Văn nghệ thế giới
Nghệ thuật phương Tây tại Hàn Quốc, từ chấp nhận đến thách thức
14:32 | 19/05/2021

Cho đến ngày nay, mối quan hệ phức tạp giữa nghệ thuật đương đại phương Tây và Hàn Quốc vẫn dao động trong khoảng: chấp nhận, thương lượng và phản kháng. Trong bối cảnh đó, một cuộc triển lãm có tiêu đề "Biên niên sử của thời gian đã mất" đã diễn ra tại Bảo tàng Nghệ thuật Đại học Quốc gia Seoul (SNUMoA) trưng bày tác phẩm của 15 nghệ sĩ, những người diễn giải lại địa vị của "nghệ thuật phương Tây" ở Hàn Quốc.

Nghệ thuật phương Tây tại Hàn Quốc, từ chấp nhận đến thách thức
Jumping into “The Adoration of the Kings - Jan Gossaert'' (2018) của Bae Chan-hyo/ SNUMoA

Hình thức và chủ đề mĩ thuật từ bên ngoài Hàn Quốc đã ảnh hưởng và hòa trộn với nghệ thuật Hàn Quốc trong nhiều thế kỉ. Khi Hàn Quốc trải qua quá trình chiếm đóng thuộc địa, hiện đại hóa và phát triển từ cuối thế kỉ 19 đến cuối thế kỉ 20, các quan điểm về “nghệ thuật phương Tây” chuyển hóa từ sự chấp nhận và chấp nhận một cách thiếu nghiêm túc, sang sự phản kháng và đảo ngược các hình thức chủ nghĩa dân tộc.

"Trong suốt lịch sử phát triển của nghệ thuật hiện đại Hàn Quốc, các quá trình chấp nhận, thương lượng và thách thức nghệ thuật phương Tây đều đồng thời tồn tại", người phụ trách SNUMoA Lee Joo-yeon nói với The Korea Times. "Dựa trên mối quan hệ như vậy, triển lãm giới thiệu các tác phẩm đề cập đến các giá trị thẩm mĩ phương Tây, nhưng đồng thời chuyển đổi hoặc diễn giải lại chúng thông qua các hình thức nghệ thuật mới."

Terms of Beauty VI (2009) của Debbie Han/ được sự cho phép của SNUMoA.

Các nghệ sĩ Debbie Han và Bahc Yi-so đặt câu hỏi về vị thế gần như được nâng tầm của cái gọi là các giá trị văn hóa phương Tây ở Hàn Quốc.

Terms of Beauty VI (tạm dịch: Các điều kiện của vẻ đẹp VI) của Debbie Han là một loạt tượng bán thân bằng sứ trắng khắc thần Vệ nữ, nữ thần biểu tượng cổ điển của sắc đẹp từ thời cổ đại Hy Lạp và La Mã. Tuy vậy, nghệ sĩ đã lựa chọn các đặc điểm như mũi cao nổi bật, mí mắt sụp và miệng to cho tượng bán thân thần Vệ nữ của cô, đi ngược lại tiêu chuẩn về vẻ đẹp lí tưởng của phương Tây, thách thức các quy ước thẩm mĩ do nguyên tác đặt ra.

Exotic-Minority-Oriental (tạm dịch: Thiểu số- phương Đông - kì lạ) của Bahc kết hợp các từ rập khuôn mô tả các hiện tượng hoặc số liệu sai lệch khỏi cái gọi là quan điểm phương Tây. Bằng cách kết hợp ba ảnh tạp chí thường liên quan đến những từ này, nhằm khám phá sự hình thành liên tục của những người khác thẩm mĩ của “phương Tây”, cũng như sự phân cấp liên tục giữa yếu tố “phương Tây” và các hình thức “không phải phương Tây’ của chúng.

Exotic-Minority-Oriental (1990) của Bahc Yi-so / Được sự cho phép của MMCA.

Nhiếp ảnh gia Bae Chan-hyo đã chọn đưa mình vào những bức tranh cổ điển của châu Âu khi mặc trang phục và trang điểm truyền thống của phụ nữ trong loạt ảnh Jumping into… (tạm dịch: Nhảy vào). Kết quả, anh trở thành Đức mẹ đồng trinh trong La Madonna della Rondine - Carlo Crivelli và nữ thần Hy Lạp Athena trong The Judgement of Paris - Joachim Wtewael. Bae Chan-hyo đã trải qua một cuộc khủng hoảng khi đi du học tại Vương quốc Anh, là đối tượng nhắm đến bởi vì anh là đàn ông châu Á. Bằng việc khiến bản thân xuất hiện trong các bức tranh cổ điển nổi tiếng của châu Âu thời Phục hưng, nghệ sĩ đã phơi bày những định kiến xã hội tiềm ẩn và chống lại sự phân biệt đối xử như câu chuyện anh đã trải qua.

Lee Wan tiết lộ lịch sử thuộc địa tồn tại trong các bảo tàng nghệ thuật châu Âu. “Kho báu” của anh gồm một loạt hiện vật hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Nghệ thuật Châu Á của Đức, được tái tạo thông qua các công nghệ quét và in 3D. Các hiện vật văn hóa được trình chiếu đã bị đem khỏi các đất nước châu Á vì những nỗ lực và sự cướp bóc của đế quốc châu Âu trong quá khứ và nỗ lực của anh để giành lại chúng, mặc dù hầu như đã làm nảy sinh lịch sử đen tối từ sự bất bình đẳng này.

Lee Wan còn thách thức quan điểm của một số người nói rằng dự án nghệ thuật của anh thực chất là một hành vi trộm cắp, thông qua bộ phim tài liệu giả mạo anh có tiêu đề "Tin tức", được phát bên cạnh các hiện vật được trưng bày và bảng tin tức có nội dung “nghệ sĩ nước ngoài biển thủ tài sản văn hóa bằng kĩ thuật số” được làm nổi bật.

"Biên niên sử thời gian đã mất" diễn ra đến ngày 20 tháng 6 tại SNUMoA.

Theo Bình Nguyên - VNQĐ

 

 

Các bài mới
Các bài đã đăng