Công chúng vỗ tay vì nhiều lẽ: Bộ phim đem lại cho công chúng một hình ảnh mới hết sức gần gũi của Johann Wolfgang von Goethe - Đại thi hào người Đức. Một hình ảnh đầy chất thơ và bồng bột của thời tuổi trẻ của một vĩ nhân của nền văn chương thế giới. Phim cũng đem lại một không gian văn hóa đặc trưng của nước Đức thế kỷ XVIII mà đã quá lâu, công chúng Huế mới được cảm nhận qua phim. Phim cũng đem lại sự phóng khoáng nhẹ nhàng nhưng sâu lắng chất triết lý cuộc đời, và đó là thành công của phim. Bà Thái Mai Lan - Đại diện Viện Goethe (thứ hai từ phải sang) và một số khách đến xem Việc hơn 1000 khán giả Huế vỗ tay thành từng tràng dài sau khi xem phim không phải là chuyện chưa xảy ra ở Huế. Nhưng quả thật đã quá lâu mới lại có việc tương tự như vậy diễn ra. Cách đây nhiều năm, khi đạo diễn gốc Huế - Đặng Nhật Minh đưa đoàn làm phim “Cô gái trên sông” về ra mắt, giao lưu ở Huế, cũng đã được công chúng vỗ tay dài như thế. Nhà văn - Dịch giả Bửu Ý (thứ hai từ trái sang), nhà văn Thái Kim Lan (thứ nhất từ phải sang) và đông đảo công chúng yêu điện ảnh Cố đô Huế đến xem phim Đã từng có liên hoan phim của Việt Nam tổ chức tại Huế không được công chúng Huế đón nhận nồng nhiệt, bởi một phần vì các diễn viên đến với công chúng tỏ ra quá “sao”, nên xa lạ, trong lúc công chúng cần một sự gần gũi hơn. Khoảng 1000 khán giả đã đến xem buổi chiếu phim Đức đầu tiên Công chúng đi xem phim đêm qua phần lớn là trí thức, công chức, sinh viên, học sinh trung học, hưu trí. Người ta thấy một Thái Mai Lan gần gũi từ cuộc Họp báo Liên hoan phim Đức tại Huế trước đó diễn ra ở Tạp chí Sông Hương, cho đến việc Thái Mai Lan ân cần hỏi han, cám ơn công chúng đến dự khai mạc Liên hoan tại tiền sảnh Trung tâm Văn hóa - Thông tin Thừa Thiên Huế. Người tổ chức gần gũi với công chúng đã thật sự làm những người dự khán vui vẻ hơn trong việc cùng hướng về cái hay, cái đẹp sắp sửa được đem đến qua những bộ phim.
|