Kỷ lục của mọi kỷ lục
Khởi đầu chỉ là sự kiện mang quy mô nhỏ nhưng giờ đây Tuần lễ Thời trang
Berlin
đã phát triển nhanh chóng và nhờ đó mà thành phố này đã tạo dựng một chỗ đứng vững chắc trên bản đồ thời trang thế giới. Năm nay mới “be bé lên năm” nhưng Tuần lễ Thời trang Berlin đã vượt mặt đàn anh, đàn chị và phá vỡ mọi kỷ lục trước đó bằng việc đón tới 120.000 vị khách tham dự 40 màn trình diễn thời của 550 tên tuổi lẫy lừng trên toàn thế giới.
"Ai có thể nghĩ Tuần lễ Thời trang Berlin lần thứ năm lại có thể thành công đến thế”, Maia Guarnaccia, Phó giám đốc của IMG Fashion Europe, hãng tổ chức sự kiện này, vui mừng nói.
Thực tế lâu nay
Berlin
vẫn luôn có sức hấp dẫn nhất định đối với các nhà thiết kế thời trang, nơi nuôi dưỡng các tài năng trong nước và thu hút các nhà thiết kế nổi tiếng nước ngoài. Tuy nhiên, nơi đây còn thiếu một “sàn diễn” đủ lớn để “phô” những tài năng này.
Gián đoạn vì chiến tranh
Đó là những năm đầy khó khăn của thập kỷ 20 khi
Berlin
nổi lên thành một trong những trung tâm thời trang châu Âu. Mặc dù thời trang Paris vẫn là thượng hạng nhưng Berlin đã thực sự tạo được tên tuổi khi biến những mẫu thiết kế độc quyền, phù hợp với truyền thống của Pháp và Đức thành những bộ quần áo may sẵn và nền công nghiệp may mặc của
Berlin
bùng nổ một cách chưa từng có.
Nhưng sức sống mãnh liệt của khung cảnh văn hóa
Berlin
thời đó đã bị gián đoạn bởi Hitler lên nắm quyền và Thế chiến II nổ ra, ngăn cản bước tiến của một thế hệ thời trang.
Rũ được tro tàn của chiến tranh,
Berlin
lại một lần nữa tỏa sáng trong thập kỷ 50. Các nhà thiết kế như Heinz Oestergaard và Uli Richter đã trở thành những tên tuổi nổi tiếng thế giới và họ là những dấu hiệu báo trước cho sự phục hưng của nền thời trang
Berlin
. Nhưng sự phục hồi này cũng kéo dài không lâu.
Sự phục hưng lần hai
Thời trang
Berlin
thực sự cất cánh vào đầu thập niên 90. Nhiều thương hiệu lớn của thế giới như Adidas, Nike và Levi‘s đã thiết lập các gian hàng của mình tại thành phố mới hợp nhất Đông - Tây. Nhờ vậy mà chỉ trong một thời gian ngắn,
Berlin
đã thu hút được các nhà thiết kế xuất chúng như Vivienne Westwood, người giảng dạy tại trường ĐH Mỹ thuật từ năm 1993 đến năm 2005. Nhiều năm qua, ngôi trường này, cùng với các viện thời trang khác trong thành phố, như ESMOD, đã lôi cuốn được nhiều nhà thiết kế trẻ ở lại thành phố sau khi tốt nghiệp. Một trong số đó là Zerlina Von Dem Busche, chủ hãng thời trang Sisi Wasabi – sản phẩm tôn vinh sự hòa trộn độc đáo giữa thời trang đường phố hiện đại với trang phục Đức truyền thống. Nhà thiết kế 29 tuổi này đã mở rộng kinh doanh của mình ở khắp châu
Âu,
, Mỹ và Nhật Bản.
Quận Mitte ở trung tâm Berlin có truyền thống chính trị, là nơi đóng đô của Quốc hội và Chính phủ Đức. Nhưng nhiều năm trở lại đây quận này cũng được coi là nơi tạo nên xu thế văn hóa. Trên những con đường giữa Oranienburger Tor, Rosa-Luxemburg-Platz và Hackescher Markt quy tụ nhiều phòng trưng bày nghệ thuật, các nhà hàng và cửa hàng thời trang độc đáo. Những gian hàng độc lập này không chỉ trưng bày sản phẩm của các nhà thiết kế Đức mà còn phô diễn nhiều thương hiệu nổi tiếng thế giới. Quận Mitte giờ đã trở nên nổi danh đến mức nó đã góp phần thúc đẩy tiếng tăm của Berlin là một trung tâm thời trang và đang trên đà cạnh tranh với các trung tâm thời trang lớn của châu Âu như Milan, Paris và
London
.
Theo TT&VH |