Văn nghệ thế giới
Công bố những sự thật mà Mark Twain muốn giữ kín 100 năm
16:25 | 27/05/2010
Tác giả của các tiểu th`uyết Tom Sawyer, Huckleberry Finn đã để lại 5.000 trang hồi ký chưa biên tập khi ông qua đời vào năm 1910 ở tuổi 75 cùng với những dòng viết tay nói rằng ông không muốn chúng có mặt ở các cửa hàng sách ít nhất một thế kỷ sau. Giờ cột mốc đó sắp qua, và vào tháng 11 tới, trường Đại học Tổng hợp California, Berkeley, sẽ cho ra mắt tập đầu tiên của cuốn tự truyện này.
Công bố những sự thật mà Mark Twain muốn giữ kín 100 năm

Những mối quan hệ “đáng hổ thẹn”

Cho đến nay, nhiều học giả vẫn không biết được lý do tại sao nhà văn lại muốn những chi tiết về cuộc đời mình được giữ kín lâu đến vậy. Một số người tin rằng đó là bởi nhà văn muốn được nói một cách tự do về những vấn đề như tôn giáo và chính trị. Một số khác lại tranh luận rằng việc giữ kín những tâm sự riêng tư lâu như vậy giúp cho ông không phải lo nghĩ đến chuyện làm phiền lòng bạn bè.

Những năm cuối đời, ngoài việc phải vật lộn với những khó khăn tài chính vì nợ nần chồng chất, nhà văn còn bị trầm cảm sau cái chết của vợ và con gái. Thế nhưng, một phần trong cuốn hồi ký sẽ kể chi tiết về mối quan hệ ít được biết đến nhưng đáng hổ thẹn của nhà văn với Isabel Van Kleek Lyon, người đã trở thành thư ký của Twain sau khi vợ ông – bà Olivia qua đời hồi năm 1904. Nhà văn gần gũi với Lyon đến mức cô ta từng mua cho ông một món đồ chơi sex điện tử. Tuy nhiên cô ta đã bị sa thải vào năm 1909 sau khi nhà văn tuyên bố cô đã “thôi miên” ông để được ủy nhiệm quyền quản lý tài sản. Mối quan hệ đó được Twain kể chi tiết trong 400 trang phụ lục mà ông viết trong năm cuối đời mình.

“Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng Mark Twain là một người sang trọng. Nhưng trong tài liệu này ông gọi Lyon là người đàn bà dâm đãng, và nói rằng cô ta đã cố gắng quyến rũ ông. Điều này khác hẳn với ấn tượng mà hầu hết mọi người vẫn nghĩ về ông.

Người ta vẫn cho rằng trong những năm cuối đời, Twain sống trong sự ngưỡng mộ của người hâm mộ. Tuy nhiên, cuốn tự truyện này sẽ cho thấy đó không phải là quãng thời gian hạnh phúc của nhà văn. Sáu tháng trong năm cuối cùng của đời mình, Twain đã viết một bản thảo với đ"ầy rẫy những câu nói cay độc”, sử gia Laura Trombley, người vừa xuất bản cuốn sách về Lyon mang tên Mark Twain’s Other Woman, nói.

Chậm phát hành vì sợ sứt mẻ hình ảnh?

Tên thật là Samuel Langhorne Clemens, Twain đã nhiều lần thử bắt tay viết tự truyện, bắt đầu là vào năm 1870, nhưng năm 1906 ông mới dành toàn tâm toàn ý cho nó khi tuyển một người viết tốc ký chép lại những hồi tưởng của mình.

Theo ông Michael She, tác giả cuốn Man in White - viết về những năm cuối đời của nhà văn - thì một lý do tiềm tàng khác khiến cuốn tự truyện chậm được phát hành là bởi trong đó chứa nhiều quan điểm riêng tư có thể làm sứt mẻ hình ảnh của ông. “Ông đã có những nghi ngờ về Chúa, và trong cuốn tự truyện Twain đã đặt những câu hỏi về sứ mệnh của Mỹ ở , Puerto Rico và . Twain còn chỉ trích Tổng thống Theodore Roosevelt…” hay nhiều đoạn khác trong cuốn tự truyện, nhà văn còn đưa ra những quan sát khắc nghiệt về những người bạn, các mối quan hệ của mình.

Nhiều đoạn trong cuốn tự truyện này từng được xuất bản trong các ấn phẩm khác. Một số tạp chí Mỹ đã đăng nhiều trích đoạn trước khi Twain qua đời (khi ông đang cần tiền). Tuy nhiên, ông Robert Hirst, phụ trách nhóm biên tập toàn bộ cuốn tự truyện, cho biết hơn một nửa trong cuốn hồi ký chưa hề được xuất bản, và chỉ một số viện sĩ, nhà viết tiểu sử được đọc nó.

Cuốn tự truyện sắp xuất bản được tổ chức quản lý di sản của nhà văn ủy quyền phát hành nhằm ủng hộ tiền cho các bảo tàng và thư viện đang lưu giữ di sản của ông. “Thị trường đã có nhiều cuốn tiểu sử về Twain và nhiều tác phẩm trong số đó đã sử dụng một số đoạn của cuốn tự truyện này. Bằng việc xuất bản toàn bộ tự truyện của Twain, chúng tôi hy vọng công chúng sẽ tự đưa ra được những đánh giá về ông” - Robert Hirst cho biết.

Theo Việt Lâm - TT&VH




 

Các bài mới
Các bài đã đăng