Chuyên đề trọng điểm của số báo này, dành nhiều trang về Hoàng Phủ Ngọc Tường - nhà văn, nhà văn hóa Huế. Những trang văn của ông, như chiếc đũa thần, thức dậy những vỉa tầng văn hóa Huế. Một điều khác, ông cùng bạn bè thuở ấy, với một hệ mỹ cảm khác biệt, đã tạc vào văn nghệ Huế, Việt Nam những giá trị trường cửu.
Sự kiện quan trọng, thi hào Rabindranath Tagore đến Sài gòn, Việt Nam năm 1929, gần đây đã có một số báo đưa tin. Tuy nhiên, bạn đọc sẽ được cung cấp thêm nhiều thông tin khá đầy đủ ở số báo này, với những tư liệu được sưu tầm từ nhiều báo chí, đặc biệt là Phụ Nữ Tân Văn, tờ báo duy nhất hồi đó thi hào Tagore đã ghé thăm.
Tranh bìa và một bài viết trong số này, giới thiệu tranh của họa sĩ Nguyễn Đình Đăng. Những bức tranh như đang kể về những giấc mơ của mình, với tên gọi: thần thoại hóa hiện thực, với mong mỏi khơi dậy thiện căn trong mỗi con người.
Bạn đọc sẽ gặp trong số này “Rắn nằm trong cỏ”, một truyện ngắn thấm đẫm chất huyền ảo. Một truyện ngắn khác “Quên”, nhắc nhở về những nhớ quên trong đời. Sẽ ra sao nếu như chúng ta trong một lúc nào đó bỏ quên ở đâu đó đôi mắt, đôi tai, đôi môi, thậm chí quên cả con tim, khối óc…? Cái giả dụ tưởng đùa mà riết róng một cách khốc liệt vì sự truy cứu triệt để khiến người đọc có thể toát mồ hôi vì bối rối.
Số báo đưa lại những chuyện cần phải nhớ, nhắc nhở về cái sự quên, không hẳn là vô tình cũng không là chủ ý chuyên biệt, nhưng rõ ràng là nó có đủ lý do để bạn đọc dõi theo từng trang, và sẽ có những giờ phút nhận ra đã có những thú vị đang ở đâu đó trên những trang báo này đây. Chỉ còn vài hôm nữa là hết năm 2015, xin chúc quý bạn đọc những ngày cuối năm đầy hưng phấn và tốt đẹp.
Dưới đây là Mục Lục Số Đặc biệt tháng 12 – 2015
Thư tòa soạn - ...
- Một số hoạt động văn hóa nghệ thuật Việt Nam mùa đông 1945 - VÕ TRIỀU SƠN
HộI QUảNG TRI - MỘT ĐỊA CHỈ VĂN HÓA QUÝ HIẾM CỦA HUẾ
- HỘI QUẢNG TRI Ở HUẾ - HỒ VĨNH
- HỘI QUÁN QUẢNG TRI NHÀ ĐẠI CHÚNG Ở HUẾ - DƯƠNG PHƯỚC THU
- HỘI QUẢNG TRI QUA MỘT SỐ SÁCH BÁO - PHƯỚC VĨNH
- Trường Hậu Bổ ở Cố đô Huế - LÊ QUANG THÁI
CHUYÊN ĐỀ: HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG MỘT CÁCH LẬP NGÔN VỀ VĂN HÓA HUẾ
- Lời giới thiệu -
- Thơ HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG
- Hoàng Phủ Ngọc Tường một cách lập ngôn về văn hóa Huế - HẠ NGUYÊN
- TINH TUYỂN BÚT KÝ HAY NHẤT CỦA HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG - PHẠM PHÚ PHONG
- Một chút sương mù trên tay - HOÀNG DIỆP LẠC
- Hoàng Phủ Ngọc Tường với “Thế hệ vàng” và Tâm thức Huế - BỬU NAM
- Có 3 điều tôi không giúp được ông Tường - NGUYỄN VĂN DŨNG
Truyện ngắn
- Rắn nằm trong Cỏ - QUẾ HƯƠNG
- Quên- NGUYỄN VĂN THIỆN
Thơ:
ĐINH CƯỜNG- Trở về phố cũ
ĐỖ QUYÊN - Thi ca căn bản (Trích trường ca)
TÂN DÂN
- Mùa đổi thay
- Khuya mưa
- Sắc không
THẢO NGUYÊN - Một mùa thu đã ngủ
NGUYỄN HOÀNG THỌ - Khúc đông xưa
HỒ KIM UYÊN
- Ra Ma ơi, đừng tìm em…
- Chị và Huế
NGUYỄN NGỌC HẠNH - Nguyện cầu
BÀNH THÀNH BẦN - Ngoài này Hà Nội vẫn mưa
TÔN NỮ ĐÔNG HƯƠNG - Em đi tìm nắng
VĂN NHÂN - Hoài niệm
PHÙNG SƠN - Bất chợt phố hoa
PHÙNG TẤN ĐÔNG - Mùa thứ 32
- Khúc phong cầm trên cát - Bút ký LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
- Về sự kiện Thi hào Rabindranath Tagore thăm Sài gòn, Việt Nam - VÕ SƠN TRUNG
Góc nhìn từ khuôn mặt thứ 13 - NHỤY NGUYÊN
CHUYỆN Ở BỆNH VIỆN QUỐC TẾ TRUNG ƯƠNG HUẾ- PHẠM HỮU THU *
- Lụt Huế và khoảng trời ký ức - NGUYỄN PHƯƠNG ANH
Nhạc:
NHƯ LÀ... – Nhạc: THẢO NGUYÊN & ý thơ: PHAN NHƯ
Tranh bìa 1: “BÀI THƠ CỦA CHA” của họa sĩ NGUYỄN ĐÌNH ĐĂNG
Bia2: Phụ bản tranh của họa sĩ NGUYỄN ĐÌNH ĐĂNG
Bài- Thần thoại hóa hiện thực - LÊ HUỲNH LÂM
BAN BIÊN TẬP
TG thực hiện