SỐ ĐẶC BIỆT
Có một tráng ca của nhạc sỹ Phạm Duy

PHẠM XUÂN DŨNG

Đó là một bài hát kháng chiến chống Pháp của nhạc sĩ Phạm Duy mà chính tác giả cũng đã không còn nhớ.

Qua đò Thừa Phủ ngày xưa

BÙI KIM CHI

Xôn xao, rạo rực, nước mắt hoen mi. Đó là tâm trạng của nàng trong lần đầu tiên trở về thăm Huế trên chiếc xích lô chở nàng từ Ga về Thành Nội. Không hiểu ma lực nào mà Huế dễ dàng thu hút khách ly hương trở về và nàng là một trong những vị khách đó.

Tình khúc sông Hương và sông Seine

TRẦN HUYỀN SÂM

Thượng đế không hề vô tình khi tạo nên những con sông trên thân thể của người Đàn bà vĩ đại - Bà mẹ tự nhiên. Mỗi con sông là một huyền tích văn hóa, lịch sử của một vùng miền, một dân tộc.

Bạn thơ và thơ ở Festival Các Nhà Thơ Hàn quốc - ASEAN II

KHÁNH PHƯƠNG

(Korea – Asean Poets Literature Festival II, 9/ 2011, Pekanbaru, Indonesia)

Say Trăng – Moondrunk – Mondestrunken

GS TS TRẦN QUANG HẢI
Nhạc sĩ, Dân tộc nhạc học gia

Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của nhà thơ HÀN MẶC TỬ (1912-1940), nữ ca sĩ CAMILLE HUYỀN cùng với nhạc sĩ WALTHER GIGER đã hiệp lực phổ nhạc trên 15 bài thơ của nhà thơ quá cố cho một CD mang tựa đề SAY TRĂNG (Moondrunk – Mondestrunken).

Thơ từ cổng trường Áo Tím

Những người góp mặt trong trang thơ kỳ này đều trải qua biết bao kỷ niệm từ cổng trường Đồng Khánh áo tím ngày xưa. Thơ của họ vì vậy là những lưu dấu về những ngày tươi đẹp thuở học trò áo trắng tinh khôi, và sau nữa là những nỗi nhớ huế thường trực, là những chiêm nghiệm giữa ngày thường...

Trải nghiệm và chia sẻ

THANH TÙNG

Làm việc và du lịch là hai nhu cầu lớn của mỗi người. Tuy nhiên, có nhiều quan niệm khác nhau về du lịch.

Camille Huyền: “Về Huế vẫn thích mặc áo dài và đi guốc mộc...”

Camille Huyền - người con gái Huế ấy đã đi xa Huế, rồi trở về Bến  Xuân bên dòng Hương Giang với những ca khúc của Cung Tiến ở  Festival Huế 2010. Bây giờ chị đang làm một lúc rất nhiều dự án nghệ thuật. Rất bận rộn trước mùa Festival mới, song câu chuyện với phóng viên Tạp chí Sông Hương lại bắt đầu từ những tâm tình....

Văn chương và sứ mệnh hòa bình

Nếu đau thương không được xoa dịu thì con người sẽ ngã gục trước biến động cuộc sống dẫu cuộc sống ấy nằm trong một xã hội hòa bình. Bằng sứ mệnh cao cả nhất của nó, một trang văn có thể thay được hàng nghìn trang ngoại giao khô cứng. Rồi đây người ta sẽ nhìn văn chương với một tinh thần cảm khái và nể phục hơn khi mà tiếng vọng từ hai bờ chiến tuyến Mỹ - Việt đã “bắt sóng” với nhau bằng thứ ngôn ngữ tinh túy nhất của con tim...

Ca Huế trong nền âm nhạc cổ truyền Việt Nam

TÔ NGỌC THANH
Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam

(Tham luận tham gia Hội thảo "Vai trò của văn học nghệ thuật Huế trong dòng chảy văn hóa Huế - nhìn lại và phát triển")

Sự mê hoặc của văn hoá

VIỄN PHƯƠNG

Không ai có thể diễn giải thấu tận vì sao văn hóa lại có một sức mạnh quyến rũ đến vậy. Điều gì khiến con người hiện đại lao vào lục tìm các biểu tượng trong văn hóa rồi trở nên đam mê chúng đến mức khó hiểu.

“Lại về lại”

Đó là tên phòng tranh của 11 tác giả trưng bày tại tòa soạn Tạp chí sông Hương trong dịp Festival Huế 2012 từ ngày 6 đến 15 - 4 - 2012 do Ban tổ chức Festival Huế 2012, Liên Hiệp các hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế và Tạp chí sông Hương phối hợp tổ chức.

Bửu Chỉ từ những dấu tay lấm màu
ĐINH CƯỜNGTừ lâu lắm, đã hơn ba mươi năm, tôi còn giữ bức tranh nhỏ vẽ trên giấy do những dấu tay lấm màu của Bửu Chỉ để lại.
Chiêu Ê - Những giác cảm riêng tôi
NGUYỄN HỮU HỒNG MINH1. Thực tình mà nói, dù rất cố gắng nhưng cuối cùng tôi đã không về được Huế để tận mắt chiêm ngưỡng triển lãm Chiêu Ê. Một trong số ít những triển lãm có giá trị bởi sức nặng của những cái tên gắn chặt cả cuộc đời mình cho sắc màu, hội họa. Thậm chí để hình thành con đường đi riêng, họ cũng đã trả giá không ít.
Nhớ người còn nợ tôi hai con bò
THÁI NGỌC SANNhà thơ Lê Văn Ngăn và tôi mỗi lần gặp nhau, trong những chuyện lan man bao giờ cũng có len lỏi những kỷ niệm của những năm tháng trước 1975. Tôi gọi đó là thời của “Sóng vẫn đập vào eo biển”, nhan đề một bài thơ nổi tiếng của Ngăn. Và người thường dẫn chuyện là Ngăn, như thể anh đang dẫn những tứ thơ quen thuộc.
Nguồn gốc hình tượng Rồng Việt trong kiến trúc mỹ thuật chùa tháp
NHƯ TỊNHTháng tư năm 2010, nhà thơ Mặc Giang sáng tác bài thơ “Ngàn năm Thăng Long”. Có đoạn viết thể hiện tâm tư của mình đối với Tổ quốc lấy dòng sử Việt cũng là dòng sử Phật trong quá khứ vàng son.
Xã hội kỹ thuật số
TRẦN THIỆN ĐẠOSáu mươi năm trước, từ cảng Nhà rồng/ Sài gòn phải lênh đênh ngót một tháng trời trên tàu thủy - thời ấy máy bay chỉ dành cho quan chức và từng lớp đặc thù mà thôi - phải vượt trùng dương hằng bao hải lí mới cặp tới bến Marseille đặt chân lên đất Pháp.
Trái tim Việt đập trong lồng ngực Pháp: Cố Cả Léopold Michel Cadière
NGUYỄN PHÚC VĨNH BA1. Hội nhập với thế giới là một yêu cầu tất yếu trong xã hội ngày nay. Để hội nhập được trong bất kỳ lãnh vực nào chúng ta cũng cần trọng thị sự đa bản sắc, đa cá tính của các quốc gia và các dân tộc khác trên trái đất này. Cách đây gần non thế kỷ, Léopol Michel (LM) đã nêu một kinh nghiệm hội nhập văn hoá tuyệt vời khiến chúng ta cần học hỏi.
Một Hội Văn nghệ đầy “sự kiện”
TÔ NHUẬN VỸSáu mươi năm… Chặng đường đâu có ngắn ngủi chi. Lại ở một vùng đất bỏng rát nhất của lịch sử đất nước. Nên cuộc sống của văn nghệ sĩ ở vùng đất này “không giống ai” thì cũng là điều dễ hiểu. Tôi ghi lại đây những sự kiện để lại ấn tượng mạnh mẽ trong tôi những tháng năm đó.
Nơi lưu niệm của TỰ LỰC VĂN ĐOÀN
NHẤT LÂMMột buổi sáng đẹp trời của ngày đầu thu, từ bến Châu Cầu qua sông Đuống, cùng với người bạn học từ năm 1958 đến năm 1961, chúng tôi đi đò đến bến Bình Than. Nơi đây, Vua Trần đã cho hội quân để bàn kế sách đánh bại quân bành trướng đế quốc Nguyên Mông. Một đạo quân mà vó ngựa trường chinh của chúng đã “dẫm nát” nhiều quốc gia Á Âu thời bấy giờ.
Trang 4/7
1 2 3 45 6 7