Từ Ô Lâu đến Hải Vân
Trại sáng tác “Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”
11:31 | 15/04/2023

Sáng ngày 15/4/2023, tại Làng cổ Phước Tích, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học, nghệ thuật tỉnh, Huyện ủy Phong Điền tổ chức khai mạc Trại sáng tác văn học, nghệ thuật với chủ đề “Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”. Tham dự có Đồng chí Hoàng Khánh Hùng, UVTV, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

Trại sáng tác “Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”
Đồng chí Hoàng Khánh Hùng - UVTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phát biểu khai mạc trại sáng tác

Tham gia trại sáng tác lần này có 15 văn nghệ sĩ thuộc 4 Hội chuyên ngành, gồm: Hội Nhà văn, Hội Âm nhạc, Hội Văn nghệ dân gian và Hội Nhiếp ảnh.

Trong thời gian từ ngày 15/4/2023 đến ngày 20/5/2023, các văn nghệ sĩ sẽ có những chuyến thâm nhập thực tế trên địa bàn huyện Phong Điền, Phú Vang và các địa phương khác trong tỉnh để thu thập tư liệu, lấy cảm hứng sáng tác. Các tác phẩm trong Trại sáng tác sẽ được in thành ấn phẩm, phục vụ công tác tuyên truyền, góp phần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền các nội dung của Nghị quyết 54, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 24/5/2021 của Tỉnh ủy "về xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước, khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch giai đoạn 2021 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030" và các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

 


Phát biểu khai mạc, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hoàng Khánh Hùng nhấn mạnh: Thừa Thiên Huế là vùng đất lịch sử, tích hợp những giá trị vật chất và tinh thần để tạo nên truyền thống văn hóa Huế đặc sắc. Văn hoá Huế hình thành và phát triển qua hơn 710 năm của Thuận Hóa - Phú Xuân - Thừa Thiên Huế được gìn giữ và phát triển bao đời nay, chứa đựng nhiều giá trị biểu trưng cho trí tuệ và tâm hồn của dân tộc Việt Nam. Trong dòng chảy đó, văn học, nghệ thuật Thừa Thiên Huế có vai trò, vị trí và những đóng góp quan trọng vào công cuộc đổi mới quê hương, đất nước, góp phần đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần trong các tầng lớp nhân dân, làm nên diện mạo mới trong đời sống văn học, nghệ thuật tỉnh nhà, để Thừa Thiên Huế xứng đáng là trung tâm văn hóa, du lịch đặc sắc của cả nước, khu vực Đông Nam Á.

Những năm qua, Thừa Thiên Huế luôn ý thức sâu sắc trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa - văn học, nghệ thuật, khơi dậy ý chí, sức mạnh của con người. Các nghị quyết của Tỉnh ủy, các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án của tỉnh được xây dựng trên cơ sở xác định văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực, là sức mạnh nội sinh quan trọng để Thừa Thiên Huế phát triển nhanh và bền vững. Tăng trưởng kinh tế phải gắn với với tiến bộ, công bằng xã hội; tăng trưởng kinh tế phải gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa. Ngày 10/12/2019 Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 54-NQ/TW, về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030 tầm nhìn đến 2045 đã xác định đến năm 2025 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hoá Huế, với đặc trưng văn hoá, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.

 

 

 

Phương Anh

 

 

Các bài mới
Các bài đã đăng