Gần đây, Hà Nội phản ứng lại Bắc Kinh theo cách gây bất ngờ các nước ASEAN và cộng đồng quốc tế. Trong một thập kỷ qua, Việt Nam, một trong những nước tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông luôn đi theo nguyên tắc của ASEAN là giải quyết tranh chấp Biển Đông thông qua song phương giữa Trung Quốc với các bên tuyên bố chủ quyền. Tuy nhiên, sau khi Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN, Việt Nam đã xuất hiện như một đòn bẩy của khu vực công khai hoá vấn đề tranh chấp Biển Đông. Năm 2010, Biển Đông được xem là một điểm nóng của khu vực. Các nước lớn, đặc biệt là Mỹ, đã vào cuộc với tuyên bố phải đảm bảo tự do hàng hải. Trước đó, Philippines cũng phản ứng lại Trung Quốc sau hàng loạt sự kiện va chạm giữa Trung Quốc và Philippines. Sự phản ứng mạnh mẽ của các bên tuyên bố chủ quyền Biển Đông là thành viên của ASEAN sẽ tác động mạnh đến quan hệ Trung Quốc - ASEAN. Nếu các thành viên ASEAN không đứng về một bên, nó sẽ đe doạ đến sự thống nhất của ASEAN. Sự phân chia nhóm các tuyên bố chủ quyền và không tuyên bố chủ quyền Biển Đông trong ASEAN sẽ làm suy yếu ASEAN. Các nước tuyên bố chủ quyền muốn các thành viên ASEAN còn lại đưa ra quan điểm chống lại Trung Quốc. Với bản chất nước lớn ngạo mạn của Trung Quốc, khó có thể đạt được kết quả nào trong các cuộc thảo luận sắp tới về triển khai tuyên bố hành xử ở Biển Đông. Hiện nay, cả Trung Quốc và ASEAN phải tìm được một kênh chung để có thể thúc đẩy hợp tác chung ở Biển Đông. Điều này chỉ có thể xẩy ra nếu Trung Quốc chấp nhận xem xét lại chính sách của mình đối với ASEAN sau các vụ va chạm trên Biển Đông thời gian vừa qua. Theo Tiến Thịnh – Nghiencuubiendong.vn |