SỐ ĐẶC BIỆT
Bằng chứng
BẢO NINH        truyện ngắnHành động can đảm cứu người của thằng con út khiến Minh nẫu ruột, anh cứ nghĩ mãi và buồn mãi. Vì rằng cậu ấm quý tử suýt chết, song không phải chỉ vì thế. Bữa đến nhà tôi chơi, kể chuyện đó Minh quá mức đăm chiêu, có lúc như người mất hồn.
Huế đã nuôi tôi thành thi sĩ
NGÔ MINHTôi đã lớn lên trong văn chương với Huế từng ngày một như thế. Không gian Huế, sông Huế, núi Huế, vườn Huế, sương khói Huế, bạn bè Huế, những lăng tẩm cổ tích Huế... luôn tạo ra “từ trường” để ăng-ten nhà thơ luôn bắt được sóng thơ, tạo ra những bài thơ xúc động.
Đôi kỷ niệm nhớ đời với nhà thơ Thanh Hải
VÕ QUÊDuyên văn nghệ đã cho tôi gần gũi, gắn bó hơn với nhà thơ Thanh Hải. Được làm việc bên cạnh nhà thơ Thanh Hải tôi càng hiểu và thán phục nhân cách lớn của nhà thơ.
Vài kỷ niệm về ĐẶNG THÙY TRÂM và PHẠM NHƯ ANH
NGUYỄN CƯƠNGChúng tôi đi học, thực tập ở bệnh viện, lên lớp, ở các giảng đường, rồi sinh hoạt văn nghệ, sinh hoạt thanh niên, lao động xây dựng ký túc xá,… nên gặp nhau hàng ngày. Tôi nhớ rõ mỗi khi gặp, Thùy Trâm đều cười rất tươi, vui vẻ chào “anh Cương đấy à”.
TIẾN TỚI ĐẠI HỘI HỘI LH VHNT THỪA THIÊN HUẾ LẦN THỨ XI (NHIỆM KỲ 2010 - 2015)
GHI TRƯỚC THỀM ĐẠI HỘI…Năm 2010 này cũng chính là năm mà Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đánh dấu chặng đường 60 năm hình thành và phát triển. Đây cũng là năm Hội sẽ tiến hành tổ chức Đại hội lần thứ XI, nhiệm kỳ 2010-2015. Trước thềm sự kiện đầy ý nghĩa đó, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với 2 người từng là Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT tỉnh.
Phạm Duy và Huế
ĐẶNG TIẾNNhạc sĩ Phạm Duy không có quan hệ dây mơ rễ má gì với đất Huế và người Huế, nhưng xứ Thần kinh đã để lại trong nhạc phẩm anh nhiều âm hưởng và hình ảnh sâu đậm, đặc biệt sau bốn lần ghé Huế: 1944 khi đi hát rong ; 1946 sau Cách mạng Tháng 8, từ chiến khu Nam Bộ về Bắc; 1948 trong kháng chiến chống Pháp ; và 1953 khi về thành.
THĂNG LONG - HÀ NỘI trong tôi
LÊ TRỌNG SÂMDân gian ta thường nói: ở với nhau một ngày cũng nên nghĩa. Huống chi tôi, một chàng trai xứ Huế, trong giai đoạn sung sức nhất của cuộc đời, 25 tuổi tập kết ra Bắc và lần đầu tiên đến Hà Nội ngày 25 tháng 8 năm 1954 cho đến ngày 15 tháng 5 năm 1975, tạm biệt Hà Nội vô cùng thân thương để trở về cố hương, qua một thời gian dài đến 21 năm. Ôi trong tôi sâu đậm biết bao nhiêu nghĩa tình với mảnh đất kinh kỳ và thủ đô ngàn thuở của Tổ quốc.
HÀ NỘI- thành phố vì hòa bình
NGUYỄN BỘI NHIÊN“Mỗi tên đất, tên làng ấy chính là biểu tượng của hòa bình và cho hòa bình, là tấm lòng, là tâm hồn, là tâm thức, là lương tâm và phẩm giá con người. Bởi yêu chuộng hòa bình, Hà Nội vẫn luôn là vùng đất thơ, đất văn sau nhiều binh lửa trận mạc có lúc đạt đến độ hủy diệt với B52 ném bom rải thảm ồ ạt.”
Vang lên những cung bậc ba miền
LÊ PHÙNGSau đợt rét ngọt và khá đậm Nàng Bân giêng, hai đầu xuân con cọp. Huế lại ngập tràn những con nắng dịu dàng của tháng ba lịch sử. Sương sớm trắng xóa, trải dài trên cả dòng sông thơ vào mỗi ban mai - hoa cỏ đâm chồi trổ lộc. Cụm Paneau lớn sừng sững dựng phía Bắc góc cầu Phú Xuân như dán vào mắt những ai qua đường chào mừng sự kiện lớn của Huế 35 năm ngày giải phóng và 50 năm kết nghĩa giữa “Hà Nội - Huế - Sài Gòn là cây một cội, là con một nhà”.
Trần gian thưa thớt
Cõi trần gian vốn ngày một đông đúc, chật chội. Nhưng trong một góc nhìn khác, đối với những người khốn khó thì trông thật cô quạnh, thưa thớt. Họ tới lui trong cuộc sống như tới lui một ngõ cụt. Thưa thớt bữa cơm, cuộc rượu đậm đà, một mối quan tâm và cả một khoảng trời khoáng đãng… Đôi khi nhìn quanh nhìn quất thấy như bị bỏ quên. Chao ôi, đã thưa thớt lại còn bị bỏ quên!
Ơi những nẻo đường
BỬU ÝƠi những nẻo đường Việt NamSuốt từ Cà Mau thẳng tới QuanƠi những nẻo đường về đâu… (*)
Tuyệt tình cốc & chiếc bánh cung đình Huế
HOÀNG THỊ NHƯ HUY        (Kính dâng hương hồn Mụ)Tuyệt tình cốc là ngôi nhà tranh nhỏ nơi xóm Âm hồn đường Nguyễn Hiệu năm xưa ở Thành nội Huế (nay là đường Lê Thánh Tôn, Phường Thuận Lộc, thành phố Huế).
Ơi O bán cốm hai lu
NGUYỄN VĂN UÔNGTrước khi đọc chuyện vui này, tui xin nhắc lại: Hai lu đây là hai lu cốm, không phải hai lu của o bán cốm. Xin đừng đẩy xa trí tưởng tượng theo câu ca ”Ơi o bán cốm hai lu. Cho tôi xin gởi...”. Của đáng tội! Xin được thưa rằng:
Thơ Huế ngày ấy...
Những trang thơ này được viết trước năm 1975, đã là niềm cảm xúc lay động tâm hồn nhiều thế hệ thanh niên đang muốn đi tìm một con đường để vượt qua đêm tối. Mỗi bài thơ mang vóc dáng mỗi thi sĩ sống và viết trong nỗi cô đơn và trước bao mối hiểm nguy đe dọa. Đối với cả những người còn sống thời khoảnh sáng tạo ấy hẳn không còn nữa, nhưng những dòng thơ này vẫn không ngừng mở rộng biên giới với lớp người đọc sau này...Sông Hương xin trân trọng giới thiệu.
Quốc hiệu Việt Nam trong mộc bản Triều Nguyễn
LÊ KHẮC NIÊNViệt Nam! Hai tiếng thiêng liêng đối với những người con của đất nước. Tuy nhiên không nhiều người biết Quốc hiệu Việt Nam chính thức được gọi tên vào năm nào? Trong sự kiện nào? Trong quá trình phụ trách chỉnh lý khối tài liệu Mộc bản quý hiếm tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV – Đà Lạt, tôi đã phát hiện ra tài liệu về việc vua Gia Long đặt quốc hiệu Việt Nam nằm trong Mộc bản triều Nguyễn. Xin giới thiệu đến độc giả tài liệu đặc biệt này.
Khoảng trống bên sông
DA VÀNGThật ngạc nhiên khi các con phố ven sông lại hoang vắng. Trong khi vỉa hè tại các con đường được bao quanh bởi những tòa nhà theo lối kiến trúc là lạ, thì có rất nhiều mái đầu với đủ các màu tóc san sát bên nhau.
Đường về kinh thành Huế
VÕ QUANG YẾNOrsay, một thị trấn ở miền Nam Paris, phía bắc thung lũng Chevreuse, rất có duyên với Huế vào mùa thu. Năm 2002, chị Hỷ Khương, nhân chuyến đi Đức để giới thiệu vở Đông Lộ Địch của thân phụ - cụ Ưng Bình, trên đường về có ghé lại Phật đường Khuông Việt ở Orsay để gặp gỡ bà con bạn bè.
Tri kỷ Huế
NGUYỄN BỘI NHIÊNNhững người bạn ở Huế đã đôi ba lần nhắn tôi về chơi vào mỗi dịp lễ, tết trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Thế là cái khoảng thời gian chưa được xác định ấy bỗng trở thành một niềm mong chờ xao xuyến lặng lẽ lan tỏa trong tôi sự thôi thúc.
Bài giảng cuối cùng
NGUYỄN ĐỨC TÙNGTôi có nhiều kỉ niệm ở miền Tây Canada, những năm vừa mới đến định cư. Xứ sở của những bộ lạc da đỏ ngày xưa và những người chăn bò đội mũ rộng vành đồng cỏ phì nhiêu, xanh tận chân trời điểm hoa cúc vàng và cẩm chướng đỏ mùa hè, hoang mang tuyết trắng mùa đông, xứ sở của những con chó sói và chồn hoang thỉnh thoảng chạy lạc vào thành phố, bị xe cán nửa đêm trên đường.
Thanh xuất vu lam
TRẦN THÙY MAITừ Hà Nội, cậu tôi điện dặn tôi ngày cuối tháng về Sịa.
Trang 5/7
1 ...3 4 56 7