Mới đây, We Need To Talk About Kevin (Chúng ta cần nói chuyện về Kevin) lại vừa được độc giả bình chọn là cuốn tiểu thuyết đoạt giải được yêu thích nhất trong lịch sử 15 năm của
Orange
. Lần này, thay vì cảm ơn, Shriver khẳng định, thêm một giải thưởng nữa cho We Need To Talk About Kevin là thừa thãi. Nhà văn cho rằng, việc
Orange
trao đi trao lại nhiều danh hiệu cho cùng một tác phẩm là điều không cần thiết và nó làm giảm uy tín của giải thưởng.
Phát biểu với Independent, Lionel Shriver thẳng thắn: "Tôi chỉ trích Ban tổ chức
Orange
trước hết là ở phương diện này. Càng nhiều giải được trao, chúng càng trở nên mất ý nghĩa".
Nhằm kỷ niệm 15 năm thành lập, Ban tổ chức Orange vừa trao thêm giải Orange Trẻ cho cuốn tiểu thuyết Fugitive Pieces của nhà văn người Canada Anne Michaels, ngoài các giải thưởng chính như nhiều năm trước.
Shriver cũng bày tỏ sự thiếu lạc quan vào nghề viết. Nhà văn chia sẻ, cô rất lúng túng khi chia sẻ niềm đam mê viết lách với các cây bút mới nổi.
"Tôi rất thông cảm với các tác giả trẻ. Trong nghề này, không có gì chắc chắn rằng người ta sẽ nhìn thấy vòng nguyệt quế vinh quang sau khi đã chinh phục rất nhiều gian khó. Có vẻ như là giả nhân giả nghĩa khi khuyên nhủ mọi người đừng theo nghiệp văn chương - cái công việc mà cuối cùng tôi cũng có được chút thành công. Nhưng nếu khuyến khích, tôi lại thấy rất băn khoăn", Lionel Shriver nói.
|
Cuốn sách đoạt giải của Shriver
|
Nhà văn tiếp tục chia sẻ quan điểm về một số cuốn sách bán rất chạy nhưng nội dung và lối viết không có gì đặc sắc. Cô cho rằng, sự thành công đó là kết quả của một bộ máy quảng bá rầm rộ và có chiến lược.
"Có rất nhiều cuốn sách ăn khách nhưng nội dung chẳng hay ho gì cả. Tôi vừa đọc tiểu thuyết mới của Bret Easton Ellis - Imperial Bedrooms. Đó là một tác phẩm rất tệ nhưng lại được hậu thuẫn bởi một chiến dịch marketing tốt. Nó không đáng được quan tâm, càng không đáng nhận được các bài phê bình. Nói chung, trên thị trường có rất nhiều những cuốn tiểu thuyết chán như vậy", Shriver bày tỏ.
Cuốn tiểu thuyết đoạt giải Orange của Shriver đã tiêu thụ được 600.000 bản, chỉ tính riêng tại Anh và đang được chuyển thể thành phim với sự tham gia của ngôi sao Tilda Swinton.
Nhớ lại thời kỳ lận đận của mình, Shriver nói: "Tôi không có một xu dính túi và là một kẻ cùng khổ trong làng văn. Cuốn sách đã ra đời như một tia hy vọng nhưng nó liên tục bị từ chối. Người đại diện văn học của tôi thậm chí còn rất ghét tác phẩm này. Anh ấy khuyên tôi nên viết lại thành một tác phẩm giàu tính hài hước".
Trước những ý kiến của Lionel Shriver về giải Orange, Kate Mosse - đồng sáng lập giải thưởng - cho biết, Ban tổ chức trao nhiều giải, thậm chí trao giải nhiều lần cho một nhà văn nhằm khuyến khích các tác giả nữ "ở mọi giai đoạn trong sự nghiệp sáng tác của họ". Đến nay, giải đã tôn vinh nhiều cây bút như Zadie Smith, Rose Tremain…
Theo H.T. - evan
|