVĐ-1866), LVĐ-1871 khắc chàng 払.

Câu 2896: “Dây duyên sau lại [] về Thúc lang”, LVĐ-1880 khắc gả 嫁 (=LVĐ-1866, DMT-1872, TVK-1875, TMĐ-1879), LVĐ-1871 khắc xe 車.

Câu 2976: “Thất kinh mới hỏi, những người [] ta”, LVĐ-1880 khắc đâu 兜 (= LVĐ-1866, NHL-1870, DMT-1872, THƯ-1874, TVK-1875, TMĐ-1879), LVĐ-1871 khắc sẵn 産.

Câu 3027: “Nỗi mừng [] lấy gì cân”, LVĐ-1880 khắc biết 別 (= NHL-1870, THƯ-1874), LVĐ-1871 khắc ông 翁.

Câu 3039: “[] rày tái thế tương phùng”, LVĐ-1880 khắc được 特 (= NHL-1870, THƯ-1874, TVK-1875), LVĐ-1871 khắc thì 時.

Câu 3077: “Dứt lời, nàng vội [] đi”, LVĐ-1880 khắc bạt 拔 (= LVĐ-1866, NHL-1870, DMT-1872, THƯ-1874, TMĐ-1879), LVĐ-1871 khắc gạt 喝.

Câu 3168: “Tưởng thề thốt nặng cũng đau đớn []”, LVĐ-1880 khắc nhiều (= LVĐ-1866, NHL-1870, DMT-1872, THƯ-1874, TVK-1875, TMĐ-1879), LVĐ-1871 khắc lắm .

Câu 3188: “Càng yêu vì nết, càng [] vì tình”, LVĐ-1880 khắc say 醝 (=NHL-1870, DMT-1872, THƯ-1874, TVK-1875), LVĐ-1871 khắc thương 傷.

Câu 3198: “Khói trầm cao [] tiếng đàn gần xa”, LVĐ-1880 khắc thấp 濕 (=NHL-1870, DMT-1872, THƯ-1874, TVK-1875, TMĐ-1879), LVĐ-1871 khắc nét .

4. Những chữ Nôm của LVĐ-1880 khác với LVĐ-1871 và các bản Kiều cổ trước năm 1880 nhưng giống các bản Kiều Nôm và Quốc ngữ sau năm 1880

Câu 6: “Trời xanh quen [] má hồng đánh ghen”, LVĐ-1880 khắc thói  (= ÂTH-189614), LVĐ-1871 khắc với 貝.

Câu 112: “Một [] là một vận vào khó nghe”, LVĐ-1880 khắc câu 勾 (=BK-TTK-1925/ có bản), LVĐ-1871 khắc điều 調.

Câu 174: “Vàng gieo [] nước, cây lồng bóng sân”, LVĐ-1880 khắc đáy 蒂 (= KOM-1902), LVĐ-1871 khắc ngấn 痕.

Câu 189: “Sương in mặt, tuyết pha []”, LVĐ-1880 khắc chân 蹎 (= NVV-1923), LVĐ-1871 khắc thân 身.

Câu 846: “Con ong đã [] đường đi lối về”, LVĐ-1880 khắc tỏ  (=Nordemann-1897), LVĐ-1871 khắc mở .

Câu 997: “Số còn nặng [] má đào”, LVĐ-1880 khắc nợ (= NVV-1923), LVĐ-1871 khắc nghiệp 業.

Câu 1006: “Hoa xuân [] nhụy, ngày xuân còn dài”, LVĐ-1880 khắc phong 葑 (= BKD-1923), LVĐ-1871 khắc đang 登.

Câu 1251: “[] lòng đòi đoạn xa gần”, LVĐ-1880 khắc nỗi 餒 (= BK-TTK-1925), LVĐ-1871 khắc ôm 愔.

5. Lời kết

Bản Nôm Kim Vân Kiều tân truyện 金雲翹新傳,Liễu Văn Đường khắc in năm 1880 mới được phát hiện - ra đời chỉ 9 năm sau bản Kim Vân Kiều tân truyện 金雲翹新傳, cũng do Liễu Văn Đường khắc in năm 1871 - Qua khảo sát, chúng tôi thấy bản LVĐ-1880 tuy dựa vào các bản truyền thống Liễu Văn Đường trước đó như LVĐ-1866, LVĐ-1871 nhưng nội dung đã bị biến đổi, vì có rất nhiều chữ Nôm đã được người biên tập sau nhuận sắc thành một dị bản mới, nhất là LVĐ-1880 có 18 chữ Nôm khác hẳn với LVĐ-1871 và các bản Kiều Nôm trước và sau năm 1880 (kể cả bản Quốc ngữ), ngoài ra có 8 chữ Nôm khác biệt với LVĐ-1871 và các bản Kiều Nôm trước năm 1880 nhưng lại thấy xuất hiện ở các bản Kiều Nôm, Quốc ngữ sau năm 1880. Người biên tập, nhuận sắc LVĐ-1880 chắc hẳn đã chịu ảnh hưởng phức tạp, chồng chéo nhau từ nhiều bản Kiều cổ trước năm 1880 như các bản LVĐ-1866, NHL-1870, DMT-1872, THƯ-1874, 1 bản Kiều Nôm nào đó mà TVK-1875 chịu ảnh hưởng, TMĐ-1879 để chọn lọc, tích hợp vào bản khắc năm 1880. LVĐ-1880 có những chỗ (1, 2 chữ hay nhóm chữ) chỉ giống với 1 bản trong số các bản Kiều cổ trước năm 1880 như: có 3 chỗ giống LVĐ-1866, 3 chỗ giống THƯ-1874, 1 chỗ giống TVK-1875, 3 chỗ giống TMĐ-1879, lưu ý là không có chỗ nào giống riêng với NHL-1870. Đây là bằng chứng LVĐ-1880 chắc chắn đã tham khảo 4 bản (ngoài Liễu Văn Đường), DMT-1872, THƯ-1874, 1 bản Kiều Nôm nào đó trước TVK-1875, TMĐ-1879. Cần phải xác định rõ là bản Liễu Văn Đường năm 1880 chắc chắn không tham chiếu bản Quốc ngữ TVK-1875 vì thời điểm này là thời kỳ chữ Quốc ngữ chỉ mới đang bắt đầu được áp dụng, phổ biến ở miền Nam còn ở miền Bắc thì chưa, do đó chỉ có thể hiểu LVĐ-1880 đã tham khảo 1 bản Nôm nào đó trước TVK-1875, bản này có thể đã tham khảo các bản Nôm LVĐ-1866, NHL-1870, DMT-1872, THƯ-1874.

So sánh sâu hơn lại thấy, LVĐ-1880 có 12 chỗ giống cả 6 bản cổ trước năm 1880 [LVĐ-1866, NHL-1870, DMT-1872, TVK-1875, THƯ-1874, TMĐ-1879], trong số 6 bản cổ trước năm 1880 lại có những chỗ LVĐ-1880 chỉ giống với một vài bản như: có 1 chỗ giống [LVĐ-1866, DMT-1872], 2 chỗ giống [LVĐ-1866, TMĐ-1879], có 5 chỗ giống [NHL-1870, THƯ-1874], 3 chỗ giống [NHL-1870, DMT-1872, THƯ-1874], 5 chỗ giống [NHL-1870, THƯ-1874, TMĐ-1879], 1 chỗ giống [NHL-1870, DMT-1872, THƯ-1874, TMĐ-1879]. Liên quan đến TVK-1875, có 1 chỗ giống với [LVĐ-1866, TVK-1875], 12 chỗ giống [LVĐ-1866, DMT-1872, THƯ-1874, TVK-1875, TMĐ-1879], 10 chỗ giống [NHL-1870, DMT-1872, THƯ-1874, TVK-1875], 15 chỗ giống [NHL-1870, DMT-1872, THƯ-1874, TVK-1875, TMĐ-1879], 1 chỗ giống [NHL-1870, THƯ-1874, TVK-1875], 4 chỗ giống [ [DMT-1872, TVK-1875], 2 chỗ giống [DMT-1872, THƯ-1874, TVK-1875], 5 chỗ giống [DMT-1872, THƯ-1874, TVK-1875, TMĐ-1879], 2 chỗ giống [THƯ-1874, TVK-1875]. Nếu chỉ tính riêng từng bản trước LVĐ-1880, kết quả sẽ như sau: có 30 chỗ giống LVĐ-1866, có 66 chỗ giống NHL-1870, có 72 chỗ giống DMT-1872, có 82 chỗ giống THƯ-1874, có 69 chỗ giống TVK-1875, có 65 chỗ giống TMĐ-1879.

Từ kết quả khảo sát trên, có thể nhận định, trong vòng 9 năm kể từ LVĐ-1871, bản LVĐ-1880 đã căn cứ vào hệ văn bản truyền thống từ nhà tàng bản Liễu Văn Đường và từ đó biên tập, nhuận sắc khi dựa vào các bản khác hệ Liễu Văn Đường để trở thành một dị bản mới. Đặc biệt là ngoài 3 chỗ LVĐ-1880 giống riêng với LVĐ-1866, còn có 27 chỗ tuy giống với LVĐ-1866 nhưng cũng giống với các bản NHL-1870, DMT-1872, THƯ-1874, TVK-1875, TMĐ-1879 (chứng tỏ các bản này chịu ảnh hưởng LVĐ-1866), điều này xác nhận LVĐ-1880 đã dựa trên nền LVĐ-1871 và LVĐ-1866 là chính. LVĐ-1880 có khoảng 129 chỗ khác biệt so với LVĐ-1871 nhưng trong đó có 30 chỗ giống với LVĐ-1866, như vậy LVĐ-1880 có 99 chỗ chịu ảnh hưởng từ các bản ngoài hệ Liễu Văn Đường như NHL-1870, DMT-1872, THƯ-1874, TVK-1875, TMĐ-1879. Lưu ý là, LVĐ-1880 không có chỗ nào giống riêng với NHL-1870 nhưng chỉ có những chỗ NHL-1870 cùng giống chung với các bản DMT-1872, THƯ-1874, TVK-1875, TMĐ-1879, điều này cũng xác minh LVĐ-1880 đã tham khảo các bản chịu ảnh hưởng NHL-1870 như DMT-1872, THƯ-1874, TVK-1875, TMĐ-1879. Riêng về LVĐ-1871, chúng tôi thấy không có dấu vết chứng tỏ đã tham khảo bản NHL-1870, vì sau khi Nguyễn Hữu Lập sao chép Truyện Kiều, hoàn thành vào sau tiết Trung Thu (tháng 8) năm 1870 ở Bộ Công, Huế (ghi cuối lời tựa)15 thì phải một thời gian khá lâu sau mới phổ biến và DMT-1872 đã chứng tỏ sự ảnh hưởng này (248 chỗ giống với NHL-187016). Hệ văn bản Huế đã ảnh hưởng vào miền Nam hơn là miền Bắc, các văn bản Hà Nội hầu như độc lập không chịu ảnh hưởng từ hệ Huế. Nhưng sau LVĐ-1871 tình hình đã khác, vì qua khảo sát bản LVĐ-1880 mới phát hiện này, đã chứng minh tầm ảnh hưởng của NHL-1870, THƯ-1874 (Kinh đô Huế, miền Trung), DMT-1872 (thành Gia Định, miền Nam) đến các bản TMĐ-1879 và LVĐ-1880 (thành Thăng Long, miền Bắc).

Tóm lại, bản LVĐ-1880 mới được phát hiện cũng là một trong những bản Kiều cổ quý hiếm thuộc hệ Thăng Long, giúp ích cho việc khảo sát sự biến đổi Truyện Kiều từ khi ra đời trở về sau, nhất là tầm ảnh hưởng của Truyện Kiều hệ Kinh đô Huế, thành Gia Định vào Truyện Kiều hệ Thăng Long. LVĐ-1880 có 18 chữ là “đặc hữu” không có trong các bản Kiều Nôm, Quốc ngữ xưa nay. Ngoài ra còn 8 chữ của LVĐ-1880 chỉ còn thấy xuất hiện ở các bản Kiều Nôm, Quốc ngữ sau năm 1880 mà thôi. Đây cũng là bằng chứng cho biết, LVĐ-1880 đã có tầm ảnh hưởng nhất định đến các nhà biên soạn Truyện Kiều sau năm 1880 như Nordemann, Ấn Thư Hội, Kiều Oánh Mậu, Nguyễn Văn Vĩnh, Bùi Khánh Diễn, Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim.

Biên Hòa ngày 14 tháng 4 năm 2024
(Hiệu chỉnh lần cuối ngày 26 tháng 4 năm 2024)

 

Đ.V.T
(TCSH427/09-2024)

------------------------

1 Thư viện Huệ Quang: https://www.facebook.com/thuvienhuequang/posts/pfbid0Qtfm3G1uvL5ux62k8f81phd KothrmsuBrJJPGHCLDUXBJ2KKw8XaoVM7gq8Kohkhl.

2 Bản Nôm Liễu Văn Đường 1880 từ nguồn: https://l.facebook.com/l.php?u=https%3A%2F%2Fdrive.google. com%2Ffile%2Fd%2F1dZXmIsYxn6WQk3D051SxqKcsKFBrGL5U%2Fview%3Ffbclid%3DIwAR0zZq MYuKghWBrjq-pwxGfErbodOtFT168iI7FoXKxgv8Ynr8vssAw-E4U_aem_AWeDPD0UoO_iFkXSl8Vae 81gLQlpKjUccoqsV5FFryscxLOFWdokYWcecu2b1gibQ-bBPM9k41706KHyAoXT8W35&h=AT3eFJ8R nnivF61wO8EH-HWsdAfUOO29IwuDFB-6TCwXJqE2eKjDHGRgndyV99fF4XktZtnNMOc0vD9_6QT-JjT8KLfLbPFM7BgDeUagukl8vZNFRHFezCEb_crNuxEu25XZahk0ImmwNS2YQwRg&__tn__=-UK-R&c[0]=AT0gChTYYb9XYL4ecXK0YVuHOtYYQpvI2McERt-Z9DYnxLdAuAa4txhHhX w1Rabo8ocAYPtz_U3pcqHyAvQo72m7SLPdsXo_N29ElJHtRN_Vydj7XCYX2iSMjIVTnJP6Or-LyxZ7JxBafPTrzr5LXgPEkwmnSmS_QRmVyTg6SyCt44ojww.

3 Các bản Kiều Nôm dựa theo sách của Nguyễn Quảng Tuân, (phiên âm - khảo dị), Truyện Kiều - Bản Nôm cổ nhất Liễu Văn Đường 1871, Nxb. Văn học. 2002; Nguyễn Quảng Tuân (phiên âm - khảo dị - chú giải), Truyện Kiều -Bản Nôm Cổ Nhất 1866 mới phát hiện, Nxb. Văn học, Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, 2004; Nguyễn Quảng Tuân (phiên âm - khảo dị), Truyện Kiều - Bản Kinh đời Tự Đức 1870, Nxb. Văn học, Trung tâm Nghiên cứu Quốc học. 2003; Nguyễn Tài Cẩn, Tư liệu Truyện Kiều Bản Duy Minh Thị 1872. Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội 2002.

4 Bản Nôm Tăng Hữu Ứng, nguồn: http://www.trangnhahoaihuong.com/phpWebSite/index.php? module=documents &JAS_Doc umentManager_op=viewDocument&JAS_Document_id=4.

5 Bản Nôm Thịnh Mỹ Đường, nguồn: https://gallica.bnf.fr/ark:/12148/btv1b100932276.r=kim%20v%C3%A2n%20 ki%E1%BB%81u%20t%C3%A2n%20truy%E1%BB%87n?rk=64378;0.

6 Bản Quốc ngữ Trương Vĩnh Ký từ nguồn: https://archive.org/details/PoemeKimVanKieuTruyen.

7 Bản của Trương Vĩnh Ký dù không có nguyên bản chữ Nôm nhưng chắc chắn soạn giả đã tham khảo các bản Kiều Nôm trước 1875 (thuộc hệ Thăng Long) nên chúng tôi vẫn dùng để so sánh.

8 Bản Ấn Thư Hội (ký hiệu 96) theo Truyện Kiều - Ấn bản kỷ niệm 250 năm năm sinh Đại thi hào Nguyễn Du, Ban văn bản Truyện Kiều - Hội Kiều học Việt Nam (hiệu khảo - chú giải), Nxb Trẻ. 2015.

9 Bản Quốc ngữ E. Nordemann (tái bản năm 1911) từ nguồn: https://archive.org/details/EdmondNordemann_1911_ KimVanKieuTanTruyen.

10 Bản Nôm Kiều Oánh Mậu từ Thơ văn chữ Nôm Nguyễn Du, Nguyễn Quảng Tuân, Tổng tập Văn học - Tập 12, Nxb. KHXH, H. 1996 (KOM 1902).

11 Bản Quốc ngữ Nguyễn Văn Vĩnh từ nguồn: https://archive.org/details/kim-van-kieu-nguyen-van-vinh-1923.

12 Bản Quốc ngữ Bùi Khánh Diễn từ nguồn: https://archive.org/details/kim-van-kieu-chu-thich-bui-khanh-dien-1923.

13 Bản Quốc ngữ Bùi Kỷ - Trần Trọng Kim (tái bản năm 1927) từ nguồn: https://archive.org/details/truyen-thuy-kieu-bui-ky-tran-trong-kim-1927.

14 Căn cứ theo Khảo dị (trang 3) của Truyện Kiều, Hội Kiều học Việt Nam, Nxb. Trẻ, 2015.

15 Nguyễn Quảng Tuân, Truyện Kiều - Bản Kinh đời Tự Đức 1870 (sách đã dẫn).

16 Đinh Văn Tuấn (2022), “Những nhận định và cảm nghĩ sau khi đọc Nguyễn Du - Truyện Kiều, Bản Duy Minh Thị 1872 do An Chi biên soạn”, Tạp chí Hán Nôm số 1/2022, trang 88.

 

 

Các bài mới
Các bài đã đăng