Văn nghệ thế giới
Chuyện tình buồn đằng sau cây vĩ cầm tìm thấy trên tàu Titanic
08:37 | 19/03/2013

Khi tàu Titanic chìm xuống, ban nhạc danh tiếng trên tàu cũng cùng chịu cảnh bi kịch với nó. Hơn 100 năm sau, người ta tìm thấy cây vĩ cầm của vị nhạc trưởng năm xưa và hé mở chuyện tình đẹp nhưng buồn của ông.

Chuyện tình buồn đằng sau cây vĩ cầm tìm thấy trên tàu Titanic
Cây đàn được tìm thấy trong vali 10 ngày sau vụ tai nạn

Cây vĩ cầm thuộc về nhạc trưởng Wallace Hartley vốn được cho là đã thất lạc nhưng vào năm 2006, con trai của một nhạc công nghiệp dư đã tìm thấy nó trên tầng gác mái nhà mình. Trên thân đàn có một mảnh bạc chạm khắc những thông tin giúp làm rõ nguồn gốc cây đàn.

Sau 7 năm nghiên cứu và tìm hiểu, cả quá trình tốn kém hàng ngàn bảng Anh, cuối cùng người ta đã có thể khẳng định cây vĩ cầm có chất liệu tuyệt vời, chống thấm nước này chính là cây đàn từng được nhạc trưởng Hartley chơi trên tàu Titanic.

Trong những phút đầu tiên khi con tàu Titanic đâm phải tảng băng trôi ngày 14/4/1912, vị nhạc trưởng 24 tuổi được lệnh triệu tập ban nhạc và chơi đàn để giúp hành khách bình tĩnh hơn trước cơn hoảng loạn. 8 nhạc công đã vô cùng dũng cảm đứng biểu diễn trên boong tàu trong khi hành khách tranh nhau leo lên thuyền cứu hộ.

Ban nhạc cứ tiếp tục chơi cho tới khi kết cục bi thảm nhất đến với họ. Được biết trong những giờ phút cuối cùng, họ đã chơi bản thánh ca nổi tiếng “Nearer, My God, To Thee” (Gửi Người, con đang tới gần hơn với Chúa).

Nhạc trưởng Hartley và những 7 thành viên trong ban nhạc và hơn 1.500 hành khách, thủy thủ đoàn đã vĩnh viễn nằm dưới đáy đại dương cùng con tàu huyền thoại rạng sáng ngày 15/4.

Cây vĩ cầm đóng bằng gỗ hồng sắc không thể tin nổi vẫn tồn tại gần như nguyên vẹn cho tới hôm nay bất kể thời gian và việc nó từng nằm sâu dưới đáy biển 10 ngày. Có hai vết nứt dài trên thân bởi nước biển trước đây đã khiến gỗ bị co ngót.

Chuyện tình buồn đằng sau cây vĩ cầm tìm thấy trên tàu Titanic
Miếng bạc khắc thông tin khẳng định được nguồn gốc

Với tấm lòng của người nghệ sĩ, Hartley trong phút cuối cùng khi tàu sắp chìm hẳn đã bỏ cây vĩ cầm vào chiếc vali bằng da. Nhiều người cho rằng Hartley đã lợi dụng sức nổi của chiếc vali để mong cứu được cả mình và cây đàn.

Nhiều người lại cho rằng ông biết mình sẽ chết nên trong phút giây cuối cùng đã ôm chặt lấy tình yêu lớn trong cuộc đời ông – cây vĩ cầm, khi trục vớt, người ta thấy thi thể Hartley ôm chiếc vali đựng đàn.

Cây đàn là do vị hôn thê của ông trao tặng – bà Maria Robinson như một món quà đính ước giữa họ. Trên miếng bạc gắn ở thân đàn có khắc dòng chữ: “Dành tặng anh Wallace nhân ngày đính hôn của chúng mình. Em Maria.”

Sau khi trục vớt được cây đàn, người ta đã đem trao trả nó cho bà cùng với những vật dụng cá nhân khác của ông Hartley. Bà Robinson về sau không lấy ai khác và qua đời ở tuổi 59. Cây đàn kể từ đó lưu lạc qua nhiều đời chủ. Sau khi tìm lại được, dự kiến cây đàn quý sẽ được đem triển lãm khắp thế giới kể từ cuối tháng 3 này và sau đó sẽ đem bán đấu giá.

Đại diện nhà đấu giá cho biết: “Đây là món đồ quan trọng nhất gắn liền với tên tuổi con tàu Titanic và có lẽ nó cũng là món đồ có giá trị nhất bởi tất cả những câu chuyện gắn liền với lịch sử cây đàn.”

Nhạc trưởng Wallace Hartley và vị hôn thê Maria Robinson.
Nhạc trưởng Wallace Hartley và vị hôn thê Maria Robinson.

Nhạc trưởng Wallace Hartley và vị hôn thê Maria Robinson.
Cây đàn được tìm thấy trong chiếc vali da 10 ngày sau khi vụ tai nạn xảy ra.

Nhạc trưởng Wallace Hartley và vị hôn thê Maria Robinson.
Wallace trong giây phút cuối đời vẫn nhớ phải bỏ cây đàn vào chiếc vali da.

Sau này, người ta có tìm thấy cuốn nhật ký của bà Maria Robinson – hôn thê của nhạc trưởng Hartley viết ngày 19/7/1912 rằng: “Mình muốn thể hiện lòng biết ơn vô hạn đối với những người đã mang về đây cây vĩ cầm của anh. Cây vĩ cầm giờ đây là sợi dây kết nối tình yêu giữa chúng ta.”

Bà Maria khi đó chỉ xin nhận lại cây vĩ cầm, những món đồ tùy thân của Hartley như hộp đựng thuốc lá bằng bạc hay nhẫn đeo tay bằng vàng đều được gửi lại cho cha của ông.

Chiếc đàn và một vài di vật nhỏ của Hartley mà người ta còn giữ lại được cho tới hôm nay.
Chiếc đàn và vài di vật nhỏ của Hartley mà người ta còn giữ lại được cho tới nay.

Sau khi biết bà Robinson ở vậy, cha của Harley đã vô cùng xúc động và gửi tặng những món di vật nhỏ của con trai cho bà. Chiếc vĩ cầm đặt trong hòm vali da cùng những món đồ lưu niệm được bà Robinson cất giữ cẩn thận cho tới khi bà qua đời. Đáng tiếc, sau đó, những món đồ trong nhà bà bị phân tán đi nhiều nơi và thất lạc không ít.

Cây đàn lưu lạc tới tay người chủ hiện nay. Người này xin được giấu tên, từng viết tới cho nhà đấu giá Henry Aldridge & Son: “Tôi nghĩ mình nên làm điều có ý nghĩa nhất đối với cây vĩ cầm. Hiện tại, nó đã không còn chơi được nữa nhưng tôi tin nó có một lịch sử lưu lạc rất đáng kể.”

Chiếc đàn và một vài di vật nhỏ của Hartley mà người ta còn giữ lại được cho tới hôm nay.
Lá thư mà mẹ Hartley từng viết cho con trai

Chiếc đàn sau đó được đưa tới cho các nhà khoa học nghiên cứu, khi thông tin về cây đàn được chính thức khẳng định, nhà đấu giá cho biết họ vô cùng vui sướng và mọi việc quá tuyệt vời đến mức họ không dám tin đó là sự thật.

“Chúng tôi đã dành ra 7 năm để thu thập đầy đủ bằng chứng và giờ đây đã đạt đến cái đích cuối cùng.”

Chiếc đàn và một vài di vật nhỏ của Hartley mà người ta còn giữ lại được cho tới hôm nay.
Thông điệp tình yêu được chạm trên mảnh bạc gắn ở thân đàn

Trong những bộ phim và sách truyện kể về tàu Titanic, người ta luôn khắc họa hình ảnh nhạc trưởng Wallace Hartley chơi cây vĩ cầm.

Một món đồ trang sức nhỏ của bà Maria Robinson có lồng tấm hình của hôn phu.
Một món đồ trang sức nhỏ của bà Maria Robinson có lồng tấm hình của hôn phu.

Tàu Titanic lúc rời cảng Southampton tháng 4/1912 để bắt đầu chuyến hải trình bi kịch.
Tàu Titanic rời cảng Southampton tháng 4/1912, bắt đầu chuyến hải trình bi kịch.

 

Theo Dân trí

 

 

 

Các bài mới
Các bài đã đăng