Từ Ô Lâu đến Hải Vân
PHÁT HÀNH TẠP CHÍ SÔNG HƯƠNG THÁNG 6 NĂM 2009
09:16 | 04/06/2009
Chào mừng 84 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2009), số 244 tháng 6/2009 của Tạp chí Sông Hương vừa phát hành với nhiều bài viết mới của các nhà văn, nhà thơ và các nhà nghiên cứu... 
PHÁT HÀNH TẠP CHÍ SÔNG HƯƠNG THÁNG 6 NĂM 2009

Chuyên mục VĂN, mở đầu với bài ghi chép “ Trên công trường hồ Tả Trạch” của tác giả Lê Vĩnh Thái, viết về những người lính, những người công nhân đang ngày đêm xây dựng công trường hồ Tả Trạch nhằm chống lũ lụt vã xoá đi từ đại hồng thuỷ, nỗi ám ảnh của người dân Thừa Thiên Huế. Trong chuyên mục này có truyện ngắn “ Cái chết của Rối” của tác giả Mai Ninh, “Đêm của bướm” của tác giả Lê Trâm và “ Nhịp đập cánh bướm” trích tiểu thuyết của tác giả Dương Thành Vũ. Chuyên mục THƠ có các bài bài thơ của các tác giả: Đoàn Lê, Đông Triều, Nguyễn Đông Nhật, Từ Hoài Tấn, Hồng Vinh, Nguyễn Thiền Nghi, Nguyên Quân, Lê Tấn Quỳnh, Trần Tịnh Yên, Tường Thi... Đặc biệt, nhân ngày Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Sông Hương giới thiệu trang thơ của các nhà báo: Hồ Việt Khuê, Lương Ngọc An, Trần Tuấn, Văn Công Toàn, Nguyễn Hồng Hạnh, Bùi Long, Trần Vũ Long...     
 
Chuyên mục TÁC GIẢ - TÁC PHẨM VÀ DƯ LUẬN giới thiệu nhiều bài viết được dư luận quan tâm. Mở đầu chuyên mục là bài viết “ Hoài Thanh với Huế” của tác giả Nguyễn Khắc Phê nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của nhà phê bình Hoài Thanh và giới thiệu bài viết “Sung sướng mới tự tử” của Hoài Thanh dưới bút danh Nhà Quê. Nhân kỷ niệm 20 ngày mất của nhà thơ Thế Lữ, Sông Hương giới thiệu bài viết ”Thế Lữ, nhà phê bình văn học” của tác giả Phạm Đình Ân. Bài viết “Những kỷ niệm của tôi về văn học miền Nam” của tác giả Nguyễn Đức Tùng, là những nhận định, liên hệ, so sánh, đánh giá về văn học miền nam (1954- 1975) qua lăng kính của tác giả dưới một góc nhìn tinh tế, cởi mở mang tính đối thoại. Cũng trong chuyên mục này, trong phần giới thiệu các tác giả thuộc Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Thừa Thiên Huế, với sự xuất hiện của hai cây bút tên tuổi ở Huế- nhà văn Hồng Nhu và nhà thơ Vĩnh Nguyên. Nhà văn Hồng Nhu, người đã tái hiện lại đời sống tâm linh của cư dân đầm phá  với Lễ cúng Thần đầm, Lễ hội ăn mày,Lễ hợp cẩn... lần này nhà văn gửi đến đọc giả truyện ngắn “Thuyền đi trong mưa ngâu”. Phần giới thiệu nhà thơ Vĩnh Nguyên, một người có lối viết “ thô ráp, gồ ghề” “ thẳng như ruột ngựa”, không màu mè nhưng chính những điều ấy đã làm nên nét riêng của anh... với chùm thơ “ Bài hát của con dế”, “Đã đến lúc “, “Không đề 3” của anh xin gửi đến bạn đọc.
 
Chuyên mục HUẾ DÒNG CHẢY VĂN HOÁ, nhân Festival nghề truyền thống Huế 2009, mở đầu với bài viết “ Cuộc hội tụ Gốm sứ, Pháp lam và Sơn mài bên bờ sông Hương ” của tác giả Xuân An, nơi hội ngộ, gặp gỡ của các hoạ sỹ, nghệ nhân và thợ lành nghề Gốm sứ, Pháp Lam và Sơn mài ba miền của đất nước; và bài viết “ Thanh đàm về An Thường Công Chúa” của tác giả Lê Quang Thái. Ở chuyên mục NGHIÊN CỨU & BÌNH LUẬN có các bài viết: “Dân ca Nam bộ qua báo chí nửa sau thế kỷ XX” của tác giả Vĩnh Phúc; “Về một hướng thơ Việt hải ngoại: Thơ Tân hình thức ”  của tác giả Đặng Tiến và bài viết “Phê bình phân tâm học và Đỗ Lai Thuý” của nhà nghiên cứu Trần Đình Sử.    

Ngoài ra Sông Hương còn có chuyên mục MỸ THUẬT, CỦA SỔ NHÌN RA VĂN HỌC THẾ GIỚI ĐƯƠNG ĐẠI, TRANG VIẾT ĐẦU TAY, TIN VĂN HOÁ VĂN NGHỆ, NHỮNG KHOẢNH KHẮC ĐẸP với nhiều bài viết, sáng tác của các tác giả: Yveline Féray (Trọng Sâm dịch và giới thiệu), Lê Phùng, Thuận Yến, Nguyễn Ngọc Hoàng, Võ Quang Yến, Hùynh Mẫn...

Tạp chí Sông Hương số 244 tháng 6/2009 hiện đã có mặt trên các quầy báo, mong bạn đọc tiếp tục quan tâm và ủng hộ SÔNG HƯƠNG.

Các bài mới
Các bài đã đăng