Từ Ô Lâu đến Hải Vân
Nguyên tiêu Viếng mộ Thi Nhân
22:39 | 04/02/2023

Sáng 4/2 (14 Tháng Giêng năm Quý Mão), Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế phối hợp với Hội Nhà văn TT Huế tổ chức Viếng mộ Thi Nhân ở Huế.   

Nguyên tiêu Viếng mộ Thi Nhân
Văn nghệ sĩ viếng mộ cụ Phan Bội Châu (Ảnh: Võ Thị Quỳnh)

Lộ trình Viếng mộ Thi nhân có điểm đến đầu tiên là Nhà lưu niệm Phan Bội Châu, nơi “Ông già Bến Ngự” từng sống và sau khi mất (1940), cụ Huỳnh Thúc Kháng đã đứng ra xây mộ và nhà thờ. Tại đó, còn có mộ phần của một số nhân sỹ yêu nước khác như Tăng Bạt Hổ…

Viếng mộ Tùng Thiện Vương Miên thẩm


Rời Khu lưu niệm cụ Phan, đoàn đến Nghĩa trang Phan Bội Châu. Nghĩa trang Phan Bội Châu được xây dựng năm 1934 là nơi an nghỉ của 21 ngôi mộ của những người có công với nước: chiến sĩ cộng sản Nguyễn Chí Diễu, liệt sĩ Lê Tự Nhiên, nhà văn Hải Triều (Nguyễn Khoa Văn), mạc sĩ Nguyễn Huy Nhu, Tam lang tịch Nguyễn Văn Soạn, Đạm Phương nữ sử...

Thăm mộ nhà thơ Thái Ngọc San


Điểm đến tiếp theo là nghĩa trang chùa vạn Phước, thăm mộ cụ Phạm Quỳnh,  mộ nhà thơ Phạm Hầu..Tiếp tục viếng nghĩa trang sau đồi Từ Hiếu. Tại đó, có ngôi mộ chung của hai nhà yêu nước Thái Phiên – Trần Cao Vân; mộ của Hoàng triều Tham tri Bộ Lễ Trần Thúc Nhẫn, ngôi mộ chung của vợ chồng nhà thơ Vĩnh Mai – Phương Chi; và ngôi mộ rất đẹp dưới tán thông xanh của Tùng Thiện Vương Miên Thẩm (1819 – 1870)...

Thăm mộ nhà thơ Hoàng Việt Hùng


Trên đường qua nghĩa trang Nhân dân, văn nghệ sĩ đã thăm mộ nhà thơ Phương Xích Lô - một thi sĩ kỳ dị của Huế, thăm mộ nhà thơ Thái Ngọc San, nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng yên nghỉ dưới bóng thông xanh...

 Viếng mộ Thi Nhân là hoạt động thường niên được duy trì từ năm 2009 đến nay vào mỗi dịp Nguyên tiêu của văn nghệ sĩ Cố đô Huế, tri ân các thế hệ đã đóng góp cho thi ca tỉnh nhà và đất nước. 

 

 

Phương Anh

 

 

 

 

Các bài mới
Các bài đã đăng