Văn nghệ thế giới
Dòng phim hiện thực chiếm ưu thế tại Cannes 62
09:24 | 21/05/2009
Một thanh niên dạy âm nhạc cho những đứa bé người , một thiếu niên thổ dân Úc nghiện ma túy, một nhóm binh sĩ mệt mỏi ngồi hút thuốc đợi chờ chiếc xe chở đầy những tên tử tù chờ xử bắn... Đó là những câu chuyện sẽ được kể trên màn ảnh của LHP Cannes năm nay.
Dòng phim hiện thực chiếm ưu thế tại Cannes 62
Rome Open City của Roberto Rossellini năm 1946.

Bên cạnh sự hào nhoáng mà các ngôi sao phô diễn trên tấm thảm đỏ hay những bộ phim mang tính thử nghiệm táo bạo, thì liên hoan phim Cannes luôn dành một chỗ xứng đáng cho dòng phim hiện thực xã hội, kể từ khi tác phẩm theo trường phái tân hiện thực "Rome Open City" được đạo diễn Roberto Rossellini ra mắt tại Cannes năm 1946.

Một vài bộ phim ở Cannes năm nay vẫn đi theo phong cách đó và tập trung vào hiện thực trần trụi của thế giới đương đại.

Bộ phim "No one Knows about Persian Cats" của đạo diễn người Iran Bahman Ghobadi là một ví dụ. Là 1 bộ phim tài liệu hư cấu, "No one Knows about Persian Cats" dùng âm nhạc để nói về sự cấm đoán kìm kẹp trong xã hội Iran đương đại.

Trả lời phỏng vấn của Reuters, đạo diễn cho biết: “Âm nhạc là một điều gì đó tuyệt diệu nhưng cũng đồng thời bị cấm đoán ở . Ở nước chúng tôi phụ nữ ca hát là điều cấm kỵ”. Tôi yêu âm nhạc, đăc biệt là thứ âm nhạc nằm trong sự bí mật, đó là lý do tôi thực hiện bộ phim này. Một bộ phim về cái đang thực sự diễn ra bên trong âm nhạc”.

Bất chấp khả năng có thể bị bỏ tù vì bộ phim của mình, Ghobadi bỏ ngoài tai mọi phản ứng của các nhà cầm quyền . “Khi làm phim thì không điều gì làm tôi bận tâm được nữa.Thứ duy nhất mà tôi quan tâm là tôi đang thực hiện điều gì. Không gì có thể ngăn cản tôi đến với nghệ thuật”.
 
Theo Warwick Thornton, đạo diễn người Úc của phim "Samson and Delilah" tại Cannes , thì việc bị tống giam không phải là thách thức lớn nhất với nhà làm phim mà chính việc xử lý các vấn đề nhạy cảm trong xã hội ra sao mới tạo áp lực lên vai họ. “Khi viết kịch bản tôi lấy chất liệu từ cuộc sống. Đó có thể là việc chính tôi trải nghiệm qua hoặc đã từng chứng kiến”. Bộ phim của ông nhấn mạnh đến tình trạng tuyệt vọng và liều lĩnh của cộng đồng thổ dân đang sinh sống trên nước Úc, nơi ma túy, nghiện rượu hay bạo lực đã trở nên phổ biến”. Tuy vậy bộ phim vẫn có đoạn kết khá lạc quan và hi vọng. Khi tôi viết về những người dân bản địa đó không ai có thể nghi ngờ rằng chuyện đó là không thật bởi tôi đã tận mắt chứng kiến những câu chuyện ấy. Bạn phải thật mạnh mẽ khi dám nói về câu chuyện ở nơi mà mình đang sống”.

Cũng xoay quanh mảng đề tài xã hội, "The Petition," nói về việc lạm dụng quyền lực của chính quyền địa phương ở Trung Quốc.bộ phim dự định sẽ được công chiếu cuối tuần này.

Bộ phim "Ordinary People" của đạo diễn Vladimir Perisic lại phác hoạ một bức tranh khá sửng sốt về những việc làm thường nhật của một nhóm binh lính chuyên hành quyết tù nhân trong chiến tranh tại Nam Tư cũ. Persic cho rằng, điện ảnh là một phương tiện quan trọng để truyền tải bức tranh cuộc sống đương thời. Đã có quá nhiều những thông tin sai lệch kể cả việc bóp méo sự thật từ nhiều phía về cuộc chiến này. Bộ phim được thực hiện với những cảnh quay dài, đơn giản và sử dụng hạn chế ánh sáng để đạt được hiệu quả nghệ thuật tối đa. Đạo diễn muốn vượt ra khỏi những khuôn mẫu của các bộ phim chiến tranh. Tuy vậy, đạo diễn người gốc này cũng cho biết có rất nhiều giới hạn mà bộ phim không đạt được. “Tôi nghĩ nghệ thuật là một cách thức để chữa lành vết thương, nhưng tôi không tin rằng nó giải quyết được mọi vấn đề trong xã hội chúng ta đặc biệt là môt vết thương trầm trọng đã kéo dài 10 năm qua” - Ông nói.

                                                                                                                 Theo VnMedia

Các bài mới
Các bài đã đăng