(SH) - Vào chiều ngày 17/5, tại 15 Lê Lợi, TP.Huế đã diễn ra cuộc triển lãm mang tên Mẹ vợ của tôi. Đã có khoảng 200 bức ảnh được sắp sếp để nói lên một chủ đề rất quen thuộc đối với mỗi chúng ta, nhưng cũng rất độc đáo để nói lên một điều mà không phải tất cả chúng ta đều dễ nói.
Đối tượng nghệ thuật ở đây cũng rất bình dị, đó là những tấm hình đen trắng, chụp trong các thập niên 60, 70, 80 của thế kỷ trước, với khoảng hai trăm bức ảnh của nhiều nhân vật thuộc nhiều thế hệ trong nhiều gia đình về phía mẹ vợ của tác giả. Các bức ảnh nhỏ đó được để cẩn thận vào trong những chiếc khung nhỏ màu trắng bằng gỗ rồi đặt cạnh nhau. Cảm giác khi xem là sự bình dị, thân thương như chính mình đang chạm vào những di chỉ ký ức của mình. Đang chạm vào đời sống của những gì đã khép lại. Và cũng đang chạm vào một đời sống mới được tái sinh của các nhân vật trong ảnh.
Một số tác phẩm tại triển lãm |
Nghệ thuật đương đại là sự phá vỡ những quy tắc, những quan niệm nghệ thuật trong mỹ học truyền thống, hướng tới hoài nghi lý tính bằng những ý niệm mới lạ. Nghệ thuật đương đại trình ra những đối tượng mà ngay chính ngôn ngữ cũng không lý giải nỗi, đó là sự chống diễn giải.
Một số tác phẩm tại triển lãm |
Vì thế khi bước vào phòng triển lãm này nhiều người tự đặt ra những nghi vấn như, vì sao sự gần gũi mang màu sắc truyền thống này lại được cho là nghệ thuật đương đại. Nó không bội ước với mỹ học truyền thống, cũng chẳng thấy nó hướng đến hoài nghi cái gì cả. Cũng không thấy nó trình ra những gì đánh đố người xem. Vậy đâu là cái cớ để xếp tác phẩm này vào nghệ thuật đương đại khi chính đối tượng của nó lại thuộc về quá khứ, cái của ngày hôm qua?
MP