VỌNG RA BIỂN
Hội thảo an ninh hàng hải ở biển Đông: Sáu đề xuất "kết dính" ASEAN
08:35 | 25/06/2011
Cuối ngày cuối cùng của hội thảo an ninh hàng hải ở biển Đông tại Mỹ (ngày 21-6 theo giờ địa phương), ông Ernest Bower, Giám đốc chương trình Đông Nam Á của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và các vấn đề quốc tế của Mỹ (CSIS), đã phát biểu nêu lên sáu đề xuất nhằm tăng cường an ninh ở biển Đông.
Hội thảo an ninh hàng hải ở biển Đông: Sáu đề xuất
Các chiến sĩ hải quân ở đảo Sinh Tồn nhận quà từ đất liền. Ảnh: Quỳnh Trang
Ông nhận định tình hình biển Đông gần đây đã trở nên cực kỳ căng thẳng. Ông nhấn mạnh ASEAN phải có trách nhiệm trở thành chất keo kết dính các quốc gia thông qua tư cách nước thành viên ASEAN hoặc thông qua các cấu trúc trong khu vực như ASEAN+1 (ASEAN và Trung Quốc), ASEAN+3 (ASEAN và ba quốc gia Đông Bắc Á gồm Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc), Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+), Hội nghị cấp cao Đông Nam Á (EAS) và Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC).

Sáu đề xuất của ông như sau:

Tăng cường khả năng dự đoán và tính minh bạch: Xung đột và đối đầu phát sinh khi các nước chưa rõ nhu cầu và ý định của nhau. do đó ASEAN có thể xây dựng và phát triển lòng tin thông qua ADMM+, ARF và EAS để khuyến khích các nước ASEAN chia sẻ, thảo luận các chiến lược an ninh và quốc phòng.

Đầu tư vào đường lối ngoại giao kênh 2: Đường lối ngoại giao kênh 2 (ngoại giao không chính thức) và kênh 1,5 vẫn chỉ mới dừng lại ở giai đoạn phát triển ban đầu. Các nước ASEAN nên quan tâm đầu tư thay đổi mô hình đối thoại ở biển Đông cũng như tìm cách thúc đẩy và tăng cường các cuộc thảo luận hỗ trợ cho các cuộc thảo luận ở các diễn đàn chính thức như ARF, ADMM+ và EAS.

Tăng cường các thể chế ASEAN: Xung đột ở biển Đông và các mâu thuẫn khác cũng như tốc độ hội nhập kinh tế khu vực chỉ ra rằng đã đến lúc phải củng cố các thể chế ASEAN để thúc đẩy an ninh và tăng trưởng kinh tế.

Cam kết đối thoại và ngoại giao: ASEAN phải cam kết mang đến các diễn đàn như ARF, ADMM+ và EAS các vấn đề thực tiễn, thậm chí được xem là nhạy cảm, chuẩn bị các đề xuất và hướng giải quyết cho các nhà lãnh đạo tham gia EAS. Nếu các cuộc họp tránh né thì tình hình sẽ nghiêm trọng hơn, nguy cơ đối đầu và xung đột sẽ leo thang.

Chủ động trong ngoại giao: ASEAN cần đóng vai trò chủ động hơn trong việc khuyến khích các nước thành viên và các nước đối tác giải quyết tranh chấp bằng cách sử dụng các cơ chế pháp lý và đa phương hiện hành như Công ước LHQ về Luật Biển, Tòa án Công lý Quốc tế và các cơ chế tài phán quốc tế khác.

Hội nhập kinh tế: Các nước ASEAN cần tích cực hơn nữa trong việc phát triển các mối liên kết đầu tư và thương mạiTheo  bằng cách tăng cường sự hài hòa và tiêu chuẩn hóa các quy tắc đầu tư, thực hiện các biện pháp thông quan chung và phát triển mô hình phát triển chung thông qua tham vấn với khu vực tư nhân. Những cách thức này sẽ thúc đẩy an toàn và phát triển bền vững tài nguyên ở biển Đông, mang lại lợi ích cho tất cả quốc gia.

Theo Pháp luật TPHCM




























Các bài mới
Các bài đã đăng