Từ Ô Lâu đến Hải Vân
"Văn hóa dân gian Thừa Thiên Huế - Giá trị, thách thức và định hướng bảo tồn, phát huy"
09:51 | 27/12/2023

Sáng 26/12, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế và Hội Văn nghệ dân gian Thừa Thiên Huế đã phối hợp tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề "Văn hóa dân gian Thừa Thiên Huế - Giá trị, thách thức và định hướng bảo tồn, phát huy".

 "Văn hóa dân gian Thừa Thiên Huế - Giá trị, thách thức và định hướng bảo tồn, phát huy"
Tại buổi tọa đàm

Tọa đàm khoa học "Văn hóa dân gian Thừa Thiên Huế - Giá trị, thách thức và định hướng bảo tồn, phát huy" được tổ chức nhằm giúp công chúng có nhận thức sâu sắc hơn những giá trị văn hóa dân gian từ vùng núi, đồng bằng, đầm phá và ven biển Thừa Thiên Huế.

Tại tọa đàm, 16 tham luận đã được trình bày, trong đó có những vấn đề trọng tâm được đặt ra, đó là bảo tồn, phát huy các làng nghề như nghề đóng thuyền đua truyền thống Huế, nghề tranh gương Huế...; phát triển văn nghệ dân gian, đưa ca Huế, tuồng Huế vào đời sống; bảo tồn các lễ hội đặc sắc ở Thừa Thiên Huế như lễ A Riêu Ping của người Pa Cô ở A Lưới, lễ hội cư dân vùng đầm phá ven biển Thừa Thiên Huế...

Văn hóa dân gian Việt Nam hình thành từ lâu đời, là một bộ phận của văn hóa dân tộc. Hoạt động văn hóa dân gian hiện diện từ khắp các địa phương cư trú của người dân, bất kể quy mô: thôn, xóm, buôn, sóc, bản làng cho đến xã, huyện, tỉnh... Vì vậy, nội dung hoạt động văn hóa dân gian trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế cũng mang màu sắc phong phú và đa dạng. Từ phong tục tập quán, tín ngưỡng, lễ hội đến các loại hình nghệ thuật về điêu khắc, kiến trúc, âm nhạc, múa, ẩm thực, trang phục, trò chơi, trò diễn dân gian và các nghề thủ công truyền thống... Văn hóa dân gian tuy có phần mai một nhưng trầm tích văn hóa, văn nghệ dân gian trên địa bàn Thừa Thiên Huế vẫn còn khá phong phú, đa dạng. Vì vậy, cần chú trọng vào phục hồi, bảo tồn và quảng bá những nét văn hóa ấy để duy trì những giá trị tinh thần, giá trị văn hóa mà người xưa để lại.

 

 

Phương Anh

Các bài mới
Các bài đã đăng