Trong những năm qua, công tác dạy nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ ở Thừa Thiên Huế đã đạt được những kết quả khả quan.
Hầu hết các cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn đã tuyên truyền, vận động, tư vấn tuyển sinh và hướng nghiệp thông qua nhiều hình thức khác nhau. Chương trình giảng dạy kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, giáo trình, tài liệu được biên soạn đúng nội dung; trang thiết bị đầu tư cho dạy nghề được nâng cấp. Kết quả công tác dạy nghề góp phần giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo thu nhập cho người dân ổn định cuộc sống, góp phần giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội.
Theo kết quả từ hoạt động thanh tra dạy nghề tại tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy, ngoài tổ chức các lớp dạy nghề lao động nông thôn, các cơ sở còn dạy lưu động tại các địa phương có nhiều học viên ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa như huyện Nam Đông, A Lưới ... Bên cạnh các kết quả đạt được, việc tổ chức và quản lý lớp học của các cơ sở dạy nghề ở các địa bàn xa chưa sâu sát, thời gian quản lý lớp ít, giáo viên lên lớp và học viên chưa thực hiện đầy đủ thời gian giảng dạy và học tập; đào tạo một số nghề ở các địa phương chưa đáp ứng nhu cầu của người sử dụng lao động ở các sở sở sản xuất kinh doanh; sau học nghề của một số đối tượng không có việc làm... thiết bị dạy nghề, phòng học có nơi chưa sử dụng hết. Công tác kiểm tra, giám sát của một số đơn vị dạy nghề lao động nông thôn về quản lý sử dụng kinh phí hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất thiết bị dạy nghề và tổ chức các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn còn một số tồn tại.
Để thực hiện thành công mục tiêu nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề từ 54% năm 2014 lên 56% năm 2015, trong đó giải quyết việc làm 16.000 lao động với 2.100 lao động được giải quyết việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 2,1%; đào tạo nghề cho 3.500 lao động nông thôn; đào tạo bồi dưỡng 322 lượt cán bộ cấp xã; tổ chức 34 phiên giao dịch việc làm; hỗ trợ người lao động đi làm việc với nước ngoài theo hợp đồng 10 người; tiếp tục đầu tư thiết bị cho các trường nghề trọng điểm và các trung tâm dạy nghề cấp huyện tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
PV