Từ Ô Lâu đến Hải Vân
Hội thảo “Văn học nghệ thuật Hà Nội - Huế - TP. Hồ Chí Minh sau ngày đất nước thống nhất: Những vấn đề đặt ra và định hướng phát triển”.
20:14 | 21/03/2024

Sáng ngày 21/3, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo khoa học với chủ đề “Văn học nghệ thuật Hà Nội - Huế - TP. Hồ Chí Minh sau ngày đất nước thống nhất: Những vấn đề đặt ra và định hướng phát triển”. Hoạt động diễn ra trong khuôn khổ Chương trình giao lưu văn hóa nghệ thuật của 3 hội VHNT Hà Nội - Huế và TP. Hồ Chí Minh.

Hội thảo  “Văn học nghệ thuật Hà Nội - Huế - TP. Hồ Chí Minh sau ngày đất nước thống nhất: Những vấn đề đặt ra và định hướng phát triển”.
Tại Hội thảo

Hội thảo “Văn học nghệ thuật Hà Nội - Huế - TP. Hồ Chí Minh sau ngày đất nước thống nhất: Những vấn đề đặt ra và định hướng phát triển” được tổ chức vào thời điểm vừa tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) “Về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”; chuẩn bị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.

Phát biểu đề dẫn hội thảo, NSND Trần Quốc Chiêm - Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội khẳng định: Giá trị VHNT Hà Nội – Huế - Thành phố Hồ Chí Minh là một bộ phận quan trọng, là những giá trị tiêu biểu, nền tảng của văn hóa Việt Nam. Mỗi thành phố đều xây dựng và tạo nên gương mặt VHNT riêng, bản sắc riêng, đa dạng, muôn vẻ trên nền tảng văn hóa dân tộc, văn hóa Việt Nam. Chính từ những bản sắc riêng, đặc điểm riêng đã tạo nên bức tranh tổng thể của văn học nghệ thuật Việt Nam.

Trao cờ lưu niệm cho các đơn vị tổ chức hội thảo.


“Có thể nói trong dòng chảy của VHNT Việt Nam nói chung thì VHNT 3 thành phố luôn giữ và phát huy vai trò của mình là dòng chủ lưu trong tồn tại và phát triển. Điều này được minh chứng bằng những đóng góp qua các sản phẩm sáng tạo VHNT từng giai đoạn lịch sử, mang ý nghĩa văn hóa cũng như ý nghĩa xã hội trong tiến trình phát triển của đất nước”, NSND Trần Quốc Chiêm nhấn mạnh.

Đời sống văn học, nghệ thuật 3 thành phố ngày càng sôi động, có nhiều chuyển biến tích cực, đa dạng về đề tài, phong phú về thể loại và sâu sắc hơn về phương thức thể hiện. Đề tài lịch sử, chiến tranh cách mạng, đề tài về công cuộc đổi mới đất nước, nhất là các vấn đề lớn, phức tạp, nóng bỏng của đời sống xã hội được phản ánh chân thực, sinh động hơn trong các loại hình văn học, nghệ thuật. Nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị cao, có sức lan tỏa sâu rộng trong nước và trên thế giới đã ra đời, đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân, góp phần hình thành nên nguồn lực và động lực nội sinh để phát triển đất nước.

Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc, Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế phát biểu tại hội thảo.


Hội thảo đã đánh giá các ưu điểm, thành tựu, các ý kiến, tham luận cũng thẳng thắn chỉ rõ những hạn chế, bất cập của VHNT 3 thành phố 50 năm sau ngày đất nước thống nhất, từ việc sưu tầm nghiên cứu, phát triển văn nghệ dân gian, định hướng phát triển âm nhạc, nâng cao chất lượng văn chương, đặc biệt là văn học trẻ, rồi hoạt động mỹ thuật, sáng tạo nghệ thuật trong cơ chế thị trường...Đồng thời đề xuất định hướng, giải pháp xây dựng, phát triển VHNT trong giai đoạn mới.

Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc - Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế cho Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội.


Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc, Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế nhấn mạnh: “Nền văn học chúng ta hướng đến là góp phần cùng Đảng, Nhà nước xây dựng đất nước Việt Nam phát triển. Theo đó, chúng ta cần xây dựng một nền VHNT vì nhân dân, vì dân tộc, vì nhân bản. Chúng ta đã đạt được một số thành tựu quan trọng, song chưa mấy ai trong chúng ta bằng lòng với những gì đã làm được bởi yêu cầu của cuộc sống, của khát vọng vươn tới cái đẹp, cái tốt lành của VHNT còn ở phía trước đòi hỏi văn nghệ sĩ chúng ta không ngừng nỗ lực mới đạt được.”

Trong khuôn khổ chương trình, sáng 21/3 tại Nhà khách Quốc hội, số 27 phố Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Hà Nội – Huế - TP Hồ Chí Minh cũng đã tổ chức triển lãm ảnh nghệ thuật với chủ đề “Chung một cơ đồ Việt Nam”. Triển lãm trưng bày 90 tác phẩm của các nghệ sĩ nhiếp ảnh ba tỉnh – thành phố. Các tác phẩm phản ánh những thành tựu phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của 3 trung tâm văn hóa chính trị lớn của đất nước.

Cắt băng khai mạc triển lãm


Mỗi tác phẩm là một khoảnh khắc mà ở đó tác giả đã đưa người xem đến với những cảnh sắc thiên nhiên, di sản, cuộc sống, con người ở mỗi vùng đất. Đó là vẻ đẹp của mái đình cổ, điệu múa dân gian xưa, hội vật đầu xuân, hội đua ghe, hội đu nhún, đu tiên, những nghệ nhân nghề làm miến, làm tò he, làm hoa giấy…; Đó là những nét đẹp của đô thị hiện đại hiện hữu trong hình ảnh của những tòa nhà, ga tàu điện ngầm, du thuyền, múa đương đại…; Đó là vẻ đẹp những di sản như cầu Thê Húc, Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội); bến Nhà Rồng, chùa Pháp Hoa (TP. Hồ Chí Minh), cầu Trường Tiền, điện Kiến Trung trong Hoàng thành Huế…

Các đại biểu, văn nghệ sĩ chụp hình lưu niệm tại nhà tù Hỏa Lò


Tối 20/3, đoàn đại biểu đã tham gia Chương trình “Đêm linh thiêng” tại Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò.

 

 

 

 

Phương Anh 

(Tổng hợp)

 

 

 

 

 

 

Các bài mới
Các bài đã đăng