Giá sách Sông Hương
CHUYÊN ĐỀ
Vịt trời lông tía bay về

HỒNG NHU

Đầm phá bao la, khúc phình ra, khúc eo lại kéo một vệt dài theo mép biển, chạy suốt từ Thuận An đến Tư Hiền, nối liền hai cửa.

Trang thơ Hồng Nhu

Tưởng nhớ nhà văn Hồng Nhu, Tạp chí Sông Hương trân trọng giới thiệu chùm thơ và truyện ngắn Vịt trời lông tía bay về của nhà văn, như là nén tâm nhang chia buồn cùng gia đình và bạn đọc yêu quý nhà văn Hồng Nhu.

Tưởng nhớ nhà văn Hồng Nhu

Nhà văn Hồng Nhu

Tên thật Trần Hồng Nhu, sinh năm 1932 - Nhâm Thân. Ông quê ở làng Mỹ Lợi, xã Vinh Mỹ, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Nguyễn Nam Sơn - Thôn nữ Bắc kỳ

NGÔ KIM-KHÔI

Năm 1934, Victor Tardieu thành lập Hội An-Nam Khuyến khích Mỹ thuật và Kỹ nghệ (Société Annamite d’Encouragement à l’Art et à l’Industrie, viết tắt là SADEAI), trực thuộc vào trường Mỹ thuật Đông Dương.

Hàm Nghi: Hồi ức con đường El Biar(*)

HÀM NGHI (1871 - 1944), tên thật Nguyễn Phúc Ưng Lịch, là vị hoàng đế thứ tám của nhà Nguyễn, không chỉ nổi tiếng là một ông hoàng đế yêu nước (lịch sử Việt Nam xem ông cùng với các hoàng đế chống Pháp đó là Thành Thái, Duy Tân là ba vị hoàng đế yêu nước trong thời kỳ Pháp thuộc) mà còn được biết đến như một họa sĩ tài năng, một trong những người đi tiên phong của nền hội họa hiện đại Việt Nam.

Mỹ thuật Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

VĨNH THÔNG

Toàn cầu hóa hiện là một tiến trình tất yếu không thể cưỡng lại của tất cả các quốc gia trên thế giới, đang diễn ra ở nhiều phương diện của đời sống và làm biến đổi sâu sắc diện mạo của chúng.

30 năm nghệ thuật đương đại Việt Nam: Ngộ nhận và cơ hội

LÝ ĐỢI

Có nhiều quan điểm khác nhau (thậm chí mâu thuẫn) về lịch sử và lịch đại của nghệ thuật thuật đương đại Việt Nam, từ sau Đổi mới (1986) đến nay, sau gần 30 năm, vẫn chưa có tiếng nói nhất quán. Bởi một nghĩa nào đó, “đương đại” cũng là đang và sắp diễn ra, nên luôn sinh động, biến thiên, khó nắm bắt.

Xem tranh

VÕ CÔNG LIÊM

Xem tranh cũng là nghệ thuật của thưởng lãm. Cái đó gọi là cách để xem - Ways of Seeing. Chớ xem tranh qua màu sắc, hình ảnh hay vì cái tên được đặt ra, và nhiều lý do khác; thì đó không phải là nghệ thuật xem tranh mà đó là thị hiếu lôi cuốn để xem tranh.

Vài suy nghĩ ngắn về tương lai của nghệ thuật

TRẦN HOÀNG ANH

Một bồn tiểu bằng sứ được mua ở cửa hàng bán vật liệu xây dựng đã biến thành một tác phẩm nghệ thuật với cái tên “Vòi phun” của Duchamp, ký tên là R. Mutt (1917), đến nay nó là một tác phẩm kinh điển trong nghệ thuật nhân loại. Người ta gọi đây là tác phẩm vật làm sẵn (peadymade).

Sức sống của hội họa hiện thực

TRẦN TRỊNH NAM

Liệu những tuyên ngôn, những đả phá, những nỗ lực làm khác của nghệ thuật hiện đại, hậu hiện đại có thể làm người ta quên lãng chủ nghĩa hiện thực hay không? Cho đến nay câu trả lời là không.

Hợp lưu của những dòng chảy

TRƯƠNG VIỆT TIẾN

Nghệ thuật Việt Nam sau 1986, nhìn chung đã có sự thay đổi lớn so với trước, điều này trước hết đến từ những chính sách thông thoáng hơn của nhà nước đối với văn học nghệ thuật, và dĩ nhiên, nó cũng đến từ sự vận động tự thân của nghệ thuật.

Chuyên đề: MỸ THUẬT HIỆN ĐẠI - MỘT GÓC NHÌN

Ngày nay, mọi thứ luôn vận hành trong xu thế liên đới lẫn nhau dưới nhãn quan của liên văn bản. Văn chương và mỹ thuật cũng không ngoại  lệ. Suy cho cùng cả hai đều khởi đi từ những ý tưởng và nỗ lực tạo ra các hình tượng mang tính biểu đạt cao dựa trên những chất liệu khác nhau.

 

Mỹ thuật Việt Nam tròng trành và / mà tiến tới

ĐỖ LAI THÚY

Từ năm 1986, khi nhà nước ta thi hành chính sách Đổi mới và Mở cửa, xóa bỏ tình trạng bao cấp kinh tế và phần nào bao cấp tư tưởng, nghệ thuật Việt Nam có những bước phát triển mới, vượt thoát tình trạng sử thi, hòa nhập trước với khu vực và sau với thế giới.

Ủ Tết (Thì thầm lá hoa)

Vườn bà tôi ngày trước đầy hoa trái, bốn mùa xanh rợp lá cây, hầu như mọi thứ cây trên trần gian đều có trong khu vườn ấy, từ cây cỏn con bé mọn như me đất, diếp cá, rêu xanh cho đến cây cao lớn quý hiếm như giáng châu, hải đường, cổ mai, nguyệt quế… đều được có đất nơi ấy để nẩy mầm, có nắng để đơm hoa, có gió để chải mướt, có mưa để trù mật nồng nàn. Hoa trong vườn quanh năm như theo tiếng dạt dào sông nước dòng Hương trước ngõ mà hé cánh hồn nhiên.

Tìm lại những trò đu ngày xuân ở Thừa Thiên Huế

NGUYỄN THẾ  

Người Việt từ đất Bắc thiên di vào Thuận Hóa không chỉ mở mang đất đai, phát triển kinh tế mà còn có những hoạt động lễ hội văn hóa truyền thống nhằm gìn giữ nét đẹp văn hóa của dân tộc.

Chuyện hoa ngày tết ở Huế

PHẠM XUÂN PHỤNG

Ngày xưa, mẹ tôi thường ru tôi bằng câu ca dao “Hải đường hữu sắc vô hương”. Mẹ tôi dạy rằng: “Hoa Hải Đường ví như cô con gái đẹp về nhan sắc mà không đẹp về phẩm hạnh, là cô gái hư.

Tím độ em về

LƯƠNG DUY CƯỜNG  

Vợ tôi bảo tết này về Huế chứ, nhớ lắm rồi. Ấy là vì sau những lo toan, gom góp để giải quyết cho xong chuyện nhà cửa, con cái để tạm gọi là an cư ở Sài Gòn, giật mình đã thấy tóc bạc như sương. Mà cũng dễ gần chục năm xa nồi bánh chưng củi lửa của những chiều 30 tết quê nhà.

Mưa xuân trong tiếng chuông ngần

LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG  
                            Bút ký   

Cơn mưa cố xứ đầy bí ẩn và mê hoặc. Tôi sinh vào mùa mưa, mở mắt ra đã thấy mưa, mưa vào lời ru, mưa ôm lấy nôi, mưa qua chiếc nón mẹ che, mưa về trên lối mòn cỏ ướt, mưa đưa tôi đi học, mưa theo ba vào núi, mưa ướt tuổi thơ.

Trang 3/22
1 2 34 5 ...22